Viêm da tiếp xúc kích ứng - Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả
Viêm da tiếp xúc kích ứng hay kích ứng da là một bệnh da liễu không hề hiếm gặp hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận biết được chứng bệnh này vì triệu chứng khá tương đồng với một số bệnh da liễu khác. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chứng bệnh viêm da tiếp xúc này xem triệu chứng điển hình của chúng ra sao. Cách chăm sóc và điều trị khi bị mắc viêm da tiếp xúc kích ứng như nào là tốt và hiệu quả nhé.
Mục lục
Viêm da tiếp xúc kích ứng là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Viêm da tiếp xúc kích ứng là một dạng của viêm da tiếp xúc, khi đó da bị châm chích, mẩn đỏ, ngứa, nóng rát, thậm chí là phồng rộp,… và đây được coi là kết quả của việc da phản ứng lại khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích ứng như nọc độc côn trùng, hóa chất, chất tẩy rửa,… hoặc có thể do ma sát với quần áo, giầy dép.
Một số loại hóa chất như Sodium Lauryl Sulfate hay Phthalates được coi là dễ gây kích ứng da hơn cả. Chúng có nhiều trong sữa tắm, dầu gội, mỹ phẩm, nước hoa, chất bảo quản, chất tạo màu. Ngoài ra nếu da cọ sát quá nhiều với những loại quần áo, giầy dép có chất liệu thô cứng như jeans, nylon, plastic,… cũng gây ra sự kích ứng.
Các triệu chứng mà viêm da tiếp xúc kích ứng gây ra chỉ bộc phát ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây kích ứng và xuất hiện trong thời gian ngắn. Bệnh có thể tự khỏi trong một vài ngày hoặc sau khi ngừng sử dụng sản phẩm có chứa chất gây kích ứng.
Kích ứng da có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu, cơ địa nhạy cảm. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng gây nên nhiều khó chịu, phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ của người bệnh. Chính vì vậy, khi nhận thấy da xuất hiện những tổn thương do kích ứng, người bệnh cần có biện pháp khắc phục sớm, tránh để lâu sẽ khiến việc điều trị khó khăn hơn.
➤ Xem thêm về bệnh viêm da tiếp xúc tại: Viêm da tiếp xúc là bệnh gì?
Dấu nhiều nhận biết viêm da tiếp xúc kích ứng
Các triệu chứng viêm da tiếp xúc kích ứng thường rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác, do đó chúng ta cần lưu ý, nhận diện kỹ những dấu hiệu điển hình của bệnh dưới đây:
Triệu chứng nổi mẩn ngứa trên da
Nổi mẩn ngứa là tình trạng thường gặp nhất ở các bệnh ngoài da cho nên chỉ nhìn thoáng qua vào triệu chứng này chúng ta rất dễ bị nhầm lẫn các bệnh với nhau. Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì chúng ra sẽ thấy được sự khác biệt, với người bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng thì chỉ khoảng một vài giờ sau khi tiếp xúc tác nhân gây kích ứng, da sẽ xuất hiện tình trạng mẩn ngứa, khó chịu.
Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà mẩn ngứa có thể xuất hiện sớm hay muộn. Có người vừa mới tiếp xúc với tác nhân đã nổi mẩn ngứa ngay nhưng có người vài tiếng sau mới xuất hiện. Những mẩn ngứa này khiến bệnh nhân khó chịu, luôn muốn cào gãi để giải tỏa cơn ngứa ngáy. Tuy nhiên việc này rất nguy hại, nó có thể khiến vùng da kích ứng bị tổn thương, thậm chí còn dẫn đến phù nề, nhiễm trùng,…
Triệu chứng nổi đỏ, xung huyết trên da
Bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc kích ứng thường sẽ xuất hiện tình trạng nổi đỏ, xung huyết trên da. Triệu chứng này thường xuất hiện không lâu sau những cơn ngứa ngáy. Những vết ửng đỏ này có ranh giới rõ ràng, rất dễ nhận biết, thậm chí nhiều trường hợp nó còn mang luôn hình dạng tương ứng với tác nhân kích ứng như hình của quai dép, vòng tay,…
Triệu chứng nổi sẩn trên da
Những nốt sẩn đỏ sẽ xuất hiện tại vùng da bị kích ứng với kích thước khá nhỏ lúc đầu nhưng sau đó chúng sẽ to dần, nặng hơn và có thể kèm mủ xung quanh.
Triệu chứng khác
Ngoài các triệu chứng điển hình phía trên, khi bị viêm da tiếp xúc kích ứng người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng sau:
- Sốt nhẹ không rõ nguyên nhân
- Nổi hạch ở vùng cổ hoặc các vị trí gần với vùng da bị tổn thương
- Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tăng thêm khi nổi hạch
Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà các triệu chứng này có thể xuất hiện hoặc không. Mức độ của triệu chứng cũng khác nhau ở mỗi người.
Ngoài ra, với mỗi tác nhân gây kích ứng khác nhau thì triệu chứng lại có sự khác nhau, cụ thể:
Triệu chứng viêm da tiếp xúc kích ứng do hóa chất
Tùy theo mức độ phản ứng của mỗi người bệnh mà tình trạng kích ứng sẽ có mức độ khác nhau. Thông thường sẽ có 2 loại triệu chứng của viêm da kích ứng hóa chất, một là triệu chứng tại chỗ, hai là triệu chứng lan rộng toàn thân.
Với loại triệu chứng tại chỗ, người bệnh chỉ xuất hiện các dấu hiệu kích ứng như ngứa, mẩn đỏ, phù nề, rỉ nước,… tại vùng da tiếp xúc hóa chất, những vùng da khác thì vẫn bình thường, không có hiện tượng gì.
Với loại triệu chứng lan rộng toàn thân thường xảy ra do tiếp xúc với một số loại hóa chất sản xuất, hóa chất công nghiệp phản ứng mạnh. Khi này các triệu chứng không chỉ đơn thuần xuất hiện ở vị trí tiếp xúc mà chúng có thể lan rộng ra toàn thân. Người bệnh có thể bị nổi mề đay kèm cảm giác ngứa ngáy, một số người có tiền sử dị ứng hoặc hen phế quản sẽ xuất hiện những cơn hen đi kèm.
Triệu chứng viêm da tiếp xúc kích ứng do côn trùng
Có một số loại côn trùng như bướm, bọ nẹt, sâu róm, sâu ban miêu, rết, kiến ba khoang,… khi chúng ta tiếp xúc hoặc bị chúng đốt sẽ dẫn đến tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng, bởi lẽ cơ thể của những loại côn trùng này chứa rất nhiều độc tố cũng như chất gây kích ứng.
Khi bị viêm da tiếp xúc kích ứng do côn trùng, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như ngứa rát, nổi ửng đỏ tại vị trí tiếp xúc, sau 6-12h da có dấu hiệu sưng phù, vết thương có thể kéo dài thành vệt và phồng rộp, đặc biệt các tổn thương này có thể lan rộng ra xung quanh do cào gãi. Sau 2-3 ngày những tổn thương kích ứng này sẽ mưng mủ, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt nhẹ, nổi hạch ở các vị trí gần với chỗ tổn thương.
Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc kích ứng do côn trùng cũng gần tương tự với bệnh zona thần kinh nhưng hai bệnh này hoàn toàn khác nhau, do đó người bệnh cần chú ý để phân biệt đúng bệnh.
Làm gì khi bị viêm da tiếp xúc kích ứng?
Khi thấy xuất hiện triệu chứng của viêm da tiếp xúc kích ứng, người bệnh nên xử lý theo cách sau:
- Nên rửa sạch vùng da tiếp xúc với tác nhân kích ứng bằng nước, tốt nhất là nên rửa bằng nước lạnh.
- Dùng khăn sạch quấn một vài viên đá lạnh xong chườm lên vùng da bị kích ứng như vậy sẽ giúp da dịu đi, giảm bớt cảm giác khó chịu.
- Không nên dùng các sản phẩm làm sạch như xà phòng, sữa tắm,…. để rửa vùng da bị kích ứng.
Đây chỉ là các bước xử lý tạm thời khi da bị kích ứng, nếu trường hợp nhẹ thì sau khoảng 2-3 ngày khi ngưng tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng thì da sẽ tự khỏi. Còn trường hợp nặng thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định đúng tình trạng và đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Một số phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng hiện nay
Chữa viêm da tiếp xúc kích ứng bằng phương pháp dân gian
Các bài thuốc dân gian chữa viêm da tiếp xúc kích ứng tuy đơn giản nhưng hiệu quả mang lại tương đối khả quan. Với cách này người bệnh sẽ sử dụng các loại thảo dược có tính kháng viêm cao như chè xanh, trầu không, lá lốt để cải thiện tình trạng viêm ngứa, thúc đẩy phục hồi da. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đáp ứng với những triệu chứng kích ứng cấp tính, các tổn thương cơ bản ở trên bề mặt da.
Các bài thuốc phổ biến, được nhiều người áp dụng gồm:
Dùng lá chè xanh trị viêm da kích ứng
Hoạt chất Flavonoid có nhiều trong lá chè xanh được đánh giá cao nhờ công dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa. Người bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng có thể đun nước lá chè xanh uống hàng ngày, kết hợp với việc ngâm rửa vùng da tổn thương. Kiên trì thực hiện cách này trong 2-3 tuần sẽ thấy hiệu quả tích cực, tình trạng viêm ngứa sẽ giảm hẳn và biến mất.
Sử dụng lá trầu không
Tương tự như lá chè xanh thì trong lá trầu không cũng chứa những hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn mạnh, có thể giúp người bệnh giảm tình trạng viêm ngứa ngay lần đầu sử dụng.
Người bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng có thể sử dụng lá trầu không để giảm viêm ngứa trong giai đoạn mới phát triển của bệnh. Cách làm cực kỳ đơn giản: Lấy một nắm lá trầu không mang rửa sạch rồi đem đun sôi cùng với nước sạch, sau đó lấy nước này đem ngâm rửa vùng da bị bệnh. Thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng của viêm da kích ứng thuyên giảm hẳn.
Lá lốt chữa viêm da tiếp xúc kích ứng
Lá lốt cũng là một thảo dược được sử dụng nhiều trong chữa trị viêm da tại nhà. Người bệnh có thể đun nước lá lốt để tắm rửa hoặc đắp hỗn hợp lá lốt giã nhuyễn với muối lên vùng da tổn thương để sát trùng, giảm viêm ngứa. Áp dụng các này hàng ngày, sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Cách chữa viêm da tiếp xúc kích ứng bằng Tây y
Sử dụng thuốc tây y để chữa viêm da tiếp xúc kích ứng chỉ khuyến khích áp dụng nếu các biện pháp chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc tây thường được sử dụng:
- Dung dịch sát khuẩn, sát trùng: Giúp rửa sạch và sát khuẩn vùng da bị tổn thương.
- Kem chứa hydrocortisone: Có tác dụng giảm triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm, nổi mẩn,… Sử dụng trong trường hợp viêm da tiếp xúc nhẹ đến trung bình.
- Kem bôi chứa corticoid: Giảm tình trạng viêm ngứa dữ dội trong trường hợp các tổn thương lan rộng.
- Thuốc kháng histamin: Được sử dụng làm giảm bớt các triệu chứng dị ứng, kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu.
- Thuốc kháng sinh: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Dùng trong trường hợp tổn thương da có nguy cơ bị nhiễm trùng, bội nhiễm.
Sử dụng kem bôi thành phần tự nhiên đẩy lùi triệu chứng viêm da tiếp xúc kích ứng
Các bài thuốc dân gian trị viêm da tiếp xúc kích ứng chỉ thích hợp cho các triệu chứng bệnh nhẹ còn thuốc tây y lại gây ra nhiều tác dụng phụ. Vậy giải pháp nào vừa có thể đáp ứng tốt với các triệu chứng của bệnh vừa không gây ra các tác dụng phụ? Đó là sử dụng kem bôi Sodermix với các thành phần chiết xuất tự nhiên, giúp đẩy lùi tình trạng viêm ngứa da cực kỳ hiệu quả.
Sodermix Cream là liệu pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thị trường giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh, kết hợp với tinh chất bơ và tinh dầu khoáng giúp ngăn chặn quá trình viêm ngứa ở người bị viêm da tiếp xúc.
Dưới đây là cơ chế giảm viêm ngứa của Sodermix với bệnh viêm da
Sodermix là kem bôi ngoài da có xuất xứ từ Pháp, được nhập khẩu chính hãng về Việt Nam và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Phòng tránh viêm da tiếp xúc kích ứng
Viêm da tiếp xúc kích ứng là chứng bệnh có thể phòng tránh được, dưới đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả:
- Khi tiếp xúc với hóa chất hoặc các tác nhân gây kích ứng da cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, găng tay, ủng, khẩu trang, kính bảo hộ,…
- Tùy theo cơ địa mỗi người mà nên tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích ứng như phấn hoa, côn trùng, bụi bẩn, hóa chất, dung môi, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, sơn, kim loại, cao su, xi măng, chất liệu quần áo,…
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay chân cẩn thẩn sau khi tiếp xúc với chất bẩn hoặc hóa chất
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể giúp tăng cường đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật.
- Với những người bị dị ứng với loại thực phẩm nào thì nên tránh sử dụng loại thực phẩm đó. Có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có khẩu phần ăn phù hợp và đủ chất.
Viêm da tiếp xúc kích ứng quả là một chứng bệnh khó chịu vì những triệu chứng phiền phức mà nó mang lại. Vì vậy các bạn nên ghi nhớ và phòng tránh các tác nhân gây viêm da kích ứng là biện pháp hữu hiệu nhất giúp chúng ta tránh được căn bệnh này. Hi vọng các thông tin phía trên sẽ hữu ích cho các bạn trong việc chăm sóc sức khỏe làn da của bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.