Top nguyên nhân gây tổ đỉa hàng đầu!

Bệnh tổ đỉa khiến rất nhiều người gặp khó khăn trong quá trình điều trị như trị hoài không dứt, không hết ngứa. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là vì họ chưa nắm được nguyên nhân gây bệnh, dẫn đến việc thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây hại mà không biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa qua bài viết dưới đây.

Top nguyên nhân gây tổ đỉa hàng đầu! 1

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa hay còn gọi là chàm tổ đỉa, là một thể của bệnh chàm – eczema. Bệnh có dấu hiệu đặc trưng bởi các nốt mụn nước sâu trong cấu trúc da, chúng có kích thước khá nhỏ, chỉ từ 1-2mm. Các nốt mụn nước này thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và các ngón tay chân. Sự xuất hiện của chúng khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và vô cùng khó chịu.

Bệnh tổ đỉa là gì? 1
Hình ảnh da bị bệnh tổ đỉa

Thông thường các nốt mụn nước này rất ít khi tự vỡ, chúng sẽ khô và teo lại sau vài tuần, để lại trên da những lớp sừng màu vàng đục, dày lên và bong tróc dần theo thời gian.

Khi bị tổ đỉa, người bệnh sẽ có xu hướng gãi do ngứa, cơn ngứa có thể trở nên dữ dội hơn vào ban đêm. Tuy nhiên, càng gãi thì cảm giác ngứa càng gia tăng. Gãi nhiều có thể khiến da bị tổn thương, trở nên sưng tấy, phồng rộp, chảy nước và thậm chí là nhiễm khuẩn.

Tổ đỉa là bệnh lý da liễu mãn tính, có tính chất dai dẳng và rất dễ tái phát. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tổn thương trên da sẽ có xu hướng lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

☛ Tham khảo chi tiết trong bài: Bệnh tổ đỉa và phương pháp điều trị!

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Tuy chưa xác định được căn nguyên chính xác gây nên bệnh tổ đỉa nhưng các bác sĩ và chuyên gia da liễu cho rằng bệnh có thể khởi phát bởi yếu tố cơ địa, di truyền và một số nguyên nhân khác. Cụ thể, ta có thể kể đến các nguyên nhân dưới đây:

Di truyền

Di truyền 1

Trên thực tế có đến 50% trường hợp mắc bệnh tổ đỉa có liên quan đến yếu tố di truyền. Các nghiên cứu cho thấy, nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh tổ đỉa thì con cái sẽ có tỷ lệ mắc là 8%, trong trường hợp cả bố và mẹ đều mắc bệnh, tỷ lệ này sẽ tăng lên 41%.

Cơ địa

Bệnh chàm tổ đỉa sẽ có khả năng khởi phát cao ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng thuộc các đối tượng sau:

  • Người có sức đề kháng yếu hoặc có tiền sử bị viêm gan thận hay các bệnh liên quan đến đường hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…
  • Người có cơ địa dị ứng cũng là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh tổ đỉa nhất. Khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng (hóa chất, thực phẩm, thuốc men, thời tiết,…) thì mệ miễn dịch sẽ kích hoạt, giải phóng histamine và kháng thể IgE vào da, sinh ra các triệu chứng dị ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tổ đỉa khởi phát.
  • Người có cơ địa tiết nhiều mồ hôi hoặc bị rối loạn thần kinh giao cảm, khiến tay chân luôn trong tình trạng ẩm ướt cũng có khả năng mắc bệnh tổ đỉa cao hơn các đối tượng khác.

Thời tiết

Thời tiết và nhiệt độ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến độ ẩm trên da. Khi thời tiết khô hanh, quá nóng hoặc quá lạnh, đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa, độ ẩm trong không khí thay đổi đáng kể, khiến cấu trúc da bị ảnh hưởng hoặc dễ bị khô, nứt nẻ, bong tróc, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tổ đỉa bùng phát và trở nặng.

Tiếp xúc với hóa chất

Tiếp xúc với hóa chất 1
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất có thể khiến bệnh tổ đỉa khởi phát và tiến triển nặng hơn

Các loại hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội, sữa tắm, mỹ phẩm,… cũng có thể khiến da bị kích ứng, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa.

Đối với những người đang mắc bệnh tổ đỉa, việc tiếp xúc với hóa chất sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm, gia tăng nguy cơ biến chứng,…

Môi trường sống

Môi trường sống ô nhiễm, bụi bẩn cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa ở nhiều người. Việc thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm cũng khiến da bị tổn thương và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa. Các loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, vi khuẩn Proteus (vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp và đường ruột ở người) có thể gây ảnh hưởng mạnh đến việc bùng phát bệnh tổ đỉa và các bệnh lý da liễu khác.

Ngoài ra, môi trường sống hoặc điều kiện vệ sinh không đảm bảo dễ khiến da bị nhiễm nấm, gây bùng phát bệnh tổ đỉa. Theo các nhà khoa học, vi nấm sẽ ăn mòn và phá hủy các tế bào sừng trên da, khiến da bị suy yếu, dễ kích ứng.

Căng thẳng thần kinh

Căng thẳng thần kinh 1

Căng thẳng thần kinh (stress) cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa. Các chuyên gia cho rằng, căng thẳng quá lâu khiến tâm lý không được ổn định, dẫn đến suy giảm sức đề kháng, lúc này các tác nhân gây hại sẽ có cơ hội hoạt động mạnh, sinh sôi và tấn công cơ thể, làn da.

Ngoài ra, khi bị căng thẳng, rối loạn thần kinh, tuyến bã nhờn thường có xu hướng hoạt động mạnh mẽ hơn. Điều này vô tình tạo ra môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây hại tấn công, làm tổn thương da, khiến bệnh tổ đỉa bùng phát.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc hoặc dược mỹ phẩm có tính bào mòn cao, khi sử dụng lâu ngày sẽ khiến da bị mỏng đi nhanh chóng, gây tổn thương hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các dị nguyên xâm nhập, tấn công da và gây bệnh.

Bệnh tổ đỉa có lây không?

Bệnh tổ đỉa có lây không là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt khi trong gia đình có người mắc bệnh.

Hiện nay, khá nhiều người vẫn còn có tâm lý e ngại, dè chừng khi tiếp xúc với người bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ và chuyên gia da liễu, bệnh tổ đỉa không phải là bệnh có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Do đó, bạn cũng không nên quá lo lắng kể cả khi có tiếp xúc với dịch tiết từ các nốt mụn nước của người bệnh.

Mặc dù vậy, nếu người mắc bệnh tổ đỉa được xác định nguyên nhân gây ra do vi khuẩn hoặc nấm, thì bạn cũng nên cẩn thận trong tiếp xúc để tránh lây các nhiễm các loại vi khuẩn này.

Tuy bệnh không có tính chất lây truyền nhưng với những người mặc bệnh tổ đỉa, nếu không can thiệp điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách, các tổn thương trên da sẽ có khả năng lây lan sang vùng da khỏe mạnh xung quanh.

☛  Chi tiết: Tính chất lây lan của tổ đỉa!

Phòng ngừa bệnh tổ đỉa bằng cách nào?

Để phòng ngừa bệnh tổ đỉa cũng như hạn chế nguy cơ tái phát, ta có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa. Nếu buộc phải tiếp xúc với những chất này, bạn nên đeo găng tay cao su hoặc đồ bảo hộ cần thiết.
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, lựa chọn quần áo, tất chân có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Giữ da tay và chân luôn khô thoáng, đặc biệt là phần kẽ ngón tay chân. Nên duy trì thói quen thoa kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da và thời tiết.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất. Tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có thể khiến cơ thể bị dị ứng như tôm, cua, ghẹ, trứng, sữa,… đồng thời tránh ăn các loại đồ ăn chế biến có nêm nếm nhiều gia vị cay, nóng,…
  • Duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, chống lại bệnh tật.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh để căng thẳng, stress gây ảnh hưởng đến tâm lý và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể và làn da, hạn chế tình trạng mất nước khiến da bị khô, dễ tổn thương.
  • Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các loại chất kích thích.

☛ Tham khảo chi tiết trong bài: Cách phòng ngừa tổ đỉa không lo tái phát

Khi bị tổ đỉa phải làm sao?

Tổ đỉa là bệnh lý mãn tính, dễ tái phát và lan rộng, đồng thời khiến người bệnh “đứng ngồi không yên” vì ngứa. Hiện nay các phương pháp điều trị tổ đỉa chỉ có thể chữa khỏi triệu chứng của từng đợt phát bệnh chứ vẫn chưa tìm ra được phương pháp đặc trị tận gốc căn bệnh này. Do đó, việc điều trị kiểm soát các triệu chứng của bệnh là vô cùng quan trọng.

Khi xuất hiện các triệu chứng tổ đỉa hoặc các bất thường trên da, bạn cần đến các cơ sở khám chữa bệnh da liễu uy tín để được thăm khám, điều trị đúng cách. Việc này sẽ giúp bạn tránh các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng, biến dạng móng, ảnh hưởng tâm lý và suy nhược cơ thể, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

Khi bị tổ đỉa phải làm sao? 1
Đi khám tại cơ sở chuyên khoa uy tín là việc người cần làm khi phát hiện các bất thường trên da

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về cách sử dụng thuốc và chăm sóc da
  • Thay đổi lối sống, áp dụng các thói quen sinh hoạt lành mạnh
  • Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm ít nhất 2 lần/ngày hoặc sử dụng các dòng kem bôi chuyên biệt giúp giảm ngứa và đẩy lùi triệu chứng.

Sodermix – giải pháp chống viêm, giảm ngứa, phục hồi da

Sodermix là dòng kem bôi chuyên biệt cho người bệnh tổ đỉa, á sừng, viêm da cơ địa, được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp và hoàn toàn không chứa corticoid.

Sodermix - giải pháp chống viêm, giảm ngứa, phục hồi da 1

Kem bôi Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thế giới giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất trái cà chua xanh châu Âu, giúp phân giải các gốc tự do, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại và làm giảm nhanh cơn ngứa.

Ngoài ra, trong thành phần của sản phẩm còn có chứa dầu trái bơ và các dầu khoáng thiên nhiên, giúp cung cấp độ ẩm, làm dịu và mềm da nhanh chóng, giảm tình trạng bong tróc da hiệu quả. Đồng thời sản phẩm còn có khả năng hỗ trợ tái tạo, phục hồi tổn thương da, giúp da trở nên mềm mại, mịn màng hơn.

Sodermix - giải pháp chống viêm, giảm ngứa, phục hồi da 2

Sản phẩm đã được chứng minh giúp kéo dài thời gian khởi phát cơn ngứa, giảm thời gian và mức độ cơn ngứa một cách rõ rệt. Ngoài ra, sử dụng Sodermix cũng là cách giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ tái phát của bệnh tổ đỉa.

Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán kem bôi Sodermix, vui lòng xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY

Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY

Hy vọng qua những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây bạn đọc đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa cũng như biết cách phòng ngừa và hạn chế tình trạng tái phát của căn bệnh này. Đừng quên đến gặp bác sĩ để được thăm khám khi thấy các dấu hiệu bất thường trên da nhé!

 
Cập nhật lúc: 08/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...