Viêm da dị ứng kinh niên: Điều bác sĩ muốn bạn biết!
Viêm da dị ứng kinh niên là một trong những chứng bệnh phức tạp và khó kiểm soát. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn kéo theo hàng loạt các phiền toái trong cuộc sống. Theo các bác sĩ, chỉ khi hiểu rõ về bệnh, bạn mới có thể nắm quyền chủ động trong điều trị và phòng ngừa bệnh.
Mục lục
- I. Viêm da dị ứng kinh niên là gì?
- II. Viêm da dị ứng kinh niên xảy ra như thế nào?
- III. Nguyên nhân gây viêm da dị ứng kinh niên
- IV. Triệu chứng của viêm da dị ứng kinh niên
- V. Chẩn đoán viêm da dị ứng kinh niên
- VI. Điều trị viêm da dị ứng kinh niên
- Sodermix – Giải pháp an toàn cho người viêm da dị ứng kinh niên
- VII. Phòng ngừa viêm da dị ứng
I. Viêm da dị ứng kinh niên là gì?
Viêm da dị ứng kinh niên là bệnh lý mãn tính, dễ dàng bùng phát dạng cấp khi gặp các tác nhân gây dị ứng. Để hạn chế ảnh hưởng của bệnh, bạn cần tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên để giảm tối đa số lần viêm da dị ứng tái phát.
Viêm da dị ứng là bệnh da liễu xảy ra do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các dị ứng nguyên có hại từ môi trường. Những phản ứng này thường xuất hiện sau 48 – 72 giờ. Đây cũng là thời điểm triệu chứng xuất hiện trên cơ thể người bệnh. Nếu vẫn tiếp xúc nhiều lần với dị ứng nguyên, triệu chứng bệnh có thể bùng phát nghiêm trọng hơn.
Viêm da dị ứng kinh niên có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi sau đó lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và mang lại mang đến nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần nghiêm túc tìm hiểu và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
II. Viêm da dị ứng kinh niên xảy ra như thế nào?
Viêm da dị ứng kinh niên có điểm khởi đầu là một đợt viêm da dị ứng cấp. Vậy nên, cơ chế bệnh sinh của viêm da dị ứng kinh niên cũng tương tự như bệnh viêm da dị ứng thông thường.
Đầu tiên, dị ứng nguyên thấm qua hàng rào hydrolipid và tấn công vào biểu bì da khi hàng rào bảo vệ da gặp phải các tổn thương. Tình trạng này thường do cơ thể giảm sản xuất ceramide dẫn đến: Tế bào sừng kém vững chắc, da tăng mất nước, tăng khoảng rỗng giữa các mô.
Ngay khi tấn công vào cơ thể, dị ứng nguyên bị tế bào Langerhans bắt giữ để xử lý và tiến hành trình diện kháng nguyên với tế bào lympho ‘T’ đặc hiệu. Sau đó, tế bào lympho ‘T’ đặc hiệu được hoạt hóa và nhân lên. Cùng lúc này, tế bào T đặc hiệu sẽ tương tác với tế bào lympho B để thúc đẩy sự tăng sản xuất ra kháng thể IgE.
IgE sinh ra được lưu thông trong máu và gắn vào 1 thụ thể IgE đặc hiệu trên bề mặt tế bào mast và basophil để tạo ra kháng thể.
Khi dị ứng nguyên tiếp cận với kháng thể, chúng sẽ gắn vào IgE và kích hoạt tế bào mast và basophil làm giải phóng các chất trung gian hóa học như: Histamin, leukotriene, prostaglandin,… Cuối cùng, các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở trên da và gây ra hàng loạt các triệu chứng dị ứng.
III. Nguyên nhân gây viêm da dị ứng kinh niên
Hiện nay y học vẫn chưa thể làm rõ nguyên nhân gây viêm da dị ứng kinh niên. Tuy nhiên, nhiều yếu tố được xác định có khả kéo dài thời gian bùng phát và tăng tỷ lệ tái phát khiến viêm da dị ứng trở thành bệnh mạn tính.
Dưới đây là một vài yếu tố có thể dẫn đến viêm da dị ứng kinh niên:
- Thời tiết thất thường: Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột có thể khiến da không kịp thích nghi dẫn đến tăng tiết nhờn hoặc khô quá mức. Hệ quả là hàng rào bảo vệ da bị tổn thương và gián tiếp gây ra tình trạng viêm da dị ứng.
- Chất gây dị ứng: Xảy ra khi bệnh nhân dị ứng với: Thuốc, thức ăn, phấn hoa, kim loại,…. Tình trạng này có thể thúc đẩy phản ứng viêm, dị ứng trên da và gây ra bệnh viêm da dị ứng.
- Di truyền: Các nghiên cứu cho thấy, người có tiền sử gia đình bị hen suyễn hay viêm da dị ứng thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn những người khác.
- Môi trường ô nhiễm: Những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi hay sinh sống ở những nơi ẩm thấp, nhiều nấm mốc khiến hàng rào bảo vệ da dễ bị tổn thương và làm tăng nguy cơ bị viêm da dị ứng.
IV. Triệu chứng của viêm da dị ứng kinh niên
Về cơ bản, triệu chứng của viêm da dị ứng kinh niên giống như viêm da dị ứng thông thường. Khác biệt là viêm da dị ứng kinh niên xảy ra nhiều lần trong đời, triệu chứng có thể lần sau trầm trọng hơn lần trước.
Một số triệu chứng dai dẳng ở bệnh nhân viêm da dị ứng kinh niên như:
- Ngứa ngáy: Mức độ ngứa có thể thay đổi từ nhẹ đến dữ dội tùy vào nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị bệnh sau đó. Ngứa ngáy khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ, ăn uống không ngon và ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
- Khô da, bong tróc: Do da bị mất nước quá mức. Triệu chứng này thường xuất hiện từ lúc giai đoạn bệnh khởi phát đến thời kỳ thuyên giảm. Khô da khiến hàng rào bảo vệ dễ bị tổn thương hơn và làm tăng cảm giác căng cứng, ngứa ngáy trên da.
- Chảy dịch: Xảy ra khi người bệnh cào gãi trên da tạo ra các tổn thương hở hoặc khiến mụn nước bị vỡ và chảy dịch. Những vết thương này không được chăm sóc tốt có thể bị viêm loét, nhiễm trùng.
- Mảng da đổi màu: Các mảng da có màu từ đỏ đến nâu xám thường tập trung ở: bàn tay, bàn chân, cổ tay, mắt cá chân, cổ, ngực trên, khuỷu tay và đầu gối, mí mắt, mặt và da đầu ở trẻ sơ sinh.
V. Chẩn đoán viêm da dị ứng kinh niên
Để chẩn đoán viêm da dị ứng kinh niên, bệnh nhân cần được bác sĩ khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.
5.1 Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ quan sát các dấu hiệu trên cơ thể để phỏng đoán tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải. Cùng với đó, người bệnh sẽ được hỏi kỹ hơn về các triệu chứng mà mình đang gặp phải, thời gian bệnh diễn ra, tiền sử bệnh gia đình và tiền sử bệnh của bản thân.
5.2 Khám cận lâm sàng
Khám cận lâm sàng bao gồm những xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định cho người bệnh thực hiện. Kết quả của xét nghiệm là chỉ số tham chiếu cuối cùng để đưa ra kết luận bệnh viêm da dị ứng.
Trong khám lâm sàng bệnh viêm da dị ứng, bệnh nhân có thể cần thực hiện những xét nghiệm dưới đây:
- Test lẩy và test áp: Dùng để xác định nguyên nhân gây viêm da dị ứng. Kỹ thuật viên sẽ sử dụng một cây kim nhỏ hoặc một miếng dán chứa dị nguyên bị nghi ngờ để chích hoặc dán lên da của người bệnh. Nếu vùng da này xuất hiện các nốt sẩn, phù hoặc phản ứng viêm tại chỗ thì bệnh nhân đúng là đang bị dị ứng với dị nguyên này.
- Định lượng IgE huyết thanh: Là phương pháp đặc hiệu có thể xác định hàng trăm dị nguyên gây dị ứng ở người bệnh. Kỹ thuật viên sẽ thực hiện lấy máu vào thời điểm bất kỳ trong ngày để đem đi xét nghiệm và thông báo kết quả cho bạn.
- Soi tươi KOH: Được thực hiện bằng cách lấy một mẩu da để làm tiêu bản trong dung dịch KOH và soi dưới kính hiển vi để tìm kiếm tế bào nấm. Phương pháp này dùng để chẩn đoán phân biệt giữa nấm da và viêm da dị ứng
VI. Điều trị viêm da dị ứng kinh niên
Để điều trị viêm da dị ứng kinh niên hiệu quả, người bệnh cần cấp ẩm cho da, giải quyết triệu chứng và kiểm soát mức độ tổn thương trên da. Muốn tạo ra những tác động này, bạn có thể phải áp dụng đồng thời nhiều phương pháp điều trị cùng lúc. Dưới đây là những biện pháp điều trị viêm da dị ứng kinh niên phổ biến nhất.
6.1 Dưỡng ẩm cho da
Dưỡng ẩm da giúp giải quyết tình trạng da khô ráp, căng cứng và bong tróc. Các chất dưỡng ẩm thường được kê cùng đơn với thuốc trị bệnh. Khi sử dụng, bệnh nhân cần chú ý thực hiện dưỡng ẩm sau khi bôi thuốc đặc trị khoảng 30 phút. Việc làm này cũng cần thực hiện đều đặn mỗi ngày để có được kết quả tốt nhất.
6.2 Sử dụng thuốc chống viêm
Các thuốc chống viêm giúp ức chế phản ứng viêm, kiểm soát tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng tấy và phù nề trên da. Bên cạnh đó, các thuốc chống viêm được bào chế dưới dạng kem bôi hoặc thuốc mỡ còn giúp cấp ẩm cho da, hạn chế tình trạng khô ráp và căng cứng.
Một số loại thuốc chống viêm thường được bác sĩ kê cho bệnh nhân viêm da dị ứng như:
- Thuốc mỡ hydrocortisone 1%: Là một loại corticosteroid bôi tại chỗ cường độ nhẹ có tác dụng chống viêm tương tự như hormon mineralocorticoid và glucocorticoid. Bạn nên dùng thuốc 2 – 3 lần/ ngày để có hiệu quả tốt nhất.
- Thuốc mỡ Betamethasone 0.05 – 1%: Là một loại corticosteroid bôi tại chỗ có cường độ trung bình. Thuốc tạo ra tác dụng chống viêm bằng cách ức chế tế bào Langerhans và quá trình sản xuất lymphokines . Nồng độ Betamethasone được chọn tùy theo đối tượng sử dụng: Loại 0,05-0,1% được dùng cho người lớn và loại 0,05% dùng cho trẻ em.
- Thuốc mỡ Triamcinolone: Tác dụng và cơ chế của thuốc tương tự như Betamethasone. Thuốc mỡ Triamcinolone 0,1% được dùng cho người lớn và thuốc mỡ 0,025% được dùng cho trẻ em bị viêm da dị ứng.
6.3 Sử dụng thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, sung huyết phù nề da trong các đợt cấp của bệnh nhân viêm da dị ứng.
Một số thuốc thường gặp như:
- Hydroxyzine: Là thuốc kháng histamin có tác dụng chống ngứa, giải lo âu và an thần nhẹ. Thuốc thường được bào chế dưới dạng siro uống với hàm lượng 10mg/ 5 mL.
- Diphenhydramine: Là một loại thuốc đối kháng thụ thể histamin H1 sở hữu đặc tính kháng cholinergic từ trung bình đến cao. Tùy vào đối tượng và mức độ viêm da dị ứng mà bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân sử dụng thuốc bôi, thuốc uống dạng viên, dạng siro hoặc thuốc truyền qua tĩnh mạch.
6.4 Sử dụng thuốc kháng sinh
Liệu pháp kháng sinh được áp dụng khi người bệnh viêm da dị ứng kinh niên xuất hiện nhiễm trùng, thường là do vi khuẩn S.aureus (tụ cầu) hoặc streptococcus (liên cầu) gây ra.
Các thuốc kháng sinh thường được sử dụng gồm có:
- Cephalexin: Cephalexin là một cephalosporin thế hệ I giúp tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc được chỉ định cho những bệnh nhân viêm da dị ứng bị nhiễm khuẩn tụ cầu. Cephalexin thường được dùng dưới dạng hỗn dịch 125 mg / 5 mL hoặc 250 mg / 5 mL.
- Penicillin VK: Thuốc có tác dụng ức chế sinh tổng hợp mucopeptide của thành tế bào nhờ đó, tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Penicillin VK phát huy hiệu quả tốt nhất trong giai đoạn vi khuẩn đang nhân lên. Nếu nồng độ không đủ, thuốc chỉ có thể chỉ tạo ra tác dụng kìm khuẩn. Vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối tuân thủ liều dùng đã được bác sĩ chỉ định.
- Clindamycin: Clindamycin là một lincosamide để điều trị nhiễm trùng nghiêm trọng do tụ cầu và liên cầu khuẩn. Thuốc giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn bằng cách ngăn chặn sự phân ly của peptidyl t-RNA từ ribosome, khiến quá trình tổng hợp protein phụ thuộc RNA bị ngừng lại. Clindamycin có thể sử dụng qua đường uống hoặc tiêm tùy mức độ nhiễm khuẩn của người bệnh.
Ngoài các loại thuốc trên tùy thuộc tình trạng, nguyên nhân gây bệnh bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác như: thuốc điều hòa miễn dịch, thuốc ức chế Interleukin, thuốc ức chế Phosphodiesterase-4 , thuốc chống virus… Việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ.
Sodermix – Giải pháp an toàn cho người viêm da dị ứng kinh niên
Một trong những rắc rối lớn nhất mà người viêm da dị ứng kinh niên chính là tác dụng phụ của các thuốc điều trị khi dùng trong thời gian dài. Vậy, làm thế nào để có thể giải quyết triệu chứng bệnh hiệu quả và an toàn? – Giải pháp cho bạn chính là sản phẩm Sodermix.
Sodermix là sản phẩm trị viêm da dị ứng có thành phần hoàn toàn tự nhiên, không chứa corticoid. Vì vậy, người bị viêm da dị ứng kinh niên có thể an tâm sử dụng sản phẩm trong thời gian dài mà không cần lo lắng về tác dụng phụ. Bên cạnh đó, Sodermix sở hữu cơ chế trị viêm da dị ứng chuyên biệt, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu.
Ngoài ra, trong Sodermix còn chứa tinh chất quả bơ và dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, khắc phục tình trạng da bị khô ráp, căng cứng hay bong tróc. Đặc biệt, dạng bào chế kem bôi có tỷ lệ dầu: nước lý tưởng giúp Sodermix thấm nhanh vào da, không gây nhờn, bết dính hay bí da sau khi sử dụng.
Bạn chỉ cần rửa sạch vùng da bị viêm da dị ứng, thấm khô với khăn mềm rồi bôi một lớp mỏng Sodermix lên da. Thực hiện thao tác này mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ thấy các đợt viêm da dị ứng cấp được cải thiện rõ rệt. Với người viêm da dị ứng kinh niên, sử dụng Sodermix đều đặn mỗi ngày sẽ thấy da mềm, dễ chịu hơn và số lần bệnh tái phát giảm hẳn.
Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”
VII. Phòng ngừa viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng tái phát nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm sẽ trở thành viêm da dị ứng kinh niên. Để ngăn chặn điều này, người bệnh cần chú ý điều trị đúng hướng dẫn của bác sĩ và điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt để hạn chế số lần tái phát của bệnh.
Dưới đây là một số điểm lưu ý dành cho bạn:
- Sử dụng quần áo từ chất liệu mềm mại: Tốt nhất bạn nên dùng quần áo từ 100% cotton. Loại vải này trơn, mềm, thấm hút tốt và rất thoáng khí. Nhờ đó, bạn sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ da bị kích ứng bởi chất liệu quần áo.
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng mát mẻ: Bạn không nên để cơ thể quá nóng khiến da đổ mồ hôi, tăng tiết nhờn và cũng không nên để nhiệt độ phòng quá lạnh khiến da bị khô, dễ kích ứng. Kiểm soát tốt điều này cũng chính là một cách hiệu quả để hạn chế số lần viêm da dị ứng tái phát.
- Tránh dùng chất giặt tẩy mạnh: Bạn không nên dùng các sản phẩm xà phòng, nước giặt chứa chất tẩy trắng hoặc chất làm mềm vải. Những hóa chất này có thể gây kích ứng và khiến viêm da dị ứng bùng phát.
- Chăm sóc da bằng sản phẩm tự nhiên: Các loại sữa tắm, kem dưỡng da nên có nguồn gốc tự nhiên để hạn chế nguy cơ kích ứng. Một cách tốt hơn là bạn nên xin ý kiến của bác sĩ da liễu để chọn được sản phẩm chăm sóc da an toàn.
- Tránh các tác nhân dị ứng: Có thể là: thực phẩm, mỹ phẩm, lông động vật,… Bạn nên tự lập một ghi chú để theo dõi những yếu tố gây dị ứng và chủ động loại bỏ nó khỏi chế độ sinh hoạt hàng ngày.
Mặc dù khó kiểm soát nhưng viêm da dị ứng kinh niên không quá đáng sợ. Vậy nên, thay vì lo lắng quá mức, bạn nên tập trung giải quyết triệu chứng và chăm sóc da thật tốt ở thời điểm trong và sau khi bệnh bùng phát. Chỉ khi những điều này được thực hiện tốt thì viêm da dị ứng kinh niên mới được kiểm soát hiệu quả. Hy vọng rằng, bài viết trên đây đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích để đối phó với căn bệnh này.
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.