Ngứa gan bàn chân tay do đâu chữa thế nào?

Ngứa gan bàn chân là triệu chứng ai cũng từng mắc phải. Hầu hết tình trạng này không gây nguy hiểm, tuy nhiên nếu ngứa có kèm theo mẩn đỏ, ngứa kéo dài,…thì đây có thể báo hiệu cho một bệnh lý nguy hiểm đang xảy ra với cơ thể bạn. Dưới đây là một số thông tin về ngứa gan bàn chân tay có thể khiến bạn quan tâm.

Ngứa gan bàn chân tay là bệnh gì?

Ngứa gan bàn chân tay là hiện tượng phổ biến với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Để giảm tình trạng khó chịu này, gãi là phản xạ hầu như ai cũng làm. Tuy nhiên, sau khi gãi xong thì ngứa không thuyên giảm mà lại càng nặng hơn.

Ngứa gan bàn chân tay là bệnh gì? 1
Ngứa kèm mẩn đỏ tại gan bàn chân và bàn tay.

Đây thường là triệu chứng bệnh da liễu thường gặp nhưng cũng có thể báo hiệu cho một bệnh lý nguy hiểm khác trong cơ thể. Để chắc chắn, người bệnh cần thăm khám tại cơ sở y tế để được điều trị đúng cách.

Nguyên nhân ngứa gan bàn chân tay

Tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh đáng lo ngại nếu như ngứa kéo dài và đi kèm với một số triệu chứng khác. có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các bệnh bên trong cơ thể, bệnh da liễu,…Dưới đây là một số nguyên nhân chính thường gặp.

1. Ứ mật

Dịch mật từ gan xuống túi mật, vào đường tiêu hóa. Tắc nghẽn ở bất cứ vị trí nào đều có thể gây ứ mật, quá trình lưu thông mật bị ảnh hưởng nên gây ngứa, điển hình ở gan bàn chân, tay.

Một số triệu chứng khác đi kèm khi ngứa như:

  • Xuất hiện vàng da.
  • Đau ở phần trên bên phải hoặc giữa dạ dày.
  • Buồn nôn.
  • Nước tiểu sẫm màu hơn bình thường.
  • Phân nhạt màu.

2. Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là tình trạng tăng đường huyết mạn tính, nguyên nhân do hoạt động của Insulin kém, bị giảm tiết Insulin hoặc là cả hai tình trạng trên. Gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Một trong số đó là biến chứng thần kinh, dẫn đến các cơn ngứa như kiến bò, có thể kèm đau rát. Đặc biệt điển hình ở gan bàn chân và bàn tay.

Ngoài ra, lưu thông máu kém và nguy cơ nhiễm vi khuẩn và vi nấm ở người bệnh tiểu đường cũng có thể gây ngứa.

3. Chức năng gan thận bị suy giảm

3. Chức năng gan thận bị suy giảm 1
Chức năng gan thận suy giảm là nguyên nhân của ngứa gan bàn chân tay.

Gan và thận là cơ quan thanh lọc của cơ thể, khi hai bộ phận này gặp vấn đề khiến cho các chất độc không thể bị đào thải ra bên ngoài. Ban đầu ngứa chỉ nằm trong một phạm vi nhỏ, có thể có các mẩn đỏ li ti, nhưng sau đó lan dần ra xung quanh.

4. Bệnh thần kinh ngoại biên

Các tổn thương dây thần kinh ngoại biên có thể gây ra cảm giác ngứa, tê và đau, không chỉ ở vị trí gan bàn chân mà còn ở các bộ phận khác trên cơ thể.

5. Nội tiết tố bị rối loạn

Phần lớn xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc thời kỳ tiền mãn kinh. Tuần hoàn kém lưu thông ở mật khi các hormone bị mất cân bằng, dòng chảy của mật bị ảnh hưởng làm cho cơ thể ngứa ngáy, nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Không có các tổn thương đặt biệt khác như phát ban nên khá khó khăn trong chẩn đoán.

6. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da tại một khu vực bị ngứa, ban đỏ, da kết vảy, phồng rộp khi tiếp xúc với các chất dễ kích ứng hoặc dị ứng.

6. Viêm da tiếp xúc 1
Ngứa do viêm da tiếp xúc có kèm theo mẩn đỏ.

Khi da gan bàn chân tay ở những người nhạy cảm tiếp xúc với các chất kích ứng hoặc dị ứng như hóa chất trên giày, keo dán, kem chống nắng hoặc các sản phẩm chăm sóc da, cây thường xuân độc, kiến ba khoang,…làm cho da bị tổn thương.

Khi viêm da tiếp xúc cấp tính, triệu chứng ban đầu của người bệnh thường ngứa, đỏ da, sau đó có các vết ban, da kết vảy, có mụn nước kèm theo đau rát, khi mụn nước bị vỡ mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, tạo sẹo xấu, thâm da.

Cần loại bỏ tác nhân gây viêm da tiếp xúc trước tiên để điều trị bệnh được hiệu quả.

7. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính do cơ thể nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài, dễ bị dị ứng, dễ gặp ở những người có làn da mỏng và trẻ nhỏ. Xu hướng của viêm da cơ địa thường xảy ra trên ngón tay hoặc ngón chân, ngứa dữ dội, các vết nứt nẻ do da khô, đỏ, có vảy và mụn nước nhỏ.

Nguyên nhân hiện nay vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho rằng có sự liên hệ giữa các yếu tố môi trường và di truyền. Thường gặp khi thời tiết hanh khô, tiếp xúc với hóa chất hoặc thực phẩm dễ gây bị ứng,..

Tình trạng này không hết hoàn toàn, có thể lặp lại nhiều lần theo chu kỳ, quá trình điều trị ngoài sử dụng thuốc còn phải kiêng khem ăn uống, tiếp xúc một số chất như: Hải sản, thịt đỏ, sữa và chế phẩm từ sữa, xà phòng,…

8. Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là tình trạng tổn thương da có các biểu hiện như ngứa, đau, da bị đỏ và các kết vảy. Bệnh ảnh hưởng đến hầu hết các vị trí trên cơ thể, trong đó có gan bàn chân, bàn tay.

Nguyên nhân vảy nến đến nay vẫn chưa được chắc chắn, tuy nhiên có nhiều sự liên hệ đến yếu tố hệ miễn dịch và gene di truyền. Khi bị vảy nến, người bệnh thường rất ngứa, kèm theo đó là đau.

9. Nhiễm các loại nấm da chân

Nấm chân là một bệnh da liễu rất phổ biến và dễ lây lan. Triệu chứng ngoài cảm giác ngứa ở bàn chân còn có các phát ban đỏ, đóng vảy kèm theo. Bệnh xảy ra biểu hiệu như vảy phấn, đỏ da và ngứa, nếu không điều trị kịp sẽ lan nhanh sang các vùng da lân cận.

10. Ghẻ 

10. Ghẻ  1
Ghẻ ở chân gây ngứa dữ dội.

Hầu hết ghẻ sinh sôi chủ yếu ở kẽ ngón, nhưng cũng có thể lan xuống khu vực gan bàn chân tay nếu như ghẻ đào hang vào vùng da này. Điều trị ghẻ muốn dứt điểm cần có thuốc bôi riêng biệt. Ngứa do ghẻ thường nhiều hơn vào ban đêm, kèm theo các mụn nước nhỏ li ti.

Ngứa gan bàn chân tay có nguy hiểm không?

Thực tế, ngứa gan bàn chân tay gần như không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Ngứa nhiều khiến bệnh nhân mệt mỏi, đặc biệt nếu như ngứa vào ban đêm gây mất ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt. Khi không điều trị các tổn thương da sẽ để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ.

Đối với nguyên nhân do các bệnh về da liễu, một số bệnh cần điều trị lâu dài, cần có sự kiên trì, nếu không điều trị đúng cách dễ dẫn đến nhiễm trùng, biến chứng nguy hiểm.

Nếu do các bệnh bên trong cơ thể, cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngứa gan bàn chân tay có nguy hiểm không? 1
Khi ngứa kéo dài ảnh hưởng đời sống, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được điều trị tốt nhất.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ:

  • Tình trạng ngứa không được cải thiện khi sử dụng các biện pháp tại nhà, ngứa càng ngày càng dữ dội hơn.
  • Nổi vết phồng rộp, mụn nước càng ngày càng lan sang các vị trí xung quanh.
  • Xuất hiện mụn mủ, lở loét có nguy cơ nhiễm trùng.
  • Sốt, đau rát kéo dài.

Khắc phục ngứa gan bàn chân tay bằng cách nào?

Không phải khi nào ngứa gan bàn chân tay cũng đều phải đến cơ sở y tế để điều trị, bạn có thể làm giảm triệu chứng thông qua các biện pháp tại nhà dễ làm như:

Chườm khăn ướt, lạnh hoặc chườm đá lên vùng ngứa 

Sử dụng đá lạnh chườm lên nơi ngứa bằng cách bọc đá bằng khăn hoặc túi chườm, sau đó để khoảng 10 phút hoặc cho đến khi khu vực ngứa được giảm bớt. Tuyệt đối không cho trực tiếp đá lên da, dễ bị bỏng lạnh.

Dưỡng ẩm da bằng các loại kem dưỡng ẩm 

Sử dụng loại kem không chứa chất phụ gia, hương liệu gây kích ứng. Ngoài tác dụng giảm ngứa, kem dưỡng ẩm còn giúp da không bị khô, bong tróc, phục hồi da và ngăn ngừa tạo sẹo khi đang trong quá trình điều trị.

Ngâm chân vào nước muối ấm 

Ngâm chân vào nước muối ấm  1
Ngâm chân vào nước muối ấm giúp giảm bớt triệu chứng ngứa.

Muối giúp sát khuẩn, hạn chế nhiễm trùng tại khu vực da bị tổn thương, cảm giác ngứa sẽ được giảm nhẹ khi ngâm với nước muối ấm. Trong quá trình ngâm cần lưu ý không ngân quá lâu, nước quá nóng hoặc cho quá nhiều muối khi gặp vết thương hở.

Tắm bột yến mạch

Bột yến mạch có tác dụng giảm ngứa nhẹ, đặc biệt đối với các vết phồng rộp hoặc chảy mủ, ngứa do viêm da cơ địa, cây thường xuân độc,…

Sodermix – Giảm ngứa hiệu quả cho các bệnh ngoài da

Nếu nguyên nhân ngứa gan bàn chân tay gây bởi các bệnh ngoài da, thì SODERMIX® là sản phẩm vô cùng phù hợp do đây là liệu pháp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – Một hoạt chất có trong tế bào con người và động vật, có khả năng khử các gốc tự do.

Là sản phẩm được sản xuất tại Pháp với hoạt chất chiết xuất thiên nhiên như cà chua xanh Châu Âu, tinh chất trái bơ và dầu khoáng. Có hiệu quả vô cùng tích cực trong các vấn đề viêm da cấp và mạn tính, giảm triệu chứng ngứa, mẩn đỏ…

Sodermix - Giảm ngứa hiệu quả cho các bệnh ngoài da 1
Sodermix – Giúp giảm ngứa, điều trị hiệu quả cho các bệnh da liễu.

Sodermix không chứa chất Corticoid nên hoàn toàn an toàn đối với trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, không gây tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian lâu dài.

Theo nghiên cứu thực hiện tại Ukraine, sau khi sử dụng sản phẩm, cảm giác ngứa giảm đi sau 4 – 7 ngày, chỉ sau 2 tuần các nốt sần và mẩn đỏ đã được giảm bớt. Giúp quá trình điều trị các bệnh da liễu nhanh chóng và ít tác dụng phụ hơn.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Lời kết

Mặc dù ngứa gan bàn chân tay khá phổ biến, gây nhiều phiền toái cho bạn, nhưng chỉ cần có phương pháp điều trị đúng đắn, các vấn đề sẽ được giải quyết. Hy vọng bài viết của Sodermix sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...