Chữa bệnh chàm eczema tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Áp dụng các cách chữa bệnh chàm eczema tại nhà để cải thiện triệu chứng của bệnh là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tích cực. Từ những mẹo chăm sóc tại nhà cho đến những phương pháp điều trị bằng thiên nhiên đều an toàn đối với sức khỏe đồng thời tiết kiệm chi phí. Những phương pháp này đều được liệt kê qua bào viết dưới đây. Hãy cùng chúng tối tìm hiểu nhé!
Mục lục
1. Thông tin nhanh về bệnh chàm
Chàm là một dạng viêm da thường gặp, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào kể cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng và không có tính truyền nhiễm xong lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây khó khăn trong cuộc sống sinh họat của bệnh nhân.
Chàm (Eczema) có biểu hiện chung là ngứa, có mụn nước sắp xếp thành từng mảng giới hạn không rõ, sau đó mụn nước có thể vỡ ra gây loét, khô ráp và dày sừng. Bệnh tiến triển thành từng đợt, hay tái phát, có khi gây khô căng da, khó chịu
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm rất phức tạp và vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, bác sĩ da liễu thấy rằng eczema khởi phát là do sự kết hợp giữa yếu tố nội sinh bên trong cơ thể và các yêu tố ngoại sinh bên ngoài môi trường.
Nguyên nhân nội sinh của bệnh chàm thường là do rối loạn thần kinh giao cảm, tuyến mồ hôi gặp trục trặc, di truyền,…
Nguyên nhân ngoại sinh của bệnh chàm là do dị ứng với môi trường (khói, bụi, đất bẩn, nước không sạch,…), thời tiết (mùa khô, nóng), các loại hóa chất (hóa chất trong lao động, xăng, nước hoa, dầu gội, xà phòng),…
Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra cách điều trị tận gốc căn bệnh này, các phương pháp chữa trị hiện nay đều có mục đích chính là sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh trong thời gian dài. Tuy nhiên phương pháp này có thể tích tụ độc tố bên trong cơ thể và gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Vì vậy, việc lựa chọn cách điều trị tại nhà để cải thiện các triệu chứng luôn được nhiều người tìm kiếm và áp dụng.
2. Cách chữa chàm eczema đơn giản tại nhà
Khi bị chàm da ở mức độ nhẹ và diện tích vùng da tổn thương chưa lan rộng, ngoài cách điều trị bằng thuốc Tây thì bệnh nhân có thể áp dụng các mẹo điều trị bằng các loại dược liệu có sẵn trong thiên nhiên – đấy là phương pháp an toàn, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà lại tiết kiệm chi phí điều trị.
Dưới đây là 7 cách chữa bệnh chàm da tại nhà giúp mang lại hiệu quả tốt, được rất nhiều người áp dụng và phản hồi tích cực bạn có thể tham khảo:
Giảm viêm bằng lá trầu không
Theo đông y, lá trầu có vị cay cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc có công dụng sát trùng, diệt khuẩn giúp điều trị tốt các bệnh ngoài da như vảy nến, chàm, mề đay, mẩn ngứa, viêm da cơ địa,… Người lớn và trẻ em đều có thể sử dụng vì độ an toàn của nó.
Ngoài ra theo nghiên cứu, trong 100g lá trầu không có tới 2.5% tinh dầu. Lượng tinh dầu này có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, ức chế hoạt động của các vi khuẩn. Chính vì vậy mà lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm như: mẩn ngứa, tấy đỏ, mụn nước.
Không chỉ vậy, các hợp chất phenol, tanin và vitamin được tìm thấy nhiều trong lá có công dụng tốt trong việc cải tạo và phục hồi tổn thương da do chàm gây ra, kích thích tế bào da mới phát triển. Chính vì những lí do trên đã khiến việc sử dụng lá trầu không trong điều trị chàm sữa trở nên phổ biến và được nhiều phụ huynh lựa chọn.
Cách thực hiện:
Cách 1: Chữa chàm bằng tinh dầu lá trầu không
- Lấy 1 nắm lá trầu không, rửa sạch và ngâm với nước muối để diệt khuẩn.
- Vò hoặc giã nát lá trầu để tiết ra tinh dầu.
- Vệ sinh da trẻ sạch sẽ với nước, sau đó dùng bông thấm tinh dầu thu được thoa đều lên vùng da bị chàm.
- Để yên như vậy qua đêm rồi vệ sinh lại cho bé vào sáng hôm sau.
- Nên thực hiện cách này từ 3-4 lần/tuần để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Cách 2: Dùng bã lá trầu không để chữa chàm
- Lấy một nắm lá trầu không, rửa thật sạch rồi đem giã nhuyễn cùng một chút muối để tăng công dụng diệt khuẩn.
- Vò nát lá trầu vừa phải sao cho tinh dầu không bị tiết hết ra ngoài.
- Sau đó, dắp bã trầu lên vùng da bị chàm hoặc mẹ có thể nhẹ nhàng xoa bã trầu lên vùng da bị tổn thương của bé từ 15-20 phút.
- Để thêm 10 phút để tinh dầu ngấm sâu vào da rồi nhẹ nhàng lau bằng khăn mềm ẩm.
- Để đạt kết quả tốt, mẹ nên thực hiện phương pháp này mỗi ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ
Cách 3: Chữa chàm bằng cách tắm lá trầu không
- Lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch và vó xát nhẹ.
- Đun sôi 2 lít nước, sau đó cho lá trầu không vào.
- Đun thêm khoảng 15 phút để tinh chất của lá trầu tan ra hết trong nước.
- Có thể thêm một chút muối để tăng công dụng kháng khuẩn.
- Chờ nước nguội bớt rồi dùng để tắm cho trẻ.
- Nên áp dụng đều đặn 1 lần/ngày trong thời gian dài để thấy hiệu quả.
Chữa bệnh chàm da tại nhà bằng nghệ vàng
Trong nghệ vàng có chứa hàm lượng curcumin rất dồi dào, đây là thành phần chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ nên rất phù hợp sử dụng để cải thiện các bệnh lý ngoài da. Nghệ có tác dụng làm giảm các mẩn đỏ và ngứa ngáy trên da, từ đó kiểm soát các triệu chứng của bệnh chàm giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách sử dụng nghệ vàng để chữa bệnh chàm rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Vệ sinh vùng da bị chàm sạch sẽ bằng nước ấm, sau đó thấm khô bằng khăn bông sạch.
- Chuẩn bị củ nghệ tươi, rửa sạch, gọt vỏ rồi thu giã nát bằng cối.
- Thoa đều phần nước cốt nghệ thu được lên vùng da bị chàm
- Áp dụng cách này từ 2-3 lần/ngày đề thấy được hiệu quả nhất định.
Đắp gel nha đam giúp đẩy lùi ngứa ngáy, bong tróc
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong gel nha đam chứa rất nhiều nước, vitamin cùng nhiều khoáng chất khác có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho da. Bên cạnh đó, hợp chất acid salicylic trong dược liệu này còn có khả năng làm giảm phản ứng viêm trên da, từ đó các triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy do bệnh gây ra sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, nha đam còn cấp ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng lão hóa xảy ra. Đồng thời kích thích tái tạo collagen mới thúc đẩy lên da non và hỗ trợ làm lành vết thương một cách nhanh chóng. Do đó dân gian thường sử dụng thảo dược này trong điều trị viêm da cơ địa ở giai đoạn mãn tính.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 – 2 lá nha đam tươi gọt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài và rửa sạch phần mủ để tránh tình trạng da bị kích ứng.
- Dùng thìa cạo lấy phần gel nha đam trong suốt bên trong rồi cho vào máy xay nhuyễn
- Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ, thấm khô rồi bôi gel nha đam trực tiếp lên bề mặt da.
- Nằm nghỉ ngơi trong khoảng 20 phút để da có thời gian hấp thu dưỡng chất, đợi đến khi gel khô thì vệ sinh sạch bằng nước ấm.
- Kiên trì áp dụng cách này từ 2 – 3 lần/tuần để có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Khoai tây có tác dụng cấp ẩm và làm sạch da
Tương tự như nha đam, khoai tây ngoài có tác dụng là đẹp cũng là một bài thuốc chữa chàm hiệu quả. Các thành phần dưỡng chất bên trong khoai tây có khả năng kháng khuẩn mạnh, khi đắp lên vùng da bị chàm sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn giữ cho da được sạch sẽ.
Ngoài ra, dưỡng chất trong khoai tây khiến chúng giữ ẩm da rối, dưỡng da, tẩy tế bào chết và thúc đẩy sự phục hồi của vùng da bị chàm. Có thể dụng khoai tây để chữa các bệnh lí về da ở cả người lớn và trẻ em như chàm, chàm khô, viêm da cơ địa,…
Cách thực hiện:
- Lấy 1 củ khoai tây đem đi rửa sạch rồi gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, nên chú ý lựa chọn những củ còn tươi và không bị mọc mầm hay sâu bệnh
- Luộc chín khoai, sau đó dùng thìa để nghiền nhuyễn
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, sau đó đắp phần khoai đã nghiền nhuyễn lên
- Dùng băng gạc y tế băng cố định lại để tránh làm rơi vãi khoai tây, để yên như vậy trong khoảng 30 phút thì tháo ra rửa sạch lại với nước ấm.
- Áp dụng phương pháp điều trị bệnh chàm này khoảng 2 lần/ngày, thực hiện đều đặn thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
Đắp dưa leo để làm dịu cơn ngứa
Dưa leo là dược liệu tính mát, chứa hàm lượng nước cao, giàu vitamin và các khoáng chất cần thiết giúp dưỡng ẩm, làm đẹp da, thúc đẩy quá trình hồi phục các tổn thương trên da.
Không chỉ vậy, trong dưa leo còn chứa các hoạt chất chống viêm, giúp làm dịu các triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy, khô, bong tróc da do bệnh chàm gây ra. Vì vậy, dưa leo được sử dụng phổ biến để chữa bệnh chàm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 2 quả dưa leo đã được rửa sạch với nước muối để sát khuẩn.
- Dùng dao thái dưa leo thành mát mỏng tồi để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, dùng khăn sạch lau khô, lấy dưa leo ra và đắp lên vùng da.
- Để yên như vậy trong khoảng 15 phút thì lấy ra, rửa sạch lại với nước.
- Kiên trì áp dụng 3 – 4 lần/ngày và thực hiện đều đặn trong khoảng 1 tháng thì các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần.
Một số cách trị bệnh chàm bằng mẹo dân gian khác
Ngoài những phương pháp đã kể trên, còn rất nhiều cách chữa bệnh chàm tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên dễ tìm, dễ thực hiện mà người bệnh có thể áp dụng như:
- Thoa dầu dừa lên vùng da bị chàm kết hợp với bổ sung dầu dừa trong chế biến món ăn hằng ngày giúp hỗ trờ điều trị từ bên trong.
- Dùng lá trà xanh, lá ổi, lá khế đun với nước sôi để lấu nước ngâm rửa những vùng da bị chàm.
- Dùng ích mẫu, cành dâu tằm sắc lấy nước để uống, phù hợp với người bị chàm ở vùng da quanh mắt cá tay, chân.
3. Mẹo chăm sóc vùng da bị chàm hiệu quả
Có thể thấy, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên được rất nhiều người lựa chọn vì đơn giản và dễ thục hiện. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp thêm một số mẹo chăm sóc tại nhà để có thể rút ngắn thời gian điều trị và mang lại lết quả tốt hơn.
Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc tại nhà:
- Tránh tiếp xúc với các dị ứng gây bệnh như lông vật nuôi, phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất độc hại.
- Vệ sinh da sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên. Người bị chàm nên tắm bằng mát hoặc tắm bằng nước lá trà tươi để diệt trừ vi khuẩn gây hại.
- Không nên tắm bằng nước nóng vì chúng có thể làm khô da, các triệu chúng ngứa ngáy trở nên dữ đội hơn.
- Dưỡng ẩm da thường xuyên, đều đặn từ 2-4 lần/ngày. Thói quen này giúp giảm tình trạng khô da. Nên chọn những loại kem dưỡng dưỡng ẩm có kết cấu kem đặc hoặc dạng mỡ nhằm ngăn ngừa tình trạng thoát hơi nước, giữ ẩm cho da.
- Tuyệt đối không cào gãi lên vùng da bị tổn thương,vì điêu này khiến da trầy xước, chảy máy, làm tăng nguy cơ bội nhiễm
- Cắt ngắn móng tay và giữ cho chúng sạch sẽ. Tuyệt đối không cào gãi lên vùng da bị tổn thương, vì điều này sẽ khiến da trầy xước, chảy máu, làm tăng nguy cơ bội nhiễm, khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ăn uống khoa học: Loại bỏ những thực phẩm dễ gây dị ứng ra ngoài thực đơn bao gồm hải sản, sữa bò và các chế phẩm liên quan, đậu phộng,… Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng từ rau xanh, trái cây, trà thanh nhiệt có thể hỗ trợ bài trừ độc tố, cải thiện các triệu chứng chàm.
- Kiểm soát căng thẳng, lo lắng: Căng thẳng thần kinh có thể khiến triệu chứng của bệnh tiến triển phức tạp và lan tỏa rộng. Vì vậy trong thời gian phát bệnh, nên giữ tâm trạng thoải mái bằng cách tập yoga, đọc sách, dành thời gian nghỉ ngơi, và ngủ đủ giấc để hỗ trợ nguy cơ bùng phát bệnh chàm
- Mặc những quần áo rộng, chất liệu mềm tránh cọ xát lên da. Nên mặc những quần áo mát vào mùa hè để tránh việc tiết nhiều mồ hôi
- Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ thường xuyên để giảm số lượng mạt bụi và các loại nấm mốc có thể gây bệnh chàm.
4. Sodermix Cream – giải pháp chàm hiệu quả
Ngoài các biện pháp điều trị trên, các bác sĩ da liễu khuyên người bị chàm nên kết hợp sử dụng kem bôi thảo dược SODERMIX® CREAM.
SODERMIX® là kem bôi độc đáo không chứa corticoid, đây là liệu pháp điều trị đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay có bổ sung enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một chất chống oxy hóa mạnh được chiết xuất từ cà chua xanh có tác dụng chống viêm, giảm ngứa. Do đó sản phẩm có độ lành tính cao, rất an toàn cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Ngoài ra, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của chàm.
Sodermix cream với chiết xuất 100% từ tự nhiên. Do đó, bạn có thể an tâm khi sử dụng kem bôi này để hỗ trợ điều trị bệnh chàm tại nhà. Tốt nhất để chàm hết nhanh chóng, không để lại tổn thương gây mất thẩm mỹ trên da, người bệnh nên sử dụng Sodermix ngay từ khi các triệu chứng của chàm mới bắt đầu giúp ngăn chặn kịp thời và tránh chàm lan rộng hơn.
Tốt nhất để chàm hết nhanh chóng, không để lại tổn thương gây mất thẩm mỹ trên da, bạn cần sử dụng kem bôi Sodermxi ngay từ khi các triệu chứng của chàm bắt đầy xuất hiện giúp ngăn chặn kịp thời sự tiến triển và lan rộng của vùng da bị chàm.
Sodermix là kem bôi trị viêm chàm có độ uy tín cao. Hiện nay, sản phẩm hiện đã có mặt và được sử dụng rộng rãi trên 104 quốc gia chỉ sau 8 năm ra đời.
Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”
Nguồn: Sodermix.vn
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.