11 loại thuốc trị chàm khô được bác sĩ chỉ định hiện nay!

Chàm khô là một bệnh da liễu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Một trong những phương pháp chữa chàm khô được áp dụng phổ biến là dùng thuốc. Vậy có những loại thuốc trị chàm khô nào hiện đang được bác sĩ chỉ định? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp.

Thuốc trị chàm khô có tác dụng gì?

Chàm khô là bệnh đặc trưng bởi tình trạng da khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng da có tần suất cao tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay các tác nhân dễ gây kích ứng như da mặt, da tay và bàn chân. Tuy bệnh không lây lan và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nhưng nếu để lâu dài, bệnh có thể chuyển thành mãn tính và dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, viêm da, ung thư da,…

Thuốc trị chàm khô có tác dụng gì? 1
Hình ảnh bệnh chàm khô

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh này, bao gồm các loại thuốc dùng đường uống và bôi ngoài da. Việc dùng thuốc nhằm mục đích làm giảm nhẹ những tổn thương, hạn chế tình trạng ngứa ngáy khó chịu, nứt nẻ và bong tróc da do bệnh chàm khô. Bên cạnh tác dụng điều trị triệu chứng, việc dùng thuốc còn giúp dưỡng ẩm, phục hồi hàng rào bảo vệ da và giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Ưu, nhược điểm khi dùng thuốc trị chàm khô

Ưu điểm

Hầu hết các loại thuốc kể cả dạng uống và dạng bôi đều có tác dụng tương đối nhanh, tức thời và được khuyến cáo cho những trường hợp bệnh nặng giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như nổi mẩn, đau rát, ngứa ngáy, loại bỏ các mụn nước li ti. Bên cạnh đó, kháng sinh còn giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại trên da nhanh chóng, ức chế sự lây lan sang các khu vực da lân cận.

Ưu điểm khác của thuốc trị chàm khô đó chính là giúp sát trùng nhẹ nhàng, tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm trên da. Mức giá của các loại thuốc trị chàm khô cũng tương đối phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam.

Nhược điểm

Sử dụng những loại thuốc điều trị chàm khô cũng mang đến khá nhiều tác dụng phụ như nhờn thuốc, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến các chức năng khác như gan, thận, dạ dày, thần kinh, mờ mắt hoặc khô niêm mạc miệng, mũi, họng,… Do vậy, việc tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi dùng thuốc là vô cùng quan trọng. Bạn cũng nên cân nhắc việc sử dụng các loại thuốc này để tránh các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc trị chàm khô nhé!

Thuốc trị chàm khô thường được chỉ định!

Dưới đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh chàm khô, được nhiều bác sĩ chỉ định, khuyên dùng

Sodermix “xóa tan” chàm khô an toàn tuyệt đối

Hiện nay trên thị trường khá nhiều sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị chàm khô hiệu quả và an toàn. Trong số đó phải kể đến kem bôi Sodermix – giải pháp ưu việt cho người bệnh chàm khô, hiệu quả chỉ sau 3 – 4 ngày!

Sodermix
Kem Sordermix – Giải pháp ưu việt cho người bệnh chàm khô!

Đây là sản phẩm duy nhất trên thị trường cho đến hiện tại chứa enzyme Superoxide Dismutase (SOD) chiết xuất từ trái cà chua xanh. Nhờ khả năng trung hòa gốc tự do của SOD, Sodermix giúp ngăn chặn tình trạng viêm ngứa, giảm mẩn đỏ ở người bị chàm khô.

Ngoài ra, Sodermix còn chứa Persea Gratissima (dầu trái bơ) và Paraffinum Liquidum (dầu khoáng tự nhiên) giúp làm mềm, giảm khô ráp và tạo nên lớp màng tự nhiên ngăn cản tác động môi trường vào vùng da bị tổn thương, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.

Sodermix mang đến giải pháp toàn diện, đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh chàm khô sau 3 – 4 ngày! Đặc biệt hơn, Sodermix không chứa corticoid nên cực kỳ an toàn, kể cả với những đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai, cho con bú.

Sodermix đã có mặt trên 108 quốc gia, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp về Việt Nam và được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành. Bạn có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng sản phẩm!

  • Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
  • Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), BẤM VÀO ĐÂY

Thuốc chứa corticoid

Corticoid được chỉ định làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm khô mức độ nặng, khó điều trị và dùng cho bệnh nhân mắc bệnh mãn tính. Loại thuốc này có thể sử dụng ở dạng uống hoặc bôi ngoài da.

Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid

Thuốc bôi có tác dụng làm giảm sưng đỏ, xoa dịu ngứa ngáy, chống viêm và kiểm soát tổn thương tại vùng da bị chàm. Thuốc bôi chứa corticoid có thể kể đến như Fucicort, Gentrisone, Beprosone,…

Thuốc chứa corticoid 1
Dùng thuốc chứa corticoid trị chàm khô – con dao hai lưỡi!

Khi dùng thuốc bôi loại này, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như teo da, sưng đỏ da, chảy dịch, thay đổi màu sắc da, tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Ngoài ra, nó cũng khiến da mỏng và nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.

Cần lưu ý tránh dùng lên vùng da nhạy cảm xung quanh mắt, vùng da mỏng, có vết thương hở và tuyệt đối không băng kín khu vực da dùng thuốc. Bởi các trường hợp này đều có thể làm tăng lượng thuốc hấp thu vào tuần hoàn máu và gây ra các tác dụng phụ toàn thân.

Thuốc uống chứa corticoid

Nếu tình trạng chàm khô ở giai đoạn trung bình đến nặng hoặc các trường hợp gặp biến chứng nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định dùng corticoid đường uống để kiểm soát. Corticoid dạng uống có tác dụng giảm viêm, giảm dị ứng, chống nổi mề đay, phát ban và ngăn chặn sự phát triển của mụn ngứa trên bề mặt da bị chàm. Các thuốc thường được sử dụng như Prednisone, Methylprednisolone,…

Tuy nhiên, dạng uống này khi dùng kéo dài có thể gây ra một số vấn đề lên tuyến thượng thận với các triệu chứng chóng mặt, khó chịu, mất ngủ, buồn nôn, huyết áp thấp,… Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định và dùng trong thời gian ngắn, tránh lạm dụng thuốc.

Thuốc kháng histamin H1

Histamin là một chất trung gian hóa học gây phản ứng viêm và ngứa ngáy. Ở những người bị chàm khô, cơ thể thường có xu hướng giải phóng histamin gây ra tình trạng ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội. Khi bị ngứa nhiều, bệnh nhân có thể dùng thuốc kháng histamin H1 để cải thiện triệu chứng này.

Thuốc kháng histamin H1 1
Thuốc kháng histamin H1 cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế đặc hiệu histamin ở thụ thể H1, từ đó giúp giảm ngứa ngáy đáng kể ở vùng da tổn thương. Một số loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1: Clorpheniramin, Promethazin, Diphenhydramin,…
  • Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2: (Cetirizin, Loratadin, Fexofenadin,…

Trong đó, thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 ít gây buồn ngủ hơn so với các thuốc thế hệ 1.

Các thuốc kháng histamin H1 chỉ có tác dụng giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, không hỗ trợ giảm thiểu tổn thương da và các triệu chứng đi kèm khác như viêm, nổi mụn nước trên da. Do vậy, nhóm thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.

Thuốc ức chế calcineurin

Đây là một trong những loại thuốc trị chàm khô được chỉ định. Nhóm thuốc này có tác dụng tương tự như corticoid nhưng ít gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, thuốc bôi ức chế calcineurin thường được sử dụng xen kẽ với thuốc bôi corticoid để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn.

Thuốc ức chế calcineurin 1
Thuốc úc chế calcineurin được bác sĩ chỉ định kết hợp với corticoid

Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế calcineurin và làm chậm hệ thống miễn dịch của tế bào lympho T (một loại tế bào bạch cầu) để kiểm soát triệu chứng sưng đỏ, bong tróc và ngứa ngáy. Hiện nay, thuốc bôi ức chế calcineurin được dùng 2 loại là Tacrolimus và Pimecrolimus.

Vì thuốc ức chế calcineurin không chứa steroid nên có thể được sử dụng ở những vùng da nhạy cảm như mặt và xung quanh mắt và có thể được sử dụng trong thời gian kéo dài hơn để kiểm soát triệu chứng. Khi sử dụng thuốc cần chú ý bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và không dùng kèm băng kín.

Ban đầu khi dùng thuốc có thể gặp phải tình trạng nổi ban đỏ, đau, dị cảm, nóng rát. Vì thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch nên người bệnh chỉ nên sử dụng nhóm thuốc này khi các nhóm thuốc khác không đạt hiệu quả. Ngoài ra việc lạm dụng kem bôi loại này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.

Thuốc điều hòa miễn dịch

Thuốc điều hòa miễn dịch 1
Nhóm thuốc có tác dụng ức chế phản ứng miễn dịch quá mức

Hệ miễn dịch của cơ thể có chức năng chính là giúp cơ thể chống lại nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên ở những người mắc bệnh chàm thì hệ miễn dịch của họ lại quá nhạy cảm, dễ kích thích những tế bào da kể cả khi không có yếu tố gây hại tác động và gây bùng phát bệnh.

Vì vậy, nhóm thuốc điều hòa miễn dịch được sử dụng trong điều trị bệnh chàm khô. Nhóm thuốc này có tác dụng làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, ví dụ như cyclosporine, methotrexate, mycophenolate mofetil,… giúp bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng miễn dịch quá mức.

Thuốc có thể dùng dưới dạng uống hoặc tiêm và dành cho những người bị bệnh chàm khô từ trung bình đến nặng. Tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc có thể gặp phải như huyết áp cao, suy thận nên chỉ dùng trong thời gian ngắn và không được khuyến khích cho trẻ em.

Thuốc kháng sinh

Người mắc bệnh chàm khô thường có làn da khô, gãi làm tổn thương da tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn xâm nhập. Do vậy, người bệnh cần sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh 1
Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn khi mắc bệnh chàm khô bội nhiễm

Kháng sinh không có tác dụng điều trị bệnh chàm khô mà chỉ có tác dụng điều trị và phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn kèm theo. Khi sử dụng theo đường uống, hoạt chất kháng sinh được hấp thu nhanh chóng và tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm da, loại bỏ ổ nhiễm trùng.

Thời gian sử dụng tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và theo chỉ định của bác sĩ. Khi sử dụng kháng sinh, người bệnh cần lưu ý tuân thủ đúng thời gian, liều lượng dùng thuốc để tránh tình trạng kháng kháng sinh.

Thuốc trị chàm khô Fucicort

Ngoài các nhóm thuốc kể trên bạn có thể sử dụng thuốc trị chàm khô Fucicort. Thuốc có công dụng cụ thể là điều trị các bệnh viêm da, chàm khô với các triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, đỏ rát, bong tróc… Fucicort có chứa Corticoid, không phải là sản phẩm hỗ trợ mà là thuốc đặc trị nên cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định từ bác sĩ, chuyên gia da liễu.

thuốc trị chàm khô

Thuốc Fucicort được sử dụng phổ biến để trị chàm khô

Thành phần thuốc: Fusidic acid, Betamethasone (tá dược vừa đủ).

Công dụng: Thuốc dạng bôi giúp sát trùng nhẹ nhàng, tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn gây chàm khô. giảm thiểu các triệu chứng đa rát, ngứa ngáy. Hỗ trợ điều trị các bệnh vảy nến, chốc lở, lupus ban đỏ.

Cách dùng: Vệ sinh sạch vùng da bị chàm khô, thoa một lượng thuốc mỏng vừa đủ và đợi khô. Nên sử dụng ngày 2 đến 4 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất

Mức giá sản phẩm: Hiện nay sản phẩm được bán trên thị trường với giá 60.000 – 90.000 VNĐ/tuýp 20g.

Gentrisone – thuốc trị chàm khô

Đây là thuốc bôi được chỉ định chữa các bệnh về da liễu thường gặp như viêm da do nhiễm trùng, nấm, viêm da cơ địa, chàm khô, chàm ướt… Thuốc điều chế dạng kem bôi, thích hợp sử dụng ngoài da cho những trường hợp đáp ứng với corticoid. Sử dụng thuốc theo chỉ định, khuyến cáo của bác sĩ.

thuốc trị chàm khô

Thuốc Gentrisone trị chàm khô

Thành phần thuốc: Bentamethason dipropionat, Clotrimazol, Gentamicin,…

Công dụng: đặc trị chàm khô, hăm da,lang ben, nấm da. Làm thuyên giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khô da, bong tróc. Làm mềm, bảo vệ da, ngăn chàm khô tái nhiễm.

Cách dùng: Lấy một lượng kem vừa đủ, bôi lên da, mát xa nhẹ nhàng cho thuốc ngấm đều vào da. Sử dụng 2 lần 1 ngày.

Mức giá sản phẩm: Sản phẩm có mức giá 50.000 VNĐ/tuýp trọng lượng 10g.

Thuốc Beprosone trị chàm khô

Một trong những loại thuốc trị chàm khô được nhiều bác sĩ khuyên dùng đó chính là Beprosone. Thuốc mang đến hiệu quả cao trong việc giảm tình trạng dị ứng, viêm da cho những bệnh nhân có thể sử dụng Corticoid. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định khuyến cáo của bác sĩ. Không dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai, không dùng trên vết chàm hở niêm mạc, không dùng cho bất cứ ai mẫn cảm với thành phần của thuốc.

thuốc trị chàm khô

Beprosone là thuốc bôi chàm khô dạng kem

Thành phần thuốc: Acid benzoic 0,6g, Acid salicylic 0,3 g, tá dược vừa đủ.

Công dụng: Thuốc sử dụng cho những người bị chàm khô và các bệnh da liễu khác như nấm tóc, nấm kẽ, viêm da tiết bã, giảm cảm giác khó chịu, đẩy nhanh tái tạo da mới.

Cách dùng: Tùy vào tình trạng bệnh mà bôi 1 lượng vừa đủ từ 2 đến 3 lần một ngày.

Mức giá sản phẩm: Mức giá cho sản phẩm rất rẻ, chỉ 10.000 VNĐ/tuýp.

Thuốc bôi chàm khô Beprosalic

Một trong những loại thuốc trị chàm khô mang đến hiệu quả tốt và được nhiều chuyên gia khuyên dùng không thể không kể đến Beprosalic.Thuốc được dùng khá phổ biến để điều trị bệnh chàm khô và các vấn đề da liễu khác. Cần hết sức lưu ý vì sử dụng thuốc có thể gây châm chích nhẹ trên da, bỏng rát và phát ban.

Thành phần thuốc: Betamethasone, salicylic, tá dược vừa đủ.

Công dụng: Thuốc có công dụng làm bong lớp da khô, lớp sừng hóa trên da, giúp sát khuẩn cho da, điều tiết bã nhờn trên da. Thuốc còn chống dị ứng, cải thiện tốt tình trạng ngứa ngáy trên da.

Cách dùng: Làm sạch da và thỏa 1 lượng vừa đủ lên vùng da bị chàm khô, mát xa nhẹ nhàng để thuốc thấm đều. Sử dụng từ 2 đến 3 lần 1 ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất. Nên sử dụng tăm bông thay vì dùng tay bôi trực tiếp.

Mức giá sản phẩm: Thuốc trị chàm khô Beprosalic hiện được bán trên thị trường với mức giá từ 180.000 đến 200.000 VNĐ/tuýp 15g.

Thuốc bôi chữa chàm khô Axit salicylic 5%

Các loại thuốc chứa Axit salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng trên da, sát khuẩn da nhẹ nhàng. Nếu được sử dụng một cách khoa học, theo chỉ định, chàm khô sẽ được cải thiện nhanh chóng.

thuốc trị chàm khô

Axit salicylic 5% là thuốc bôi cần được dùng theo chỉ dẫn từ bác sĩ

Thành phần thuốc: Axit salicylic 1,5g.

Công dụng: sát khuẩn da, làm bong tróc lớp vảy sừng, chống nấm da, điều trị chàm khô, á sừng, vảy nến và các bệnh viêm da liên quan.

Cách dùng: Bôi thuốc có chứa Axit salicylic 5% lên da mỗi ngày 1 – 3 lần. Bôi 1 lượng vừa đủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh hoại tử da.

Mức giá sản phẩm: Thuốc được bán trên thị trường với giá khoảng 20.000 đồng.

Những lưu ý khi dùng thuốc trị chàm khô

Dù có thể sử sụng thuốc chữa chàm khô nhưng các bác sĩ khuyến cáo không nên lạm dụng. Ngoài tuân thủ liều dùng đúng cách bạn cũng cần lưu ý nhưng lưu ý sau:

  • Thuốc bôi chỉ nên sử dụng một thời gian ngắn, không sử dụng kéo dài ngoài những loại kem dưỡng ẩm an toàn. Nếu sử dụng thời gian dài có thể gây mòn da, hoại tử không mong muốn.
  • Nên kết hợp thuốc trị chàm khô với những loại kem dưỡng ẩm để đẩy cao hiệu quả điều trị
  • Không dùng hoặc ngừng dùng nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Gặp bác sĩ ngay để kịp thời xử lý tác dụng phụ
  • Có thể sử dụng thêm các bài thuốc Đông Y và các mẹo dân gian để chữa bệnh
  • Nếu sử dụng các loại thuốc bôi kê đơn mà không thấy cải thiện, cần đến ngay các bệnh viện da liễu uy tín để đổi thuốc phù hợp hơn. Tránh việc sử dụng 1 loại thuốc quá lâu

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết thêm thông tin về một số loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị chàm khô. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế da liễu uy tín và có chỉ định dùng thuốc cụ thể với tình trạng sức khỏe của bản thân. Cân nhắc việc sử dụng các sản phẩm phù hợp và an toàn với sức khoẻ để đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhất!

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...