Tổ đỉa có lây không? Bệnh lây qua đường nào?

Bệnh tổ đỉa đặc trưng bởi các các mụn nước nhỏ ở lòng bàn tay và bàn chân, gây ngứa. Khi các mụn nước khô lại, đóng vảy và gây nứt nẻ trên da vừa rất khó chịu, vừa kém thẩm mỹ nên những người không bị bệnh nhìn vào rất sợ lây cho mình. Vậy bệnh tổ đỉa có thật sự lây trực tiếp từ người sang người không? Mời bạn theo dõi qua bài viết dưới đây.

Tổ đỉa là bệnh gì?

Tổ đỉa là bệnh gì? 1

Hình vẽ minh hoạ nốt mụn tổ đỉa

Tổ đỉa là một căn bệnh viêm da, có triệu trứng đặc trưng là mụn nước nổi nhiều ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, chủ yếu là tại các ngón tay, mặt trên và mặt dưới ngón chân, gây ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội tuỳ tình trạng bệnh. Bệnh tổ đỉa thường bùng phát các triệu chứng thành từng đợt, mỗi đợt bùng phát đều có tính chất chu kỳ.

Một số đặc điểm các nốt tổ đỉa:

  • Những nốt mụn tổ đỉa màu trắng li ti, thường có kích thước từ 1mm – 3 mm, nằm rải rác hoặc thành đám cụm. Mụn nước không có màu đỏ nổi bật, nằm ẩn dưới da, mụn chắc và khó vỡ. Mụn mọc thành mảng và nhô lên trên khiến bề mặt da sần sùi.
  • Các mụn nước của bệnh tổ đỉa rất khó vỡ vì về bản chất nó đục sâu vào bên trong da. Người bệnh sẽ có cảm giác vô cùng ngứa ngáy.
  • Mụn nước sẽ có thể bị vỡ nếu điều trị không đúng cách hoặc để lâu trong suốt một thời gian dài làm da bị chảy dịch mủ, da khô, nứt nẻ, bong tróc… Khi bị vỡ sẽ gây đau và nóng rát.
  • Nếu bệnh trở nặng thì có thể dẫn đến nóng sốt. Các ngón tay và ngón chân bị đóng vảy cứng. Nếu tiếp xúc vùng da bị tổ đỉa với các chất tẩy rửa thì sẽ cảm thấy ngứa và rát.
  • Bệnh tổ đỉa rất dễ tái phát và có xu hướng chuyển sang mạn tính nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

☛ Tìm hiểu chi tiết về bệnh: Tổng quan về bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và làm mất thẩm mỹ cho người bệnh. Ví dụ như khi tình trạng bệnh nặng, tay chân bị lở loét, cả bàn tay đều bị rỉ máu mủ chảy ra, nhiều người nhìn vào dịch nhầy từ các nốt mụn này đều lo sợ mầm bệnh sẽ tràn ra không khí và lây lan cho người xung quanh, nên có tâm lý sợ hãi xa lánh người bệnh tổ đỉa.

Vậy bệnh tổ đỉa có lây không?

Bệnh tổ đỉa có đặc trưng là xuất hiện các mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân. Mụn nước không có màu đỏ rõ rệt, nằm ẩn dưới da và rất khó vỡ. Mụn mọc thành từng mảng to rất mất thẩm mỹ. Cũng chính vì những đặc điểm kể trên nhiều người truyền tai nhau rằng bệnh có thể lây lan qua con đường tiếp xúc thông thường, qua dịch mụn bị vỡ. Đây là quan niệm không chính xác với bệnh lý tổ đỉa.

Nếu bạn còn đang thắc mắc bệnh tổ đỉa có lây không thì câu trả lời là KHÔNG.

Vậy bệnh tổ đỉa có lây không? 1

Bệnh tổ đỉa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, bao gồm cả trường hợp tiếp xúc trực tiếp với dịch nhầy khi các mụn nước vỡ ra, hoặc vết trầy xước trên da người bệnh

Các bác sĩ, chuyên gia y tế khẳng định bệnh tổ đỉa không lây qua con đường tiếp xúc thông thường. Bệnh không lây ngay cả khi mụn nước bị vỡ ra và tiếp xúc với người đối diện. Bởi bản chất tổ đỉa là do người bệnh tiếp xúc lâu ngày với hóa chất, chất lượng môi trường kém chứ không phát sinh từ việc lây nhiễm từ người này sang người khác trừ trường hợp di truyền. Theo các nghiên cứu, tổ đỉa là bệnh lý về da có tính di truyền qua nhiều thế hệ. Bố mẹ có thể mắc bệnh và di truyền cho đời con cháu sau này.

Không ít người lo sợ sẽ bị lây bệnh tổ đỉa nên tỏ ra xa lánh, không dám tiếp xúc với người bệnh. Điều này là quan niệm sai lầm cần được xoá bỏ. Bản thân người bệnh đã cảm thấy rất khó chịu bởi cảm giác ngứa ngáy dữ dội, khó khăn trong sinh hoạt, vô cùng mất tự tin khi giao tiếp, nếu bị kì thị và xa lánh, họ sẽ căng thẳng nhiều hơn, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của bệnh.

Bệnh tổ đỉa lây qua đường gì?

Như đã khẳng định phía trên, tổ đỉa là một bệnh không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường giữa người với người. Nhưng nó lại dễ dàng lây nhiễm, lan rộng trên chính cơ thể người bệnh. Thường lây nan sẽ bùng phát, lan rộng khi người bệnh thường xuyên cào gãi khiến bọc nước bị vỡ hoặc do quá trình chăm sóc không đủ tốt.

Đặc biệt là trong trường hợp cào gãy quá nhiều, các nốt mụn bị vỡ hoặc da bị trầy xước. Lúc đó, những vùng da bị viêm nhiễm lan rộng, nguy cơ xuất hiện tình trạng bội nhiễm tăng cao, thậm chí là nhiễm trùng máu. Mặc dù không thể tạo ra “một cơn sốt bùng thành dịch bệnh” nhưng bệnh tổ đỉa có thể xảy ra với bạn bất cứ lúc nào, khi hệ miễn dịch hay các cơ quan nội tạng của bạn bị rối loạn. Vì vậy cần chủ động phòng tránh từ sớm, không nên có tâm lý chủ quan.

Để nhận tư vấn về bệnh tổ đỉa từ chuyên gia, bạn có thể kết nối qua Zalo  TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225  để được hỗ trợ nhanh nhất

Bệnh tổ đỉa có di truyền không?

Bệnh tổ đỉa có di truyền không? 1

Bệnh tổ đỉa có khả năng di truyền cao

Bệnh tổ đỉa có khả năng di truyền với tỉ lệ:

  • 8% nguy cơ nếu mẹ mắc bệnh tổ đỉa.
  • 41% nguy cơ nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh tổ đỉa.

Như vậy có khá nhiều trường hợp mắc bệnh tổ đỉa bẩm sinh. So với mắc tổ đỉa thông thường, trẻ mắc tổ đỉa bẩm sinh sẽ khó điều trị hơn, bởi mầm mống gây bệnh đã có sẵn trong di truyền, khó có thể trị dứt điểm.

Cách chữa bệnh tổ đỉa bẩm sinh hiệu quả nhất là điều trị từ sớm nhất, ngay khi có thể, và chăm sóc trẻ đúng cách nhằm hạn chế những triệu chứng của bệnh này. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng, nhưng bệnh tổ đỉa gây khó chịu trong cuộc sống và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nếu không được theo dõi và chăm sóc đúng cách.

Cách chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả

Dưới đây sẽ là những phương pháp bạn cần nắm được để chữa bệnh tổ đỉa nếu chẳng may bị bệnh

Chăm sóc da, thay đổi thói quen sinh hoạt

Bên cạnh việc thăm khám bác sĩ sớm, ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh tổ đỉa thì bạn cần lưu ý cách chăm sóc như sau:

Chăm sóc da

  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Chú ý làm sạch lòng bàn tay và bàn chân khi tắm
  • Nếu tay và chân đổ nhiều mồ hôi, nên vệ sinh bằng các sản phẩm dịu nhẹ, sử dụng bột hút ẩm và ngâm nước muối thường xuyên. Giữ cho da tay và chân được khô thoáng.
  • Dưỡng ẩm cho da đầy đủ, nhất là khi thời tiết lạnh và có độ ẩm thấp.
  • Dùng nước muối pha loãng để sát khuẩn lên các vùng đã tiếp xúc với các chất bẩn hay chất độc hại.
  • Sử dụng những loại nước rửa tay, sữa tắm dịu nhẹ. Trong trường hợp bị tổ đỉa ở chân hãy ngâm chân bằng nước ấm hàng ngày với các loại thảo mộc thiên nhiên.

Ăn uống và sinh hoạt

  • Ăn uống đủ dưỡng chất và cân bằng. Bổ sung nhiều vitamin A và E từ các loại rau củ quả tươi.
  • Uống nhiều nước, có thể dùng thêm các loại nước thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố.
  • Nghỉ ngơi và tập thể dục đều đặn nhằm nâng cao sức khỏe. Điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Bạn có thể thử một vài hoạt động giải phóng suy nghĩ tiêu cực như tập yoga, ngồi thiền, bơi lội, nghe nhạc và đọc sách.
  • Cẩn thận các bệnh nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể kích thích hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch và gây bùng phát tổ đỉa.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần hoặc khi có những dấu hiệu bất thường trên da. Nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc sử dụng trước đó để họ đánh giá bệnh được chính xác và tìm ra phác đồ điều trị thích hợp.

Áp dụng mẹo dân gian

Một số bài thuốc,mẹo dân gian cũng giúp ích nhiều trong quá trình điều trị viêm da, tổ đỉa. Hầu hết các mẹo đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên có độ lành tính cao. Tuy hiệu quả có thể chậm nhưng lại có tính an toàn cao. Một số mẹo dân gian được sử dụng nhiều dể trị tổ đỉa phải kể đến tỏi, lá trầu không, lá lốt, nước muối, lá đào, củ ráy, cây dọc mùng trắng.

Mỗi mẹo dân gian sẽ có cách chuẩn bị và thực hiện khác nhau. Chúng tôi đã có một bài viết chi tiết về những cách này. Bạn có thể tham khảo thêm tại: (Tổng hợp mẹo chữa tổ đỉa bằng dân gian hiệu quả)

Sử dụng thuốc

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc điều trị toàn thân để trị tổ đỉa. Thường sử dụng thuốc bôi tại chỗ phổ biến hơn cả:

  • Một số loại thuốc bôi tại chỗ thường dùng phải kể đến: Dung dịch bạc nitrat 0.5%, dung dịch tím Methyl 1% hoặc dung dịch Milian, thuốc bôi chứa corticoid, thuốc kháng sinh dạng bôi, thuốc bôi kháng nấm, thuốc bạt sừng chứa acid salicylic.
  • Thuốc bôi toàn thân: Thường sử dụng khi các loại thuốc bôi tại chỗ không đáp ứng. Bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc như: Thuốc kháng histamine, thuốc corticoid đường uống, thuốc kháng sinh dạng uống, thuốc kháng nấm (đường uống)

Bôi kem SodermixBôi kem Sodermix 1

Sodermix Cream là liệu pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thị trường giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh, kết hợp với tinh chất bơ và tinh dầu khoáng giúp ngăn chặn quá trình viêm ngứa ở người bị tổ đỉa cũng như bệnh viêm da mãn tính khác.

Sản phẩm có tác dụng cắt đứt nhanh các cơn ngứa ngáy cũng như thúc đẩy quá trình phục hồi da, cung cấp độ ẩm giúp da mềm mịn, được các chuyên gia da liễu đánh giá cao trong việc điều trị các bệnh về da liễu như tổ đỉa, á sừng, viêm da cơ địa, chàm sữa, vẩy nến,…

Sodermix là kem bôi ngoài da có xuất xứ từ Pháp, được nhập khẩu chính hãng về Việt Nam và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Những lưu ý cho người bệnh tổ đỉa

  • Tránh gãi hoặc chà xát mạnh vào vùng da bị tổ đỉa.
  • Không chọc vỡ mụn tổ đỉa vì nó có thể khiến tổ đỉa lây lan mạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với các bọng nước vì vi khuẩn có thể lây lan từ bề mặt này sang bề mặt da khác.
  • Hạn chế để da tiếp xúc với chất tẩy rửa hoặc các chất dễ gây dị ứng. Nếu phải làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa công nghiệp thì phải mang găng tay hoặc ủng để bảo vệ da.
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích như hóa chất, xăng dầu, kim loại nặng, thực phẩm dễ gây dị ứng…
  • Nếu tiền sử có dị ứng với niken (phát ban khi dùng các đồ trang sức giả hoặc khi đeo đồng hồ) thì cần tránh không dùng.
  • Mang giày có kích cỡ phù hợp, chất liệu mềm và thông thoáng. Mang giày quá bít làm tăng tiết mồ hôi và tạo điều kiện để bệnh tổ đỉa tái phát.
  • Giặt quần áo, chăn mền, tất, găng tay thường xuyên.

Tóm lại, bệnh tổ đỉa không như các bệnh da liễu nhiễm trùng khác, bệnh này hoàn toàn không lây lan từ người sang người. Người bệnh không cần tránh lây lan cho mọi người, mà chỉ cần chăm sóc da thật tốt, bôi đúng thuốc theo chỉ định hoặc sử dụng kem SODERMIX để cải thiện bệnh và tránh lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể.

Nếu còn vấn đề nào thắc mắc về tình trạng này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...