Viêm da tiết bã - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Viêm da tiết bã là một loại bệnh da liễu mãn tính, liên quan đến sự rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn kết hợp với sự phát triển quá mức của nấm Malassezia cùng một số yếu tố tác động khác. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nhưng do tính chất dai dẳng, dễ tái phát nên có thể tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt cũng như tâm lý, ngoại hình, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy viêm da tiết bã là bệnh gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi xem những thông tin tổng quan về chứng bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.

Viêm da tiết bã - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả 1

Viêm da tiết bã là bệnh gì?

Viêm da tiết bã hay còn có các tên gọi khác như bệnh chàm da mỡ, viêm da dầu. Đây là một bệnh da liễu mãn tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các vết ban đỏ hoặc hồng, bề mặt có nhiều vảy bong, nhờn ẩm và dính. Chứng bệnh này gây ảnh hưởng nhiều ở trẻ nhỏ từ 0-3 tháng tuổi và người trưởng thành.

Viêm da tiết bã là chứng bệnh liên quan đến rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn, kết hợp với sự tăng sinh quá mức của loại nấm men tên Malassezia. Bệnh có thể xảy ra  ở các vùng da khác nhau trên cơ thể, nơi có tuyến dầu hoạt động mạnh như da đầu, da mặt, vùng cổ, ngực, sau tai, gốc mũi,

Đây là bệnh lý da liễu tiến triển mãn tính, dai dẳng và rất dễ tái phát. Bệnh chỉ gây nên các tổn thương da chứ ít gây ngứa ngáy như các bệnh viêm da mãn tính khác, nếu được điều trị và chăm sóc tích cực, các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát hoàn toàn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã

Cho đến hiện tại thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh viêm da tiết bã, chỉ biết rằng có rất nhiều yếu tố khác nhau gây nên tình trạng này.  Dưới đây là một số yếu tố được coi là vai trò chính:

  • Trên da có một loại nấm men có tên là Malassezia và sự phát triển quá mức của chúng có thể là yếu tố gây nên tình trạng viêm da tiết bã
  • Hormone nội tiết tố androgen tăng cao
  • Rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn khiến lượng dầu thừa trên da tăng sinh nhiều
  • Tiền sử gia đình có người bị viêm da tiết bã
  • Tác dụng của một số phản ứng viêm

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã 1Sự phát triển quá mức của nấm Malassezia trên da là một trong những yếu tố gây viêm da tiết bã

Ngoài các yếu tố trên thì một số yếu tố được coi là có khả năng kích hoạt hoặc làm tình trạng viêm da trở nên trầm trọng hơn gồm:

  • Căng thẳng thần kinh, lo lắng, stress
  • Thời tiết lạnh và khô
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng da có chứa cồn
  • Da dầu
  • Có tiền sử mắc các rối loạn da khác như vẩy nến, mụn trứng cá, chứng đỏ mặt,..

Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm da tiết bã

Khi bị viêm da tiết bã, người bệnh thường có các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện các vảy đỏ trên da
  • Nếu bị viêm da tiết bã trên đầu thì da đầu xuất hiện các vảy trắng trông như gàu. Khi cào gãi thì các vảy này bong ra, lẫn vào tóc và rơi xuống cổ và vai người bệnh
  • Với trẻ mới sinh thường có các vảy vàng trên đầu (thường gọi là cứt trâu). Tuy “cứt trâu” không gây ngứa nhưng nếu gãi ở vùng này có thể khiến da bị trầy xước, dẫn đến chảy máu hoặc nhiễm trùng nhẹ
  • Nếu bị viêm da tiết bã ở vùng mí mắt có thể dẫn tới viêm bờ mi, khiến mi sưng đỏ, có vảy trêm mép mí mắt
  • Xuất hiện các mảng vảy hơi hồng ở cả hai bên mặt
  • Trên ngực và chân tóc xuất hiện các mảng bong tróc giống hình những cánh hoa hoặc hình tròn
  • Vùng da ở các nếp gấp khuỷu tay, chân, bẹn, nách,… ửng đỏ
  • Các nang lông ở vùng da tổn thương bị viêm nhiễm

Đối tượng nào có nguy cơ bị viêm da tiết bã?

Theo nghiên cứu thì có đến 11% dân số bị viêm da tiết bã. Đối tượng thường gặp nhất là trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi và người lớn từ 30-60 tuổi và nam giới nhiều hơn phụ nữ.

Đối tượng nào có nguy cơ bị viêm da tiết bã? 1

Ngoài ra, nếu được sinh ra với làn da dầu nhờn bẩm sinh thì khả năng mắc chứng bệnh này cũng cao hơn. Việc sống ở nơi thời tiết lạnh, hanh khô tuy không trực tiếp gây ra bệnh viêm da tiết bã nhưng chúng lại khiến bệnh bùng phát và trở nên trầm trọng hơn.

Và nếu gặp phải một trong những vấn đề sức khỏe này thì nguy cơ bạn bị viêm da tiết bã cũng cao hơn:

  • Người bị suy giảm miễn dịch: người ghép tạng, người bị ung thư hạch bạch huyết, người bị nhiễm HIV
  • Người bị rối loạn tâm thần, trầm cảm
  • Người mắc các bệnh thần kinh như: bệnh Parkinson, bệnh động kinh, chấn thương tủy sống, rối loạn vận động chậm, liệt dây thần kinh mặt,…
  • Người bị mắc chứng rối loạn bẩm sinh, chẳng hạn như hội chứng Down
  • Sử dụng các loại thuốc hướng thần (hướng tâm thần): Lithium, Buspirone, Haloperidol decanoate, Chlorpromazine,…

Chẩn đoán viêm da tiết bã

Các bác sĩ da liễu chẩn đoán viêm da tiết bã chủ yếu dựa vào các đặc điểm lâm sàng như hình thái tổn thương da, thời điểm khởi phát, vùng da bị ảnh hưởng,… Cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng như nuôi cấy và soi trực tiếp da để xác định xem có sự hiện diện của nấm Malassezia không.

Ngoài ra, một số trường hợp, bác sĩ có thể phải làm sinh thiết mô bệnh học để chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như vẩy nến hay viêm da cơ địa.

Còn với những trường hợp viêm da tiết bã không có các tổn thương điển hình, khi đó, bác sĩ có thể tiến hành phân biệt với một số bệnh lý da liễu có triệu chứng tương tự để loại trừ các khả năng có thể xảy ra.

Phương pháp điều trị viêm da tiết bã hiệu quả

Viêm da tiết bã là bệnh da liễu mãn tính và không thể điều trị dứt điểm. Các biện pháp điều trị hiện tại chỉ nhằm giúp giảm triệu chứng, hạn chế bệnh tái phát. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm da tiết bã được sử dụng phổ biến.

Điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc Tây

Loại thuốc bạt sừng tại chỗ

Viêm da tiết bã thường đặc trưng bởi tình trạng da bị bong vảy trắng, do đó để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ làm bong vảy (thuốc bạt sừng) chứa các thành phần như Acid lactic, Acid salicylic, kẽm pyrithion, than hoạt tính,… Nếu các tổn thương xảy ra ở vùng da đầu thì các bác sĩ sẽ chỉ định các loại dầu gội chứa các hoạt chất nói trên.

Các loại thuốc kháng nấm tại chỗ

Với trường hợp người bệnh viêm da tiết bã chỉ bị tổn thương da từ nhẹ đến trung bình sẽ được các bác sĩ kê thuốc kháng nấm tại chỗ dưới dạng kem bôi hoặc dầu gội chứa Ciclopirox và Ketoconazol. Còn trường hợp nếu chủng nấm Malassezia kháng thuốc chống nấm azol, các bác sĩ có thể thay thế bằng selenium sulfit hay Zinc pyrithion,…

Thuốc điều trị tại chỗ chứa Fluocinolone

Ở giai đoạn khởi phát của viêm da tiết bã, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc bôi tại chỗ chứa Fluocinolone trong từ 1-3 tuần nhằm giảm viêm và giảm bùng phát bệnh. Trường hợp bị viêm da tiết bã ở đầu, việc điều trị lúc này chủ yếu là sử dụng dầu gội chứa Fluocinolone.

Thuốc bôi chứa Corticoid

Điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc Tây 1

Nếu viêm da tiết bã xảy ra tại các vị trí như mặt, ngực, tai,… thì các bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng corticoid dạng điều trị tại chỗ chứa các dẫn xuất như Desonid, Betamethason, Fluocinolon,… Tuy nhiên, corticoid dùng trong trường hợp này chỉ được ở nồng độ thấp nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc ức chế Calcineurin

Gồm các loại như Pimecrolimus và Tacrolimus. Thuốc có tác dụng giảm viêm và ngứa, đồng thời ưu điểm là không gây teo da như corticoid nên thường được ưu tiên sử dụng cho vùng da mặt và tai khi bị viêm da tiết bã.

Thuốc kháng nấm dạng uống

Được chỉ định trong trường hợp viêm da tiết bã gây tổn thương da nặng hoặc không đáp ứng với các loại thuốc phía trên. Thuốc kháng nấm dạng uống thường sử dụng trong điều trị viêm da tiết bã là Itraconazol, có tác dụng ức chế và kìm hãm vi nấm phát triển, ngăn ngừa các tổn thương da lan rộng.

Thuốc kháng sinh đường uống

Sử dụng trong trường hợp viêm da tiết bã có dấu hiệu bội nhiễm hoặc các tổn thương lan rộng có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.

Sử dụng phương pháp quang trị liệu điều trị viêm da tiết bã

Với những trường hợp tổn thương do viêm da tiết bã kéo dài, dai dẳng và phức tạp thì các bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng liệu pháp ánh sáng để chữa trị. Phương pháp này sử dụng tia UVA hoặc UVB nhân tạo chiếu trực tiếp lên vùng da tổn thương nhằm giúp bong vảy và giảm các triệu chứng đi kèm. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là làm tăng nguy cơ ung thư da và thúc đẩy nhanh tốc độ lão hóa của da.

Trị viêm da tiết bã bằng phương pháp tự nhiên

Tùy thuộc vào từng loại da và độ nhạy cảm của chúng mà sự kích thích bùng phát viêm da tiết bã là khác nhau. Các liệu pháp tự nhiên điều trị viêm da tiết bã được coi là khá an toàn, giúp hạn chế các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tái phát tương đối hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp tự nhiên trị viêm da tiết bã được áp dụng phổ biến:

Chăm sóc da tốt

Khi bị viêm da tiết bã, nhất là các tổn thương xảy ra ở vùng mặt thì cách tốt nhất lúc này là giữ da sạch sẽ bằng cách rửa hàng ngày với nước sạch hoặc sữa rửa mặt chuyên dụng.

Phơi nắng vào sáng sớm vừa giúp tăng cường vitamin D vừa có thể ngăn chặn sự phát triển của nấm men gây bùng phát viêm da tiết bã.

Với trường hợp người lớn bị viêm da tiết bã trên đầu, có thể sử dụng dầu gội trị gàu không kê đơn có chứa acid salicylic, selen sulfide hoặc kẽm pyrithione.

Sử dụng dầu cá

Trị viêm da tiết bã bằng phương pháp tự nhiên 1

Dầu cá chứa nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng chống viêm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung dầu cá giúp làm giảm các triệu chứng viêm da khác nhau.

Việc sử dụng dầu cá làm giảm các triệu chứng viêm da tiết bã muốn có hiệu quả cao thì cần tuân theo chỉ dẫn nhất định. Trước khi có ý định bổ sung omega-3 người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là bổ sung cho mẹ đang cho con bú hoặc trẻ dưới 1 tuổi.

Nha đam

Trong nha đam cũng chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, dưỡng ẩm, hiệu quả trong việc điều trị viêm da tiết bã. Sử dụng nha đam có thể giúp ngăn chặn sự bùng phát và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Dùng gel nha đam bôi tại chỗ giúp kiểm soát các mẩn đỏ và ngứa khi bùng phát viêm da tiết bã. Để kiểm tra xem có bị dị ứng với nha đam hay không, người bệnh nên thoa trước một lượng nhỏ gel nha đam lên vùng da lành, nếu không có phản ứng gì trong vòng 12-24 giờ thì có thể sử dụng tại chỗ an toàn.

Lưu ý: Các phản ứng dị ứng có thể phát triển theo thời gian vậy nên người bệnh nên ngừng sử dụng nha đam ngoài da nếu có dấu hiệu dị ứng. Ngoài ra, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ về sự an toàn và liều lượng trước khi cho trẻ em dưới 10 tuổi sử dụng nha đam.

Một số tác dụng phụ khi sử dụng gel nha đam tại chỗ có thể xảy ra gồm: Đỏ da, bỏng da, dị ứng tiềm ẩn với những người có da nhạy cảm,…

Men vi sinh Probiotics

Probiotics giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm phản ứng viêm trên toàn cơ thể. Bổ sung Probiotics thúc đẩy phản ứng miễn dịch mạnh hơn, giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm do viêm da tiết bã gây ra.

Tuy nhiên với trẻ dưới 1 tuổi thì không nên cho dùng bất kỳ sản phẩm nào có men vi sinh vì tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng viêm với trẻ nhỏ chưa được nghiên cứu.

Sử dụng các loại tinh dầu

Trị viêm da tiết bã bằng phương pháp tự nhiên 2

Một số loại tinh dầu có thể pha loãng và sử dụng tại chỗ giúp làm giảm các triệu chứng của viêm da tiết bã như: tinh dầu hòa anh thảo, tinh dầu cây chè, tinh dầu lưu ly, dầu hạt nho đen,… Chúng có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa và mẩn đỏ. Trước khi dùng nên pha loãng tinh dầu này với các loại dầu nền như dầu dừa hay dầu oliu để dễ thẩm thấu và mang lại hiệu quả cao.

Việc sử dụng tinh dầu chữa viêm da tiết bã cho trẻ sơ sinh hoặc phụ nữ đang cho con bú cần cực kỳ thận trọng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Không được nuốt tinh dầu mà chỉ nên sử dụng tại chỗ hoặc dùng qua máy khuếch tán.

Dùng kem bôi Sodermix

Các biện pháp nói trên chỉ là biện pháp kết hợp, giúp giảm các triệu chứng một cách tạm thời và hạn chế nguy cơ tái nhiễm. Tuy nhiên, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian và đôi khi các triệu chứng không thuyên giảm. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng một số loại thuốc mỡ, kem bôi ngoài da để giảm ngứa một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn, đó là sử dụng kem Sodermix.

Kem Sodermix là kem bôi ngoài da có xuất xứ từ Pháp, được nhập khẩu chính hãng về Việt Nam và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN.

Dùng kem bôi Sodermix 1
Kem Sodermix – giải pháp hiệu quả cho tình trạng da bị mẩn đỏ, ngứa, tróc vẩy

Đây là sản phẩm được các chuyên gia da liễu đánh giá cao trong điều trị viêm da tiết bã, vẩy nến,… Kem có tác dụng cắt đứt cơn ngứa một cách nhanh chóng, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương, cung cấp độ ẩm cần thiết làm da căng mịn. Ngoài ra, kem Sodermix còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn và hạn chế hình thành sẹo lồi sau tổn thương.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm da tiết bã

Thời tiết có khiến bệnh viêm da tiết bã nhờn nặng hơn không?

Trả lời: Có. Thời tiết có ảnh hưởng đến bệnh viêm da tiết bã.

Nếu thời tiết lạnh hoặc hanh khô sẽ khiến tình trạng viêm da tiết bã trở nên nặng hơn

Vào mùa hè, tia UVA và UVB từ ánh nắng mặt trời có thể giúp tiêu diệt các loại nấm men phát triển quá mức trên da (yếu tố dẫn tới viêm da tiết bã). Tuy nhiên cần tránh không phơi nắng quá đà có thể khiến da bị cháy nắng.

Một số loại thực phẩm có thể kích hoạt hoặc làm giảm viêm da tiết bã không?

Trả lời:

Có nhiều giả thuyết được đưa ra về thực phẩm cũng như chế độ ăn uống ảnh hưởng đến tình trạng viêm da tiết bã, tuy nhiên các chuyên gia thực sự vẫn chưa tìm ra bằng chứng cho rằng thực phẩm gây ra hoặc làm giảm viêm da tiết bã. Do đó, chế độ ăn uống không ảnh hưởng đến viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã có gây rụng tóc không?

Trả lời: Không, viêm da tiết bã không gây rụng tóc.

Trả lời:

Viêm da tiết bã và mụn trứng cá có thể xuất hiện cùng lúc, ở những vị trí giống nhau trên cơ thể và cả hai đều bị ảnh hưởng bởi lượng dầu trên da. Những người bị mụn trứng cá thường dễ bị viêm da tiết bã hơn bình thường.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng bệnh viêm da tiết bã. Qua đây chúng ta có thể thấy rằng, tuy viêm da tiết bã không phải là chứng bệnh gây ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe của người bệnh nhưng nó lại ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ, có thể khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm. Do đó, khi thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn cần đi thăm khám sớm và thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị, sớm dứt điểm bệnh, hạn chế tối đa tình trạng bệnh tái phát.

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...