Dấu hiệu cảnh báo tổ đỉa - Tuyệt đối đừng bỏ qua!

Dấu hiệu bất thường trên da do tổ đỉa thường nhỏ và ít được chú ý. Vì thế, nhiều bệnh nhân đã vô ý bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh lý da liễu khác, khiến cho bệnh tổ đỉa nhanh chóng tiến triển, gây tổn thương trên diện rộng. Bài viết dưới đây đã tổng hợp tất cả dấu hiệu tổ đỉa, giúp bạn nhận diện bệnh sớm hơn tốt hơn. Cùng theo dõi nhé!

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa ( có tên khoa học là Dyshidrosis Eczema) là một bệnh lý viêm da cơ địa, thuộc thể đặc biệt của bệnh Chàm – Eczema. Bệnh tiêu biểu bởi những mụn nước li ti mọc thành đám ở bàn tay, bàn chân… đi kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Bệnh tổ đỉa là gì? 1
Hình ảnh minh họa bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa không phải bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, nhưng những triệu chứng của bệnh làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mĩ và sinh hoạt của người bệnh. Đúng như tên gọi “tổ đỉa”, các triệu chứng của tổ đỉa thường kéo dài, “dai như đỉa”, dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi khiến việc điều trị bệnh rất khó khăn.

☛ Chi tiết: Tất tần tật về bệnh tổ đỉa!

Triệu chứng giúp nhận biết bệnh tổ đỉa

Khi gặp các điều kiện thích hợp, các dấu hiệu của bệnh tổ đỉa sẽ xuất hiện và kéo dài đến vài tuần. Bệnh nhân có thể dễ dàng nhận biết các triệu chứng của bệnh tổ đỉa trên da như:

Xuất hiện mụn nước

Mụn nước là dấu hiệu tổ đỉa đầu tiên và dễ nhận thấy nhất, cảnh báo cơ thể bạn đang có bị bội nhiễm vi khuẩn.

Xuất hiện mụn nước 1
Hình ảnh mụn nước ở bệnh nhân bị tổ đỉa

Mụn nước thường xuất hiện ở mu bàn tay, bàn chân, lòng bàn tay, bàn chân… Các mụn nước này có kích thước rất nhỏ, chỉ từ 1 – 2mm, mọc sâu ở lớp thượng bì dưới da thành từng cụm, từng đám. Mụn có màu trắng hơi vàng, hơi ngà, khi sờ vào, bệnh nhân sẽ thấy mụn hơi cứng.

Bạn cần lưu ý phân biệt rõ mụn nước là triệu chứng của bệnh tổ đỉa hay các bệnh da liễu khác như zona, chân tay miệng, thuỷ đậu… Nếu bệnh nhân chỉ thấy xuất hiện triệu chứng mụn nước mà không thấy các dấu hiệu khác thì khả năng cao đây là triệu chứng của bệnh tổ đỉa.

Cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt dưới da

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa dù nặng hay nhẹ đều gặp phải triệu chứng ngứa ngáy, bứt rứt dưới da, chủ yếu ở vùng da bị bệnh tổ đỉa, mọc mụn nước.

Triệu chứng này gây rất nhiều khó chịu và bất tiện cho cuộc sống hằng ngày. Ngứa nhiều khiến bệnh nhân có phản ứng gãi, nhưng càng gãi lại càng ngứa. Một số trường hợp gãi ngứa, ma sát quá mạnh tay không chỉ gây đau rát, mà còn làm vỡ mụn nước, chảy dịch, lan rộng tình trạng tổ đỉa.

Với một số bệnh nhân thường xuyên phải tiếp xúc nhiều với nước, các chất hóa học gây kích ứng da như xà phòng, dầu rửa bát, sữa tắm… tình trạng ngứa sẽ ngày càng nặng hơn.

Cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt dưới da tưởng chừng đơn giản nhưng chúng lại có thể gây biến chứng như mất ăn, mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể ở nhiều bệnh nhân tổ đỉa.

☛ Tham khảo thêm: Mẹo giảm ngứa do tổ đỉa nhanh hiệu quả

Bóng nước lớn do các mụn nước tạo thành

Sau một thời gian ngắn khởi phát tổ đỉa, các mụn nước li ti ở gần nhau kết hợp với nhau tạo thành mụn nước có các bóng nước rất lớn. Chúng có kích thước lớn hơn và màu sắc đục hơn các mụn nước thông thường.

Bóng nước lớn do các mụn nước tạo thành 1
Hình ảnh các bóng nước lớn ở bệnh nhân tổ đỉa

Bóng nước lớn nằm rất sâu dưới da, chỉ hơi trồi lên bề mặt một chút, dày cứng, khó vỡ. Chúng khiến tổ đỉa lan rộng sang các vùng da lành nhanh hơn rất nhiều so với các mụn nước li ti ban đầu.

Nếu nhận thấy các dấu hiệu bóng nước lớn ở vùng da tổ đỉa, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Vùng da tổn thương khô và tróc vảy cứng

Tình trạng da khô thường xuất hiện ở vùng da bị tổn thương do bệnh tổ đỉa. Tình trạng này tương tự như bệnh nhân bị khô da do nứt nẻ nhưng lâu lành hơn. Mụn nước mọc càng nhiều, tình trạng khô da, thiếu nước càng trầm trọng.

Khi mụn nước xẹp xuống, khô lại sẽ hình thành các vảy dày sừng, có màu vàng đục mất thẩm mĩ trên da. Sau một thời gian, các mảng da khô sẽ tự tróc ra, để lộ lớp da non bên dưới.

Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, triệu chứng này có thể dẫn tới tình trạng khô nứt da gây tổn thương và đau rát cho người bệnh.

Chảy dịch xung quanh mụn nước

Chảy dịch xung quanh mụn nước thường khó phát hiện do nhiều bệnh nhân lầm tưởng đó là mồ hôi. Thực tế, chất dịch này là các huyết tương được tích lũy bên trong mụn nước, ở các tế bào bị tổn thương. Khi mụn nước bị vỡ, các chất dịch này sẽ được giải phóng ra ngoài.

Các chất dịch này có chứa nhiều mầm bệnh tổ đỉa, có thể lây lan sang các vùng da lành xung quanh, khiến tình trạng tổ đỉa nặng hơn, làm tổn thương da và có thể tăng nguy cơ bội nhiễm ở vị trí chảy dịch.

Sưng hạch bạch huyết (ít gặp)

Ở giai đoạn nặng của bệnh tổ đỉa, bệnh nhân có thể có biểu hiện sưng hạch bạch huyết.

Phần lớn các hạch này xuất hiện nhiều hơn ở vùng nách và ngực. Hiện tượng này là do cơ thể bệnh nhân bị nhiễm trùng, làm hoạt hóa hệ thống miễn dịch của cơ thể tăng sinh các tế bào miễn dịch như bạch cầu lympho, bạch cầu đa nhân trung tính… Trong đó, hạch bạch huyết là nơi sản sinh ra các tế bào này. Khi số lượng tế bào bạch cầu tăng nhanh cũng sẽ làm tăng thể tích hạch bạch huyết.

Biến dạng móng chân móng tay

Biến dạng móng chân móng tay 1
Hình ảnh minh họa biến dạng móng tay do bệnh tổ đỉa

Biến dạng móng tay, móng chân là triệu chứng ít gặp, chủ yếu ở bệnh nhân đã mắc tổ đỉa một thời gian dài. Tuy vậy, đây vẫn được coi là một triệu chứng dễ nhận biết và đáng chú ý.

Lý giải cho dấu hiệu này, các bác sĩ giải thích đó là do ảnh hưởng của hiện tượng sưng các hạch bạch huyết, gây biến dạng móng theo thời gian.

Khi có dấu hiệu tổ đỉa cần làm gì?

Khám bác sĩ sớm nhất có thể

Tổ đỉa là căn bệnh ngoài da gây khó chịu cho người bệnh, rất dễ tái phát và lan rộng trên da. Nếu nhận thấy dấu hiệu của tổ đỉa, bạn cần đi khám sớm nhất để có thể kiểm soát nhanh các triệu chứng của bệnh, hạn chế nguy cơ tiến triển. Đặc biệt, những dấu hiệu sau báo hiệu bệnh nhân nên được đi khám ngay:

  • Các mụn nước trên da xuất hiện với số lượng lớn, lan rộng, dày đặc trên da.
  • Tổ đỉa có kèm theo dấu hiệu sưng hạch bạch huyết, sốt cao…
  • Ngứa ngáy do bệnh tổ đỉa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh.

Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt

Để kiểm soát tốt các dấu hiệu tổ đỉa, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:

  • Hạn chế gãi ngứa: Hành động gãi, cọ sát có thể làm tổn thương vùng da bị tổ đỉa, vỡ các mụn nước, khiến bệnh tổ đỉa có thể lây lan sang các vùng da lân cận, làm bệnh nặng hơn, tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Hạn chế tiếp xúc: Chất bẩn, xà phòng, hóa chất gây kích ứng… có thể làm nặng hơn tình trạng tổ đỉa, làm bệnh tái phát. Vì vậy, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc hoặc đeo găng tay, đồ bảo hộ khi cần tiếp xúc với các chất này.
  • Lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ: Sữa tắm, sữa rửa mặt… là những đồ dùng sử dụng trực tiếp trên da. Bệnh nhân nên chọn những sản phẩm có tính dịu nhẹ, lành tính, chiết xuất thiên nhiên để hạn chế tối đa sự kích ứng trên da.
  • Bảo vệ da: Trước những tác động của nắng, gió, bụi, ô nhiễm, phấn hoa… bạn nên có biện pháp bảo vệ da như kem chóng nắng, áo nắng… để hạn chế tối đa tác động xấu của chúng với cơ thể.
  • Chế độ ăn uống: Bệnh nhân tổ đỉa nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất vitamin A, C, E giúp tăng sức đề kháng cho da. Đồng thời, một số thực phẩm gây dị ứng da như: thịt chó, nhộng tằm, các loại hải sản… cần được hạn chế trong chế độ ăn hằng ngày. (Chi tiết đọc tại bài: Tổ đỉa nên ăn gì kiêng gì?)
  • Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày: Một cơ thể khỏe mạnh với sức đề kháng tốt giúp bệnh nhân phòng tránh được nguy cơ tổ đỉa tái phát, bội nhiễm. Theo đó, bạn nên luyện tập những bài thể dục, thể thao nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày bạn nhé.

Phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa

Chăm sóc da đúng cách

Chăm sóc da đúng cách 1

Với người bệnh tổ đỉa, da thường bị khô, tổn thương do các mụn nước, việc chăm sóc da hằng ngày với kem dưỡng ẩm rất cần thiết. Da được cung cấp đủ nước vừa giúp hạn chế tình trạng khô da, ngứa ngáy, vừa giúp tăng cường hoạt động của hàng rào bảo vệ da, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại cho da, lây lan bệnh tổ đỉa.

Theo đó, mỗi ngày sau khi tắm, bệnh nhân nên sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm có các thành phần an toàn, dịu nhẹ cho da.

Mẹo trị tổ đỉa tại nhà

Trong trường hợp bệnh tổ đỉa ở mức độ nhẹ, ít gây ảnh hưởng đến người bệnh, các biện pháp trị tổ đỉa tại nhà sẽ giúp giảm bớt khó chịu và đẩy lùi tổ đỉa.

Mẹo dân gian được coi là lành tính, an toàn, phù hợp nên được rất nhiều người bệnh tìm đến và thực hiện. Dưới đây là một số mẹo dân gian trị tổ đỉa tại nhà được rất nhiều người bệnh thử nghiệm thành công:

Chữa tổ đỉa từ lá lốt

Lá lốt là nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn ngày thường, đồng thời cũng là vị thuốc chữa tổ đỉa rất hiệu quả.

Mẹo trị tổ đỉa tại nhà 1

Cách thực hiện rất đơn giản. Bệnh chỉ cần vò nát lá lốt, nấu cùng nước đun sôi trong 10 phút rồi dùng để tắm, rửa vùng da bị bệnh. Hoặc giã nát lá lốt để đắp lên vùng da bị tổ đỉa cũng đem lại hiệu quả tương tự.

☛ Chi tiết tham khảo: 4 cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt

Lá trầu không làm giảm các triệu chứng của bệnh

Lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, giúp đẩy lùi nhanh các triệu chứng của tổ đỉa và thúc đẩy hồi phục vùng da bệnh tổ đỉa.

Với phương pháp này, bệnh nhân chỉ cần giã nát lá trầu không cùng với muối, sau đó đắp lên da trong khoảng 10 phút. Ngoài ra, lá trầu không ngâm với gừng tươi hoặc phèn chua dùng để ngâm, rửa vùng da tổn thương cũng giúp trị tổ đỉa rất hiệu quả.

Lá chè xanh đẩy lùi cơn ngứa

Lá trà xanh có chứa chất chống oxy hóa giúp chống viêm, giảm triệu chứng bệnh. Tắm với nước lá chè xanh mỗi ngày giúp rất nhiều bệnh nhân giảm các cơn ngứa ngày, khó chịu do tổ đỉa gây ra.

Rẻ tiền, dễ thực hiện, an toàn và lành tính là những ưu điểm khiến các mẹo dân gian được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng, tìm kiếm thực hiện. Tuy vậy, hiệu quả điều trị của các mẹo này còn chưa được chứng minh. Tùy vào từng tình trạng bệnh và cơ địa của bệnh nhân mà các biện pháp dân gian có những tác động khác nhau. Nhưng nhìn chung, các biện pháp này chỉ làm giảm triệu chứng, không trị triệt để bệnh tổ đỉa.

Thuốc Tây Y trị tổ đỉa

Dung dịch ngâm rửa

Dung dịch ngâm rửa có tác dụng làm dịu và làm sạch, loại bỏ các vi khuẩn trên vùng da bị tổn thương, nhờ đó giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm ngứa nhanh, giúp làm khô các đốm mụn. Ngoài ra, đây cũng là biện pháp hạn chế sự lây lan của bệnh sang các vùng da lành, phòng tránh nguy cơ bội nhiễm.

Thuốc kháng Histamine

Thuốc kháng Histamine có tác dụng ức chế sản sinh Histamine – một chất trung gian hóa học gây viêm, giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy nặng, kéo dài ở bệnh nhân tổ đỉa.

Thuốc bôi Corticoid

Thuốc bôi Corticoid được dùng khi bệnh trở nặng và không còn sự lựa chọn điều trị nào khác.

Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, làm giảm đỏ, ngứa ở các vùng nổi mụn li ti, giảm nhanh các triệu chứng tổ đỉa.

Các thuốc có chứa Corticoid có thể gây ra các tác dụng phụ như gây dị ứng, ngứa rát, teo da, khô da, thậm chí gây hoại tử. Vì vậy, khi bôi thuốc chứa thành phần Corticoid, bệnh nhân cần sử dụng theo đúng chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Các nhóm thuốc khác

Ngoài các thuốc trên, trong một số trường hợp, một số nhóm thuốc khác cũng được kê đơn như:

  • Thuốc hạ sốt: Paracetamol, Diclofenac….
  • Thuốc kháng sinh: Được dùng khi người bệnh mắc tổ đỉa có bội nhiễm.
Các thuốc Tây Y tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ra tác dụng phụ. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia da liễu trước khi cho bé sử dụng bất kì loại thuốc nào. Đồng thời, người bệnh cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị cũng như thông báo ngay cho bác sĩ nếu thấy bệnh không thuyên giảm hoặc có bất kì dấu hiệu bất thường nào với sức khỏe của mình.

☛ Tham khảo thêm: Thuốc trị tổ đỉa loại nào tốt nhất?

Để vừa đảm bảo hiệu quả điều trị tổ đỉa, vừa đảm bảo sự an toàn, lành tính với làn da, bệnh nhân nên tham khảo một giải pháp trị tổ đỉa khác: kem bôi Sodermix.

Kem bôi Sodermix – khắc tinh của bệnh tổ đỉa

Sodermix Cream được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp và là liệu pháp chữa tổ đỉa hoàn toàn không chứa Corticoid, an toàn và lành tính với làn da.

Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên có thể dùng được cho cả phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có cơ địa da nhạy cảm.

Kem bôi Sodermix - khắc tinh của bệnh tổ đỉa 1

Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa enzym SOD – chiết xuất từ cà chua xanh, có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm, ngứa do tổ đỉa. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da.

Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trị bệnh viêm da cơ địa. Kết quả cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn.

Một nghiên cứu khác thực hiện bởi Hiệp hội Da liễu Croatica đã chứng minh: kem Sodermix vừa kéo dài thời gian khởi phát cơn ngứa, đồng thời làm giảm thời gian ngứa và mức độ ngứa hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân không dùng Sodermix.

Sodermix hiện đã được phân phối tại hơn 5000 nhà thuốc trên toàn quốc, để tìm nhà thuốc gần bạn nhất, vui lòng xem chi tiết địa chỉ “TẠI ĐÂY”

Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà, vui lòng “CLICK VÀO ĐÂY”

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về các dấu hiệu tổ đỉa. Rất mong bài viết sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu nhận thấy bất ki dấu hiệu bất thường nào trên da, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://medlatec.vn/tin-tuc/top-cac-trieu-chung-benh-to-dia-de-nhan-biet-nhat-s107-n22651
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dyshidrosis/symptoms-causes/syc-20352342
  3. https://www.medicalnewstoday.com/articles/320831
  4. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/benh-dia-o-ngon-chan-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-dieu-tri/

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...