Mách cách lựa chọn thuốc trị mẩn ngứa mề đay tốt nhất!

Mề đay, mẩn ngứa là một trong những bệnh dị ứng thường gặp và phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nổi mề đay với dấu hiệu ngứa ngáy, khó chịu gây ảnh hưởng rất lớn đến cả sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị mẩn ngứa, mề đay đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Vậy, người bệnh nên lựa chọn thuốc trị mẩn ngứa, mề đay như thế nào? Cùng Sodermix tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mách cách lựa chọn thuốc trị mẩn ngứa mề đay tốt nhất! 1

 

Mẩn ngứa, mề đay có nguy hiểm không?

Nổi mề đay là hiện tượng các mao mạch và niêm mạc phía dưới da có phản ứng nổi cục để chống lại những tác nhân làm cơ thể bị dị ứng. Nổi mẩn ngứa, mề đay thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Bệnh mề đay không trực tiếp đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường rất khó kiểm soát, gây cảm giác khó chịu và mất tập trung. Đặc biệt, các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu có thể nặng hơn vào ban đêm, khiến cho bệnh nhân mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, lâu dài dẫn tới suy nhược cơ thể.

Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng mẩn ngứa, mề đay. Trong đó có một vài nguyên nhân chủ yếu như dị ứng thời tiết, mỹ phẩm, dị ứng phấn hoa, tiếp xúc với côn trùng hoặc bị côn trùng cắn, ở trong môi trường quá lạnh hoặc tâm trạng bị stress kéo dài. Các yếu tố gây bệnh này có thể đồng thời xảy ra trên cùng 1 bệnh nhân.

Mẩn ngứa, mề đay có nguy hiểm không? 1
Mẩn ngứa, nổi mề đay có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm

Tưởng chừng chỉ là một căn bệnh phổ biến, không nguy hiểm, tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.

Cụ thể, các biến chứng của bệnh như sau:

  • Nhiễm trùng: Ngứa ngáy khiến bệnh nhân không thể kiểm soát được hành động gãi ngứa, cọ xát khiến cho vùng da dễ gặp phải tổn thương. Đồng thời, điều này cũng tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng cho da và có thể dẫn tới hậu quả bội nhiễm.
  • Sốc phản vệ: Sốc phản vệ được coi là một biến chứng nặng nề nhất của tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay. Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng phù nề lưỡi gà, phù nề thanh quản dẫn đến khó thở, thở khò khè, sốt cao, huyết áp giảm nhanh chóng. Trong tình huống bệnh nặng, bệnh nhân có thể gặp nguy cơ trụy tim mạch hoặc có thể tử vong khi không được cấp cứu đúng cách và kịp thời.
  • Ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày: Những lo lắng và mệt mỏi của bệnh lý có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, tiến độ công việc của người bệnh.
  • Một số biến chứng khác: Ngoài các biến chứng nặng như trên, bệnh nhân có thể gặp tình trạng mất ngủ, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, phù mạch… nếu tình trạng bệnh không được kiểm soát tốt.

Bị nổi mề đay phải làm sao?

Trước khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân cần tìm hiểu tình trạng gặp phải có thực sự là nổi mề đay hay không. Khi khám sức khỏe, các bác sĩ có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng là các nốt mẩn, phát ban trên da. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm da để xác định nguyên nhân gây phát ban.

Bị nổi mề đay phải làm sao? 1
Biện pháp thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa giúp quá trình điều trị bệnh mề đay thu được kết quả tối ưu

Khi đã có kết luận về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị thích hợp như:

  • Điều trị không dùng thuốc: Nếu dị ứng nhẹ, bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian, bệnh nhân có thể không cần điều trị bằng thuốc. Bệnh nhân lúc này có thể uống nhiều nước, chườm nóng, lạnh để giảm triệu chứng khó chịu.
  • Điều trị bằng thuốc: Thuốc giúp cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh. Có nhiều loại chế phẩm thuốc được sử dụng: thuốc bôi, thuốc uống, thuốc rửa…

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý: Tránh gây khó chịu cho vùng da tổn thương bằng cách hạn chế tắm nước nóng, sử dụng các sản phẩm gây kích ứng cho da…Tham khảo ý kiến bác sĩ khi thấy các dấu hiệu bệnh trở nặng hoặc các biện pháp trước đó không kiểm soát được tình trạng bệnh.

☛ Tham khảo thêm: Cách trị mẩn ngứa an toàn tại nhà!

Nguyên tắc khi dùng thuốc chữa mẩn ngứa mề đay

Nguyên tắc khi dùng thuốc chữa mẩn ngứa mề đay 1

Lựa chọn thuốc chữa ngứa da hợp với tình trạng bệnh giúp bệnh nhân loại bỏ nguyên nhân, đẩy lùi các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát

Nguyên tắc để chọn các loại thuốc trị mẩn ngứa, mề đây đó là nó phải đáp ứng được kháng dị ứng, ức chế miễn dịch để làm giảm đi triệu chứng của dị ứng. Đặc biệt người bệnh không tự ý mua thuốc sử dụng mà cần dựa trên chỉ định của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tình trạng trở nên nặng hơn.

Các tiêu chí để lựa chọn thuốc điều trị phù hợp như:

  • Tính hiệu quả : Thuốc có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do mẩn ngứa, mề đay gây ra. Đồng thời, giúp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh tận gốc góp phần ngăn cản tái phát bệnh và giảm thời gian sử dụng thuốc.
  • Phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa bệnh nhân: Thuốc có hiệu quả trên cơ địa của người bệnh và không bị kháng hoặc dị ứng khi sử dụng
  • An toàn, ít tác dụng phụ: An toàn với sức khỏe là một trong những tiêu chí quan trọng của thuốc mà người bệnh cần quan tâm.
  • Tiện lợi, dễ sử dụng: Việc sử dụng thuốc đơn giản, dễ thực hiện giúp cho bệnh nhân tuân thủ điều trị cũng như giảm khó chịu, bất tiện khi sử dụng thuốc, duy trì cuộc sống bình thường.
  • Tính kinh tế: Giá thành cũng là một trong những tiêu chí mà người bệnh cần quan tâm.

Top list các loại thuốc trị mẩn ngứa mề đay tốt nhất hiện nay

Dưới đây là một số nhóm thuốc điều trị mẩn ngứa mề đay có thể được bác sĩ lựa chọn kê đơn cho người bệnh:

1. Thuốc trị mẩn ngứa mề đay Phenergan

Đây là một loại thuốc được bào chế dưới dạng bôi ngoài da, điều trị tại chỗ trường hợp nổi mẩn ngứa mề đay. Ngoài dạng kem bôi trực tiếp phổ biến thì Phenergan còn có dạng viên nén, thuốc tiêm, thuốc đặt, siro tùy vào từng tình trạng bệnh.

Thuốc được bác sỹ kê đơn để làm giảm nhanh những triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy, mề đay do côn trùng cắn. Đồng thời cũng cải thiện tốt tình trạng ban đỏ do viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc.

Thuốc trị mề đay, mẩn ngứa

Liều lượng và hướng dẫn sử dụng:

  • Vệ sinh sạch vùng da bị mề đay, lau khô trước khi bôi kem
  • Sử dụng một lượng kem mỏng, vừa đủ lên vùng da
  • Nên sử dụng kem bôi tại chỗ khoảng từ 3 đến 4 lần/ngày
  • Không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và tia cực tím trong quá trình sử dụng

Lưu ý: Thuốc không dùng cho người dị ứng với Promethazine, người bị vết thương hở, đang trong tình trạng rỉ dịch, người rối loạn chuyển hóa, tăng hấp thụ. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ hơn 2 tuổi. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng phù hợp. Không để kem dính vào mắt và nuốt kem.

2. Thuốc chữa ngứa, mề đay Hydroxyzine

Thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng ngứa ngáy, mề day do dị ứng với histamin. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc này với mục đích giảm nhanh chóng những triệu chứng khó chịu ngứa ngáy.

Hydroxyzine hydrochloride là thành phần chính trong thuốc cùng với tá dược vừa đủ. Công thức thuốc giúp ngăn chặn sản sinh lượng histamin, giúp xoa dịu vết ngứa ngáy ngay lập tức.

Thuốc trị mề đay, mẩn ngứa

Cách sử dụng và liều dùng: 

  • Thuốc dạng uống nên sử dụng 25 đến 100mg/1 lần. Có thể uống lại sau 4 đến 6 giờ/lần. Không sử dụng quá 600mg 1 ngày.
  • Trẻ nhỏ không dùng quá 0.6mg/kg/lần. Sử dụng lại sau 6 giờ nếu thực sự cần thiết
  • Với thuốc dạng tiêm, dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Không sử dụng Hydroxyzine cho các bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và đang trong quá trình cho con bú

3. Thuốc cetirizin trị mề đay mức nhẹ

Thuốc được bào chế dạng viên nén hoặc dung dịch có công dụng hỗ trợ điều trị mề đay, ngứa ngáy và các vấn đề da liễu khác. Không chỉ dị ứng da, nổi mẩn đó mà thuốc cũng có thể sử dụng cho các trường hợp viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc…

Thành phần chính trong thuốc bao gồm Cetirizin Hydrocloria 10mg cùng các tá dược vừa đủ như tinh bột sắn, dầu thầu dầu, talc, tian oxyd…

Thuốc trị mề đay, mẩn ngứa

Liều dùng và hướng dẫn sử dụng:

  • Tùy vào tình trạng bệnh thực tế mà bác sĩ sẽ chỉ định nên sử dụng thuốc uống hay dung dịch.
  • Thuốc được khuyến cáo sử dụng cho trẻ lớn hơn 6 tuổi. Người lớn nên sử dụng mỗi ngày không quá 10mg và chia làm 2 lần.

Lưu ý: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn ngủ, nhức đầu, mệt mỏi… Thuốc chống chỉ định với phụ nữ có thai, đang cho con bú. Những bệnh nhân suy thận cũng cần thận trọng khi sử dụng. Nên thông báo với bác sĩ để được chỉ định liều dùng phù hợp nhất.

4. Thuốc chữa ngứa da Eumovate

Đây là loại thuốc trị mề đay hiệu quả đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người bệnh hiện nay. Không chỉ cải thiện ngứa ngáy, mề đay mà thuốc còn có tác dụng chống viêm, hạn chế sưng tấy da và một số bệnh lý da liễu khác.

Thành phần chính của thuốc bôi là clobetasone butyrate nồng độ 0,05% mang đến hiệu quả tốt cho bệnh nhân bị viêm da cơ địa, hăm da, phát ban, côn trùng cắn. Là một loại thuốc bôi có thể dễ dàng mua nhưng cần phải tham khảo bác sĩ để có liều dùng phù hợp tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc trị mề đay, mẩn ngứa

Liều dùng và cách sử dụng:

Sử dụng thuốc trị ngứa ngáy, mề đay Eumovate thoa đều lên vùng da bị mề đay đã làm sạch 2 lần 1 ngày. Chỉ nên sử dụng lượng kem vừa đủ, không nên bôi quá dày, nhất là khu vực da tay, da chân.

Lưu ý: Thuốc cũng có ghi nhận những tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế nên thận trọng khi sử dụng. Chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

5. Thuốc trị mẩn ngứa, mề đay Dexclorpheniramin

Đây là loại thuốc nằm trong nhóm thuốc kháng Histamin với thành phần chính đó là Dexclorpheniramin Maleate. Một số tác dụng chính của thuốc như giảm nhanh mẩn ngứa, mề đay, viêm da hoặc dị ứng, phát ban…

Thuốc được bào chế dạng viên nén với 2 liều dùng là 2mg và 6mg. Thuốc có thể sử dụng cho cả trường hợp bị dị ứng ngoài da kèm những dấu hiệu ho, hắt hơi, sổ mũi.

Thuốc trị mề đay, mẩn ngứa

Liều lượng, hướng dẫn dùng:

  • Thuốc sử dụng uống trực tiếp, liều dùng mỗi người sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ tùy theo mức độ nổi mề đay thực tế trên cơ thể người bệnh.
  • Với viên 2mg có thể sử dụng cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi. Mỗi ngày sử dụng 2 lần. Mỗi lần chỉ nên dùng 1/2 viên.
  • Trên 12 tuổi ngày uống 3 lần mỗi lần 1 viên 2mg
  • Đối với viêm 6mg chỉ dùng cho trẻ trên 15 tuổi và người loén. Mỗi ngày 2 lần mỗi lần 1 viên là được.

Lưu ý: Thuốc có thể gây ra một số phản ứng phụ như buồn ngủ, khô miệng, mệt mỏi, táo bón. Hoặc nhiều trường hợp bị gặp phát ban, khói thở do giảm tiểu cầu, sốc phản vệ. Vì vậy cần thận trọng trong quá trình sử dụng. Chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.

6. Thuốc Clorpheniramin

Clorpheniramin là thuốc trị mề đay, dị ứng được sử dụng gần như phổ biến nhất hiện nay. Ngoài các vấn đề ngứa ngáy thì bác sĩ còn có thể kê đơn khi người bệnh có kèm thêm một số bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc.

Thành phần chính trong thuốc chính là nhóm kháng Histamin H1 có tên là Clorpheniramin. Không chỉ kháng histamin, thuốc còn tạo tế bào mới, cải thiện nhanh và hiệu quả tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay. Thông thường với các trường hợp dị ứng, khi sử dụng thuốc sẽ thuyên giảm và biến mất sau chỉ từ 30 đến 60 phút (thông tin từ nhiều bệnh nhân sử dụng thực tế).

Thuốc trị mề đay, mẩn ngứa

Liều dùng và cách sử dụng:

  • Chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi
  • Trẻ từ 6 đến 12 tuổi uống nửa viên mỗi lần ngày 3 đến 4 lần
  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn mỗi lần 1 viên, uống 3 4 lần trong ngày. Tuyệt đối không uống quá 6 viên trong ngày

Lưu ý: Thuốc cũng có một vài tác dụng phụ không mong muốn như bí tiểu, khô miệng, buồn ngủ, hoa mắt, nặng hơn là suy hô hấp, tức ngực. Thuốc làm giảm tập trung nên không nên uống thuốc trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Khi sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị tình trạng mẩn ngứa mề đay, người bệnh nên cân nhắc ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm:

  • Tác dụng điều trị nhanh, giúp đẩy lùi các triệu chứng chỉ sau 2 – 3 lần sử dụng.
  • Tiện lợi và dễ dàng sử dụng, giúp tiết kiện thời gian chuẩn bị hơn so với các thuốc Đông Y, các bài thuốc dân gian.
  • Có nhiều loại chế phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của người bệnh.

Nhược điểm:

  • Nhiều tác dụng không mong muốn. Đặc biệt là nhóm thuốc Corticoid.
  • Có thể gây kích ứng cho da.
  • Một số thuốc chỉ giải quyết được các triệu chứng bên ngoài mà không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh.

Những lưu ý cho người bị mẩn ngứa mề đay

Bản chất mẩn ngứa, mề đay là bệnh lý có cơ chế khởi phát phức tạp nên cần được điều trị lâu dài. Thuốc tây mang đến hiệu quả nhanh nhưng lại không thực sự bền vững có thể khiến người bệnh rơi vào vòng luẩn quẩn “hết thuốc tái bệnh”. Lúc này bạn cần kết hợp cải thiện cả những vấn đề sinh hoạt, ăn uống hàng ngày và cả các biện pháp dân gian mang tính an toàn bền vững hơn. Cụ thể:

Cải thiện sinh hoạt, ăn uống

Cải thiện sinh hoạt, ăn uống 1
Người bệnh nổi mề đay nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin A như: gan gà, gan bò, cà chua, cá chép… hỗ trợ quá trình tái tạo vùng da tổn thương

Những thay đổi đơn giản đối với lối sống có thể giúp ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai. Người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp phòng bệnh như:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Chăm sóc da hằng ngày với kem dưỡng ẩm.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng như: thức ăn, quần áo, sản phẩm vệ sinh và dưỡng da có pH cao…
  • Chế độ ăn uống đủ chất, nhiều Vitamin và rau xanh, hạn chế các thực phẩm gây dị ứng và các chất kích thích.
  • Tăng cường sức đề kháng tự nhiên bằng cách luyện tập thể dục, thể thao, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
  • Không nên dùng thuốc bôi, mỹ phẩm có nguồn gốc không rõ ràng
  • Hạn chế sử dụng Corticoid cho diện tích da lớn do có thể gây các tác dụng phụ do thuốc.
  • Giữ vệ sinh da và không gian sống.
  • Tránh ở những nơi có độ ẩm cao hoặc mặc quần áo chật nếu gần đây mới bị nổi mề đay.
  • Chích ngừa dị ứng là một lựa chọn khác có thể giúp giảm nguy cơ bị nổi mề đay trở lại.
  • Khi bị nổi mề đay lần đầu, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, có phương hướng điều trị kịp thời, hiệu quả, loại trừ nguyên nhân để tránh tái phát.

Các bài thuốc dân gian

Đông Y quan niệm, dị ứng, nổi mề đay là bệnh do chức năng gan, thận yếu làm giảm khả năng đào thải độc tố khỏi cơ thể, từ đó gây nên các nốt mẩn đỏ trên da.

Dân gian đến nay vẫn lưu truyền rất nhiều bài thuốc hay trị mẩn ngứa, nổi mề đay như:

  • Dùng lá khế chữa mề đay: Lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tố và chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, nước lá khế còn có khả năng làm dịu các vết sưng, mẩn đỏ làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Cần chuẩn bị 100g lá khế và 2 lít nước. Nấu lấy nước và dùng để tắm, rửa vùng da bị mề đay.
  • Uống nước lá tía tô: Lá tía tô chứa các chất như: Hydrocumin, Limonen, Vitamin, Perillaldehyd, cùng các khoáng chất giúp trị nhiều bệnh trong đó có nổi mẩn ngứa, mề đay. Cần chuẩn bị 200 g lá tía tô, 1 lít nước, xay nhuyễn hỗn hợp và lọc lấy nước cốt, đun sôi là có thể sử dụng.
  • Bài thuốc trị mề đay bằng lá kinh giới: Không chỉ là một loại rau gia vị, lá kinh giới còn có công dụng làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh nổi mề đay, viêm da cơ địa…Thực hiện như sau: Chuẩn bị 100g lá kinh giới, 1 thìa cà phê muối hạt. Mang kinh giới rửa sạch rồi sao nóng với 1 thìa muối hạt sao cho lá chuyển màu vàng. Sau đó bỏ vào khăn mỏng và chườm lên vùng da bị mề đay. Áp dụng mỗi ngày để mang đến hiệu quả tối ưu.
Các bài thuốc dân gian 1
Uống nước lá tía tô giúp hấp thu hoàn toàn các dưỡng chất trong lá tía tô để mang đến hiệu quả trị mẩn ngứa toàn diện

Cũng giống như thuốc Tây y, các bài thuốc dân gian cũng tồn tại ưu nhược điểm nhất định:

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu thiên nhiên an toàn, ít gây tác dụng phụ.
  • Có hiệu quả làm giảm các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa, phát ban.

Nhược điểm:

  • Thời gian chuẩn bị lâu, phức tạp.
  • Trị bệnh không tận gốc, chỉ làm giảm các triệu chứng bên ngoài, bệnh dễ dàng tái phát lại sau một thời gian.

Sodermix – Trị mẩn ngứa mề đay tiện lợi an toàn

Sodermix xuất xứ từ Pháp là liệu pháp điều trị mẩn ngứa, mề đay không chứa Corticoid hiệu quả hàng đầu hiện nay.

Sodermix là sản phẩm đầu tiên và duy nhất có chứa Enzym Superoxide Dismutase (SOD) có nguồn gốc từ quả cà chua xanh. Enzym này có tác dụng trung hòa các gốc tự do – vốn là nguyên nhân làm tăng sinh quá mức các Collagen gây sẹo, ngứa ngáy, nổi mẩn ở bệnh nhân bị nổi mề đay. Ngoài ra, Sodermix còn chứa chiết xuất từ dầu quả bơ và dầu khoáng giúp làm mềm da, giữ ẩm và phục hồi vùng da bị tổn thương.

Sodermix có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn và lành tính. Vì vậy, Sodermix có thể dùng được cho cả những đối tượng nhạy cảm nhất như trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người bệnh có làn da nhạy cảm… Người bệnh không cần quá lo lắng về tác dụng phụ như các dòng thuốc Tây y thông thường.

Sodermix - Trị mẩn ngứa mề đay tiện lợi an toàn 1
Sodermix là liệu pháp điều trị không Corticoid nên rất an toàn với cả phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh

Công dụng của Sodermix:

  • Chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ.
  • Ức chế tăng sinh Collagen quá mức.
  • Dưỡng ẩm, làm sáng da, phục hồi vùng da bị tổn thương.

Sodermix là một trong số ít sản phẩm trị ngứa, nổi mẩn đã được nghiên cứu lâm sàng. Nghiên cứu được đăng lên bởi tạp chí Acta Dermatovenerotogica Croatica 2009 – tạp chí chính thức của Hiệp hội Da liễu Croatica. Nghiên cứu được thực hiện trên 15 tình nguyện viên khỏe mạnh, chia làm 2 nhóm và được gây ngứa bởi tác động nhiệt của thiết bị Thermal Sensitivity Analyser.

Kết quả cho thấy, nhóm dùng Sodermix có đến 33% và 20% bệnh nhân không khởi phát ngứa tại thời điểm 30 giây và 90 giây. Thời gian ngứa của nhóm dùng Sodermix bị trì hoãn 41 giây so với nhóm còn lại.

Vì vậy, Sodermix là sản phẩm tin cậy và được nhiều bệnh nhân lựa chọn khi mắc bệnh mẩn ngứa, nổi mề đay.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Mặc dù không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nổi mẩn ngứa, mề đay lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Mong rằng, bài viết ngày hôm nay của Sodermix sẽ giúp người bệnh tìm được một loại thuốc điều trị bệnh hiệu quả, an toàn và thích hợp nhất.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/health/hives
  2. https://medlineplus.gov/ency/article/000845.htm
  3. https://vtv.vn/suc-khoe/bi-me-day-nen-kieng-gi-20200524225210907.htm

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...