Những lưu ý giúp ngăn ngừa hình thành sẹo

Sẹo là dấu vết của quá trình lành thương. Sự hình thành và hình thái của vết sẹo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại chấn thương, khu vực, bộ phận trên cơ thể bị thương và quá trình tự chữa lành của cơ thể.

Những lưu ý giúp ngăn ngừa hình thành sẹo 1

Nếu không có can thiệp đúng cách, các vết thương sau khi lành rất dễ để lại sẹo xấu, sẹo lồi hay bị co rút

Loại chấn thương là một yếu tố quyết định quan trọng cho sự hình thành và quy định hình thái vết sẹo. Các vết mổ lớn trong phẫu thuật hoặc chấn thương do tai nạn nghiêm trọng thường dễ dàng để lại vết sẹo xấu như sẹo lồi, sẹo co rút hơn những vết cắt nhỏ hoặc vết trầy xước trên da. Điều này là dễ hiểu.

Tuy nhiên về vị trí vết thương thì sao. Theo thống kê, trên cơ thể con người có một số khu vực dễ để lại sẹo hơn những vùng khác, có thể kể đến như bặt, bàn tay, đầu gối, khuỷu tay,

Các giai đoạn chữa lành vết thương

Điều quan trong nhất giúp ngăn ngừa hình thành sẹo chính là hiểu được quá trình lành thương như thế nào? Can thiệp vào giai đoạn nào là hiệu quả nhất giúp không để lại sẹo?

Các giai đoạn chữa lành vết thương 1

Quá trình lành thương

Có 6 giai đoạn của việc chữa lành vết thương như sau:

  • Giai đoạn viêm cầm máu: Giai đoạn này liên quan đến quá trình đông máu, bổ sung và kích hoạt tiểu cầu để ngăn chặn chảy máu.
  • Giai đoạn viêm tế bào: liên quan đến sự gia tăng số lượng bạch cầu trung tính trong khu vực, góp phần vào quá trình thực bào các mảnh vụn và vi khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng. Tiếp theo là sự gia tăng của các đại thực bào, tiết ra các chất trung gian để điều chỉnh quá trình chữa bệnh. Sự gia tăng các nguyên bào sợi xảy ra vài tuần sau chấn thương, dẫn đến sự tiết collagen và đóng vết thương lớn.
  • Giai đoạn tái tạo biểu mô: liên quan đến việc tái tạo vết thương với sự trợ giúp của các enzyme và nguyên bào sợi. Mức độ ẩm trong khu vực vết thương giới hạn tốc độ của giai đoạn này.
  • Giai đoạn tăng sinh Neovein hóa liên quan đến sự hình thành mạch và sự hình thành mô hạt.
  • Giai đoạn tăng sinh lắng đọng collagen liên quan đến sự lắng đọng của collagen loại III.
  • Giai đoạn trưởng thành hoặc tu sửa liên quan đến sự lắng đọng collagen loại I, dẫn đến giảm kích thước của vết sẹo và tăng sức mạnh của da.

Biến đổi yếu tố tăng trưởng beta (TGF) – Yếu tố trung gian trong quá trình viêm có vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương và sự phát triển của sẹo.

Quá trình chuyển từ một vết thương thành 1 vết sẹo hoàn thành trong khoảng 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên sau thời gian này vẫn có những thay đổi ngầm dưới da và làm tích tụ collagen, tiền đề cho việc hình thành sẹo lồi và sẹo phì đại.

Cách phòng ngừa sẹo

Có thể nói ra sẽ hơi thừa và bạn có thể bật cười với phương pháp phòng ngừa sẹo ban đầu này. Cách làm đơn gian đó là hạn chế chế tổn thương cho da. Hành động thiết thực nhất chính là mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay khi làm việc dễ gặp tai nạn lao động hoặc hạn chế tham gia các hoạt động có nguy cơ tiếp xúc với hoá chất, vật liệu gây bỏng.

Cách phòng ngừa sẹo 1

Đeo găng tay bảo hộ khi làm việc

Đối với các trường hợp bất khả kháng như phẫu thuật thì cần có biện pháp can thiệp hậu phẫu. Nội dung này sẽ có trong mục “Thúc đẩy quá trình lành thương”. Hoặc khi đã có sẹo lâu năm, cách làm mờ sẹo, xoá sẹo sẽ đề cập trong phần “Cách mờ sẹo sau khi đã hình thành”.

Cùng tiếp tục nhé!

Thúc đẩy quá trình lành thương

Có 4 lời khuyên cho bạn để giúp thúc đẩy quá trình lành thương và giảm hình thành sẹo, bao gồm:

1. Giảm thiểu băng ép quá chặt:

Đối với vết thương hở, việc băng lại là cần thiết để thúc đẩy quá trình lành vết thương ở khu vực này và tránh tổn thương thêm hoặc sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ băng nên được thay đổi hàng ngày.

Thúc đẩy quá trình lành thương 1

Tránh ép quá chặt vết thương, nếu không dễ để lại sẹo xấu

Xoa bóp khu vực bị tổn thương sẽ giúp giảm thiểu sự hình thành sẹo thông qua việc tối ưu hóa môi trường phân tử. Điều này thường được đề nghị 10-14 ngày sau chấn thương da.

2. Duy trì độ ẩm tại vết thương:

Giữ cho vết thương ẩm bằng gel bôi hoặc thuốc mỡ có thể giúp ngăn ngừa khu vực khô vết thương quá nhanh. Điều này rất quan trọng vì nó giúp giảm độ sâu và kích thước của bất kỳ vết sẹo nào, cũng như giảm khả năng hình thành vảy, có thể kéo dài quá trình chữa lành.

3. Tránh viêm, bội nhiễm:

Khi bề mặt da bị tổn thương, quá trình viêm diễn ra là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên có rất nhiều tác nhân bên ngoài làm tăng cường quá trình viêm đó như bông, băng, gạc không vệ sinh, nước tắm rửa không đảm bảo, những dị vật rơi vào miệng vết thương.

Các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên rửa vùng thương nhẹ nhàng bằng xà phòng nhẹ và nước thường xuyên. Nếu khu vực này được làm sạch hàng ngày, thuốc mỡ chống vi khuẩn sẽ không cần thiết.

Thúc đẩy quá trình lành thương 2

Vệ sinh thay băng thường xuyên tránh bội nhiễm

4. Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh:

Dường như đây là yêu cầu quan trọng nhất. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và loại bỏ bất kỳ mảnh vụn nào trong vết thương, có thể làm gián đoạn quá trình chữa lành.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chống sẹo ngừa sẹo khi bị thương bằng cách nào?

Cách mờ sẹo sau khi đã hình thành

Sau khi quá trình chữa lành hoàn tất, chắc chắn một vết sẹo sẽ xuất hiện. Nếu bạn chưa thể can thiệp được trong quá trình lành thương phía trên, cứ yên tâm, vẫn có những cách giúp bạn “chia tay với những vết sẹo xấu, sẹo lồi đó.

Những chứng minh lâm sàng tại Argentina cho thấy ennzym Superoxide Dismutase (SOD) – 1 enzym phổ biến trong tất cả các bộ phận của cơ thể con người, động vật và thực vật có hiệu quả trong việc cải thiện hình thái, làm mờ, làm phẳng và sáng da đối với sẹo lồi và sẹo phì đại. Bạn có thể tham khảo nghiên cứu đó tại đây.

Cách mờ sẹo sau khi đã hình thành 1

Enzym SOD này được đánh giá là có hoạt tính chống oxy hoá mạnh nhất trong cơ thể. Trong quá trình lành thương thì enzym này giúp trung hoà và bắt những gốc oxy hoá gây viêm, giảm quá trình tích tụ collagen quá mức gây sẹo. Còn đối với các vết sẹo lâu năm, những diễn biến ngầm dưới da vẫn đang tiếp tục phát triển dưới tác động của các gốc oxy hoá nội sinh. Và đó cũng chính là cách SOD quét sạch các gốc tự do này, làm mềm và phẳng dần vết sẹo phía trên bề mặt.

Nếu có câu hỏi thêm về lành thương và sẹo lồi, sẹo phì đại, bạn có thể gọi đến tổng đài 1800.6225 (miễn cước) hoặc kết nối qua Zalo 0862.241.650 để được các chuyên gia tư vấn!

 
Cập nhật lúc: 08/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...