Viêm da tiếp xúc (chàm tiếp xúc) là bệnh gì?

Bạn đã bao giờ sử dụng một loại sản phẩm chăm sóc da hoặc chất tẩy rửa mới chỉ để làn da của bạn trở nên đỏ và kích ứng? Nếu vậy, bạn có thể đã trải qua viêm da tiếp xúc. Tình trạng này xảy ra khi da bạn tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng. Cùng tìm hiểu ngay về căn bệnh ngoài da này để có biện pháp phòng tránh và xử lí khi mắc phải.

1. Viêm da tiếp xúc là bệnh gì?

1. Viêm da tiếp xúc là bệnh gì? 1
Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng.

Viêm da tiếp xúc hay còn gọi là chàm tiếp xúc, là tình trạng da bị kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng. Lúc này, da có biểu hiện phát ban, nổi mụn nước, ngứa ngáy. Ban đầu các cơn ngứa ngây khó chịu, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài kết hợp với việc gãi ngứa có thể khiến da trầy xước, viêm nhiễm để lại sẹo. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ của làn da.

Viêm da tiếp xúc có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, trong đó nguy hiểm nhất là đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  • Viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh: Còn được gọi là chàm sữa. Trường hợp này cần đặc biệt thận trọng, bởi hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu nên dễ bị kích ứng bởi các yếu tố dị nguyên. Tình trạng viêm da tiếp xúc ở đối tượng này dễ phát triển nặng và để lại những di chứng trên da của trẻ.
  • Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Xảy ra khá phổ biến và hầu hết chỉ gây những triệu chứng tại chỗ như phát ban, mẩn ngứa, mụn nước… Tuy nhiên nếu không được điều trị cẩn thận có thể dẫn tới lở loét, nhiễm trùng, để lại thâm sẹp trên da.

Viêm da tiếp xúc là một trong những căn bệnh da liễu khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường tiến triển ở mức độ cấp tính và điều trị không quá khó khăn. Nếu được chữa trị tốt và chăm sóc đúng cách, những tổn thương trên da sẽ thuyên giảm trong vòng 1-4 tuần.

2. Phân loại viêm da tiếp xúc

Dựa vào tính chất bệnh lý, các bác sĩ chia viêm da tiếp xúc thành 3 loại, bao gồm:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Xảy ra ở những người đã có tiếp xúc với dị nguyên trước đó, có thể vài tuần, vài tháng, hoặc vài năm. Lúc đầu việc tiếp xúc này không gây ra triệu chứng gì, nhưng dần dần khi tiếp xúc nhiều lần sẽ gây tổn thương cho da. Khi cơ thể có tiền sử dị ứng với chất này, các histamin – một kháng sinh tự nhiên trong cơ thể được giải phóng và tập trung tại vùng da tiếp xúc dị nguyên, từ đó gây kích ứng, ngứa, mẩn đỏ và viêm.
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng được cho là triệu chứng phổ biến nhất (Loại này chiếm tới 80%). Khi làn da tiếp xúc với các hóa chất hoặc dị nguyên nào đó gây kích thích dị ứng ngoài da, các tổn thương chỉ xảy ra trong thời gian ngắn ngủi.
  • Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Trường hợp này hiếm gặp hơn. Tình trạng này xảy ra do phải ứng nhạy cảm của da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Tia cực tím gây hại cho da khiến da bị nổi mẩn đỏ và tổn thương.
  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Là tình trạng vùng tổn thương bị nhiễm trùng sau viêm nhiễm do tiếp xúc với tác nhân dị ứng.

3. Nguyên nhân gây chàm tiếp xúc

Tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa, dị ứng với thực phẩm, côn trùng cắn, phấn hoa,…là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc.
Tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa, dị ứng với thực phẩm, côn trùng cắn, phấn hoa,…là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc.

Viêm da tiếp xúc khởi phát do da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, dị ứng như côn trùng, các chất tẩy rửa hóa học hay kim loại,… Tùy vào từng loại viêm da tiếp xúc, nguyên nhân gây viêm da có thể khác nhau bao gồm:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Tác nhân chủ yếu là kim loại như: vàng, đồng, niken; hóa chất như mỹ phẩm, nước rửa bát, nước tẩy rửa; đồ dùng như giày dép, vải len, quần áo; nọc độc côn trùng (kiến ba khoang, ong, muỗi) …
  • Viêm da dị ứng tiếp xúc kích ứng: Tác nhân gây viêm chủ yếu là dung môi, xà phòng có tính kiềm, dầu hỏa, kim loại dạng lỏng, cao su, hương liệu trong hóa mỹ phẩm…
  • Viêm da tiếp xúc do ánh sáng: Các tia có hại của ánh sáng mặt trời, ánh sáng
  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Vi khuẩn có hại.

Ngoài những tác nhân kể trên, bệnh có thể khởi phát do những yếu tố nguy cơ sau:

  • Cơ địa: Khi cơ địa nhạy cảm, nấm, vi khuẩn tấn công cũng dễ khiến da bị tổn thương hơn.
  • Di truyền: Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây nên chàm tiếp xúc. Nếu cha mẹ mắc viêm da tiếp xúc, con sinh da có tỉ lệ mắc bệnh lên đến 70%.
  • Sức đề kháng kém: Đây là yếu tố quan trọng khiến cơ thể không chống lại được những tác nhân bên ngoài gây nên viêm da.
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt: Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng và viêm da như hải sản, chế phẩm liên quan đến sữa, đậu phộng, thực phẩm lên men,… Cần tránh những thực phẩm đó nếu bạn dị ứng với chúng.
Trong công tác điều trị và phòng ngừa, bước quan trọng đầu tiên là cần xác định chính xác nguyên nhân gây viêm da. Khi xác định được các nguyên nhân, bạn có thể đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể hơn đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.

4. Triệu chứng bệnh thường gặp

Những triệu chứng viêm da tiếp xúc so với viêm da thông thường không có nhiều khác biệt như: phát ban đỏ, da khô, nứt nẻ, bong vảy, các triệu chứng ngứa ngáy kèm theo sưng đỏ và đau, Các vết sưng có thể nổi mụn nước, đôi khi có rỉ và đóng vảy. Riêng tổn thương dạng phát ban thường phát triển trong vòng vài phút đến vài giờ tiếp xúc và tình trạng này có thể kéo dài 2-4 tuần.

viêm da tiếp xúc ở mặt như nổi mẩn đỏ, mụn kèm theo ngứa ngáy
Viêm da tiếp xúc ở mặt: nổi mẩn đỏ, mụn viêm kèm theo ngứa ngáy do dị ứng với mỹ phẩm

Ở một số trường hợp, tùy thuộc vào từng cơ địa mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như:

  • Tại vùng da đầu: Triệu chứng nổi mẩn đỏ ngoài da, vùng da bị khô và bong tróc vảy, phần da bong thành lớp mạt bụi li ti. Đa số những trường hợp bị viêm da tiếp xúc ở đầu đều có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Điều này làm người bệnh dễ bị nhầm lẫn với gàu trên da đầu.
  • Viêm da ở mặt: Phổ biến nhất do dị ứng với mỹ phẩm và các chất tẩy rửa. Một số biểu hiện bệnh đặc trưng khi người bệnh viêm da tiếp xúc ở mặt như nổi mẩn đỏ, mụn kèm theo ngứa ngáy. Những người có làn da dầu có thể xuất hiện nhiều bã nhờn hơn gây ra các mụn viêm nghiêm trọng trên da.
  • Viêm da vùng mắt: Thông thường người bệnh có triệu chứng phù nề mí mắt. Trong đó một số bệnh nhân còn có biểu hiện viêm kết mạc, nặng hơn có thể gây ảnh hưởng đến thị giác.
  • Viêm da vùng môi: Biểu hiện thường gặp là tình trạng da môi và vùng quanh môi khô, bong tróc và ngứa ngáy, kèm theo đó là tình trạng da mẩn đỏ, tróc môi, bong vảy. Tình trạng nghiêm trọng có thể khiến vùng môi nứt nẻ gây tiết dịch, có thể chảy máu và nhiễm trùng.
  • Xung quanh dái tai: Tình trạng viêm da dái tai gây ngứa và bong tróc vảy. Kèm theo đó là tình trạng mụn nước kèm theo tiết dịch vàng và bội nhiễm.
  • Khu vực tay, chân: Là những vị trí thường bị ảnh hưởng bởi dị nguyên nhất. Người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như ngứa, đỏ và khô da, bề mặt da bong tróc, thậm chí có mụn nước li ti, tiết dịch. Ở giai đoạn bội nhiễm, vùng da bị viêm có thể bị chàm hóa và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

☛ Có thể bạn quan tâm: Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Có tự khỏi được không?

5. Điều trị viêm da tiếp xúc như thế nào?

Viêm da tiếp xúc không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên các triệu chứng ngứa ngáy dai dẳng khiến người bệnh gãi ngứa gây các biến chứng như: trầy xước, nhiễm trùng da, thâm sẹo vĩnh viễn làm ảnh hưởng đến tâm lý và tâm lý của người bệnh. Vì vậy người bệnh nên điều trị sớm để tránh những rủi ro xảy ra. Dưới đây là các biện pháp chữa trị phổ biến hiện nay bao gồm:

Điều trị tại nhà

Khi bắt đầu bị viêm da tiếp xúc, bạn không nhất thiết phải đến bác sĩ ngay. Trước hết bạn nên chủ động kiểm soát kích ứng bằng cách giảm nhanh cơn ngứa đồng thời ngăn chăn ngăn chặn tình trạng ngứa lan rộng. Để làm được điều này, người bệnh cần xác định đâu là nguyên nhân dây viêm da và tránh xa các dị nguyên gây kích ứng.

Điều trị tại nhà 1
Ngay sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, người bệnh nên chườm lạnh bằng đá giúp giảm viêm, sưng, ngứa ngáy và hạn chế tình trạng ngứa lan rộng.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị viêm da tiếp xúc tại nhà bao gồm:

  • Chườm lạnh: Ngay sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, người bệnh nên rửa sạch vùng da đã tiếp xúc. Sau đó đặt 1-2 viên dđa vào trong túi hoặc khăn rồi chườm lên vùng da bị tổn thương. Mỗi lần chườm 15-30 phút giúp giảm viêm, sưng, ngứa ngáy và hạn chế tình trạng ngứa lan rộng.
  • Tắm bằng nước mát: Việc tắm bằng nước mát làm dịu da, ngoài ra bạn có thể pha thêm một chút muối để vệ sinh sạch vi khuẩn và giảm kích ứng da.
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Sau khi da khô và đón vảy, người bệnh có thể bôi kem dưỡng ẩm để làm giảm khô ráp và mêm da. Thời điểm tốt nhất để bôi kem dưỡng ẩm là sau khi tắm xong, vì lúc này da đã sạch sẽ và giữu đươck độ ẩm cần thiết giúp hấp thị sản phẩm nhanh hơn. Lưu ý, khi bị chàm, da rất nhạy cảm, do đó, bạn cần lựa chọn kem dưỡng thật kỹ càng. Ưu tiên những sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, an toàn và lành tính với da.
  • Tránh thực phẩm gây dị ứng: Thời gian kích ứng xảy ra, tuyệt đối tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản (tôm, cua,…), đồ ăn cay nóng, các chế phẩm từ sữa, đậu phộng,…
  • Không tiếp xúc với ánh năng mặt trời: Khi bị viêm da tiếp xúc kích ứng, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do ảnh hưởng từ tia cực tím có thể khiến tổn thương da trở nên nghiêm trọng và gây thâm sẹo nặng nề.
  • Tránh cà gãi, trà xát lên da sẽ khiến da tổn thương nặng hơn. Đồng thời giữ cơ thể luôn thông thoáng, tránh mồ hôi bằng cách mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.
Khi điều trị tại nhà, bạn cũng nên tham khảo các phương pháp khoa học. Tránh dùng thuốc tự chế hoặc tự ý mua thuốc về bôi khi khi chưa có sự động ý của bác sĩ.

Điều trị bằng thuốc

Nếu tình trạng viêm da không được cải thiện sau 2 – 3 ngày chăm sóc tại nhà hoặc khi các triệu chứng trở nên nguy hiểm, bạn nên thăm khám để được bác sĩ xác định tác nguyên gây bệnh và kê đơn thuốc phù hợp. Các loại thuốc được chỉ định gồm thuốc bôi, thuốc uống nhằm giảm tổn thương, giải quyết triệu chứng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Một số thuốc thường được chỉ định là:

  • Hồ nước: Thuốc được sử dụng khi viêm da mới khởi phát nhằm giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
  • Thuốc bôi chứa Corticosteroid: Được chỉ định khi tổn thương trên da đã đóng vảy và khô. Thuốc có tác dụng giảm sưng, ngứa và chống dị ứng. Tránh dùng thuốc này khi da còn chảy dịch, chưa se miệng, vì thuốc có thể khiến vùng da bị viêm chậm lành.
  • Thuốc corticoid đường uống: Thuốc được chỉ định ngắn hạn cho những trường hợp viêm nặng nhằm giảm viêm và chống dị ứng.
  • Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc sẽ được kê đơn cho các trường hợp viêm da dai dẳng.
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Thuốc được chỉ định nếu bệnh nhân có hiện tượng bội nhiễm,
  • Thuốc kháng sinh dạng uống: Nếu viêm da xảy ra trên diện rộng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng sâu, người bệnh cần sử dụng kháng sinh đường uống để phòng ngừa và tiêu diệt vi khuẩn.

☛ Tham khảo chi tiết: Viêm da tiếp xúc bôi gì? Tổng hợp những loại thuốc bôi hiệu quả nhất

Lưu ý, tất cả các loại thuốc kể trên đều cần sử dựng theo yêu cầu và chỉ định của bác sĩ kê đơn. Thuốc điều trị có thể gây nhiều tác dụng phụ, vì vậy người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi không biết hết về công dụng của nó.

6. Sodermix – Kem bôi hiệu quả cho viêm da tiếp xúc

Nếu bạn đang phân vân không biết lựa chọn loại kem bôi nào vừa có tác dụng điều trị nhanh nhưng lại không chứa corticoid thì KEM BÔI SODERMIX chính là giải pháp cho bạn.

6. Sodermix - Kem bôi hiệu quả cho viêm da tiếp xúc 1

Sản phẩm là liệu pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thị trường giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh có tác dụng hiệu quả trong ngăn chặn quá trình viêm ngứa

Ngoài ra, trong sản phẩm còn bổ sung thêm tinh chất bơ và tinh dầu khoáng có tác dụng giữ ẩm, phục hồi vùng da bị tổn thương, tránh để lại thâm sẹo. Như vậy, Sodermix cream với nguồn gốc suất xứ từ Châu Âu, chiết suất hoàn toàn 100% từ thiên nhiên, không chứa corticoid, do đó an toàn với mọi loại da và không gây tác dụng phụ.

Người bị viêm da tiếp xúc nên bôi sản phẩm 2 lần/ ngày sáng và tối, mỗi lần bôi một lớp mỏng SODERMIX® Cream lên vùng da bị tổn thương. Sau khi lớp kem khô, bạn có thể sử dụng các loại sản phẩm kem dưỡng khác hoặc mỹ phẩm thông thường. Lưu ý, không bôi Sodermix vào vùng da xó vết thương hở. Sản phẩm chỉ để bôi ngoài da, không dùng để uống.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Bệnh viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu diễn ra khá phổ biến và có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào. Mặc dù việc điều trị đơn giản và ít khi xảy ra biến chứng nhưng người bệnh cũng không nên lơ là trước căn bệnh này. Nếu nhận thấy những dấu hiệu dị ứng/kích ứng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và can thiệp điều trị trong thời gian sớm nhất.

Nguồn: Tổng hợp

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...