Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Viêm da tiếp xúc có thể được coi là chứng bệnh dễ bị và khó trị. Nếu không điều trị đúng cách sẽ để lại những tổn thương ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Chính vì thế mà câu hỏi “Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?” được rất nhiều người quan tâm. Vậy câu trả lời cho vấn đề này như thế nào? Các bạn cùng tham khảo những thông tin dưới đây.

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? 1

Bản chất và phân loại viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một loại rối loạn da liễu xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với những yếu tố gây hại từ môi trường như: bụi bẩn, phấn hoa, côn trùng, nhựa cây, hóa chất, kim loại,… Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, mức độ viêm nhiễm sẽ phụ thuộc vào các yếu tố tác động, cơ địa của từng người,…

Dấu hiệu thường thấy khi bị viêm da tiếp xúc đó là tình trạng da bị nổi mẩn, sưng tấy, ngứa ngáy, khô rát, nứt nẻ,… Những triệu chứng này không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn gây ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý và thẩm mỹ của người mắc.

Viêm da tiếp xúc có 3 loại gồm:

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Xảy ra khi da bị kích thích bởi các yếu tố như: dung môi (nhựa thông, este, aceton, xeton, rượu); Chất trong thuốc bôi và mỹ phẩm (sodium lauryl sulfate); Chất kiềm (chất tẩy rửa, xà phòng mạnh,..)
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Là phản ứng mẫn cảm của da liên quan đến yếu tố miễn dịch của cơ thể. Xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: Kim loại (Niken, Crom), cây sồi độc, chất độc cây thù du,…
  • Viêm da photocontac: gồm phototoxic và dị ứng ánh sáng.

Viêm da tiếp xúc sẽ không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách. Còn ngược lại, nếu chủ quan, không điều trị đến nơi đến chốn, bệnh có thể chuyển nặng khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, đồng thời dẫn đến những rủi ro như nhiễm trùng, bội nhiễm, tăng sắc tố da,…

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Những triệu chứng mà viêm da tiếp xúc gây ra không chỉ là những khó chịu thông thường mà nó còn liên quan cả đến vấn đề thẩm mỹ. Chính vì vậy câu hỏi “Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?” được rất nhiều người quan tâm.

Về vấn đề này, các chuyên gia da liễu trả lời như sau: Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như cách xử lý ban đầu, vùng da bị tổn thương, tác nhân gây tổn thương, thời gian phát hiện và điều trị, cơ địa của người bệnh, cách thức chăm sóc và chế độ dinh dưỡng,…

Cụ thể:

Cách xử lý ban đầu

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? 1

Nếu sau khi tiếp xúc với yếu tố gây kích ứng, dị ứng, vùng da tiếp xúc được nhanh chóng xử lý (ngâm rửa, sát trùng,..) nhằm loại bỏ các yếu tố kích thích còn sót lại trên da thì tình trạng bệnh có thể sẽ nhẹ hơn, nhanh khỏi hơn. Còn không xử lý ngay hoặc cách xử lý không phù hợp có thể khiến những tổn thương trở nên nặng hơn, khó điều trị hơn và nguy cơ để lại sẹo cũng cao hơn.

Vùng da bị tổn thương

Da ở các vị trí khác nhau lại có một số đặc tính khác nhau. Chẳng hạn, vùng da mặt, cổ, bẹn thường mỏng và nhạy cảm hơn da tay, chân và da thân mình. Nếu viêm da tiếp xúc xảy ra ở những vùng da mỏng và nhạy cảm sẽ lâu lành hơn và khả năng để lại sẹo cũng cao hơn vùng da khác.

Thời gian phát hiện và điều trị

Nếu được phát hiện và điều trị sớm, viêm da tiếp xúc sẽ mau lành hơn, khả năng gây sẹo cũng thấp hơn. Ngược lại, nếu phát hiện và điều trị muộn, bệnh lúc đó có thể đã ở giai đoạn nặng, việc chữa trị sẽ gặp khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn, đồng thời nguy cơ để lại sẹo cũng cao hơn.

Cơ địa của người bệnh

Đây được coi là một yếu tố quan trọng, tác động đến sự tiến triển của các bệnh da liễu, trong đó có viêm da tiếp xúc. Những người bệnh có cơ địa da mẫn cảm, các tổn thương có xu hướng kéo dài, chậm lành, nguy cơ để lại sẹo thâm, sẹo lồi cũng cao hơn những người có cơ địa da bình thường.

Tác nhân gây viêm da tiếp xúc

Như đã nói ở trên, mức độ tổn thương da nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc và yếu tố tác nhân gây bệnh. Nếu chỉ là những tác nhân kích ứng nhẹ như ma sát, ánh nắng, xà phòng,… thì các tổn thương sẽ nhanh chóng phục hồi hơn. Còn gặp những tác nhân mạnh như hóa chất, nọc độc côn trùng, chất kích ứng da trong mỹ phẩm,… các tổn thương da có xu hướng nặng hơn, chậm phục hồi, khả năng hình thành sẹo cao hơn.

Phương pháp chăm sóc và điều trị

Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, các tổn thương của viêm da tiếp xúc sẽ nhanh chóng thuyên giảm và phục hồi trong thời gian ngắn, hạn chế nguy cơ hình thành sẹo. Ngược lại, không điều trị hoặc điều trị và chăm sóc không đúng cách, các tổn thương sẽ ngày càng trầm trọng hơn, nguy cơ mắc sẹo cũng cao hơn.

Việc hình thành sẹo khi bị viêm da tiếp xúc phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để hạn chế tối đa tình trạng này, người bệnh cần chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, điều trị và chăm sóc đúng cách giúp nhanh chóng kiểm soát triệu chứng, bảo vệ làn da.

Làm gì để ngăn ngừa sẹo do viêm da tiếp xúc?

Xử lý nhanh chóng

Cách xử lý ban đầu khi bị viêm da tiếp xúc rất quan trọng. Nếu vùng tiếp xúc được xử lý nhanh chóng, nó có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị, tránh những biến chứng không mong muốn và hạn chế nguy cơ để lại sẹo trên da.

Với trường hợp viêm da tiếp xúc do côn trùng (kiến ba khoang, sâu ban miêu, con giời,…) bạn không nên đập chết hoặc chà xát chúng trên da. Việc này có thể khiến dịch tiết chứa chất độc của chúng dây ra những vùng da khác, tổn thương da lan rộng và nặng nề hơn. Sau khi tiếp xúc với nọc độc côn trùng, người bệnh nên rửa vùng da tiếp xúc với nước xà phòng loãng, giúp loại bỏ độc tố còn sót lại trên da.

Còn trường hợp viêm da tiếp xúc do hóa chất, sau khi tiếp xúc và có dấu hiệu phát bệnh, người bệnh cần rửa sạch da dưới vòi nước sạch, tiếp theo là lau khô rồi đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý.

Sau các bước xử lý ban đầu, người bệnh cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp để kiểm soát triệu chứng. Tránh để tình trạng này kéo dài, có thể gây những tổn thương sâu trên da dẫn tới hình thành sẹo.

Điều trị viêm da tiếp xúc kịp thời

Thuốc Tây y

Điều trị viêm da tiếp xúc kịp thời 1

Sử dụng thuốc tây y giúp nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng viêm da tiếp xúc. Tùy vào trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc điều trị phù hợp. Dưới đây là một số loại thường sử dụng:

  • Dung dịch sát khuẩn: Sử dụng các loại như hồ nước, dung dịch Jarish,… để sát khuẩn và làm dịu da khi các tổn thương mới khởi phát hoặc đang trong giai đoạn rỉ dịch.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Có tác dụng làm giảm sưng viêm, ngứa ngáy và chống dị ứng. Chỉ nên dùng loại thuốc này khi các tổn thương trên da đã khô và đóng mài. Nếu dùng khi các tổn thương còn đang rỉ dịch sẽ khiến vết thương chậm lành hơn.
  • Thuốc kháng sinh: Được sử dụng dưới 2 dạng là bôi và uống, khi các tổn thương da có dấu hiệu bội nhiễm. Thuốc có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Penicillin là nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến. Nếu nhiễm trùng gây sốt, có thể kết hợp với paracetamol để giảm đau, hạ sốt cho người bệnh.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Tacrolimus và Pimecrolimus là 2 loại thường được sử dụng, có tác dụng giảm viêm, chống dị ứng bằng cách ức chế miễn dịch ở vùng da tổn thương. Nhóm thuốc này được sử dụng thay thế cho corticoid dạng bôi ở một số trường hợp.
  • Thuốc kháng histamin: Thường dùng ở dạng uống, có tác dụng giảm tình trạng mẫn cảm, ngứa ngáy, chống dị ứng, cải thiện các triệu chứng mà viêm da tiếp xúc gây ra.
  • Thuốc corticoid đường uống: Được bác sĩ cân nhắc chỉ định trong trường hợp viêm nhiễm gây phù nề nghiêm trọng. Tuy nhiên chỉ được sử dụng loại thuốc này trong thời gian ngắn vì chúng có thể gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Một số loại thuốc khác: Ở những trường hợp viêm da tiếp xúc tái phát nhiều lần và đáp ứng kém với những loại thuốc trên, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác như: Methotrexate, Ciclosporin (thuốc ức chế miễn dịch), Alitretinoin (dẫn xuất vitamin A),..

Thuốc Tây y tuy mang lại tác dụng nhanh chóng nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc sử dụng những loại thuốc này cần đặc biệt lưu ý, tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là với những loại kháng sinh và thuốc chứa corticoid. Nếu tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc sẽ gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, giãn tĩnh mạch, sốc thuốc, kích ứng dạ dày,…

Mẹo chữa tại nhà

Với những trường hợp viêm da tiếp xúc nhẹ, tổn thương nhỏ và không có gì nghiêm trọng, các bạn có thể áp dụng các mẹo chữa tại nhà như:

  • Sử dụng nha đam: Nha đam chứa nhiều nước, chất chống oxy hóa và axit amin làm dịu da rất tốt. Lấy phần gel nha đam bôi lên vùng da bị bệnh sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa rát, làm dịu da hiệu quả.
  • Dùng dấm táo: Pha loãng giấm táo và nước sạch, sau đó thoa dung dịch này nên vùng da tổn thương, việc này sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu mà viêm da tiếp xúc gây ra.
  • Bột yến mạch: Bột yến mạch chứa nhiều chất chống oxy hóa và kẽm, có tác dụng giảm viêm ngứa tự nhiên. Lấy bột yến mạch pha cùng một chút nước ấm xong đắp lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp giảm bớt tình trạng đỏ và ngứa do viêm da tiếp xúc.

Các mẹo này chỉ sử dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, giúp giảm bớt phần nào triệu chứng khó chịu mà viêm da tiếp xúc gây ra. Với trường hợp tổn thương da nặng, áp dụng mẹo này sẽ không mang lại nhiều hiệu quả. Ngoài ra, cần chú ý sử dụng nguyên liệu an toàn, khâu sơ chế và thực hiện đảm bảo vệ sinh, tránh nguy cơ gây nhiễm trùng da.

Chăm sóc đúng cách

Việc chăm sóc khi bị viêm da tiếp xúc đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi bệnh, hạn chế nguy cơ hình thành sẹo.

Chăm sóc đúng cách 1

Dưới đây là một số lưu ý trong chăm sóc giúp các tổn thương da nhanh lành, ngăn ngừa sẹo khi bị viêm da tiếp xúc:

  • Vệ sinh vùng da tổn thương sạch sẽ 2 lần/ngày bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch làm sạch dịu nhẹ.
  • Nếu thấy các tổn thương da đã khô lại, có thể thoa kem dưỡng 2-3 lần/ngày để dưỡng ẩm, giảm bong tróc,ngứa ngáy, đồng thời giúp phục hồi bề mặt da, ngăn ngừa hình thành sẹo thâm.
  • Không được cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da tổn thương. Việc làm này có thể kích thích các tổn thương da lan rộng, gây chảy máu, nhiễm trùng, lở loét,.. Nguy cơ hình thành sẹo cũng tăng lên.
  • Bên cạnh việc sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách cũng có thể tăng tốc độ phục hồi, giảm ngứa ngáy và hạn chế hình thành sẹo thâm.
  • Trong thời gian điều trị, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì tia UV trong ánh nắng có thể kích thích sản sinh melanin, tăng nguy cơ hình thành vết thâm sạm từ những tổn thương của viêm da tiếp xúc. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với ánh nắng, người bệnh cần bảo vệ da kỹ càng bằng cách thoa kem chống nắng, đội mũ, che ô, mặc áo khoác cẩn thận.
  • Cần chú ý không để da tiếp xúc với những yếu tố gây kích ứng như hóa chất, mỹ phẩm chứa thành phần kích ứng, côn trùng, bụi bẩn, phấn hóa, nhựa mủ thực vật,… Tiếp xúc với những loại dị nguyên này sẽ khiến các tổn thương da lan rộng hơn, tiến triển nặng hơn và nguy cơ hình thành thâm sẹo cũng cao hơn.
  • Uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho da. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả tươi không những tăng cường đề kháng, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục mà còn kích thích da sản sinh collagen, giảm nguy cơ hình thành sẹo.
  • Không nên sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống gây sẫm màu da và tăng nguy cơ hình thành sẹo như thịt bò, rau muống, bia, rượu, cà phê, nước ngọt có gas,…

Chăm sóc đúng cách sẽ giúp các tổn thương nhanh chóng phục hồi, nguy cơ hình thành sẹo khi bị viêm da tiếp xúc cũng sẽ giảm đi.

Sodermix- giải pháp toàn diện cho viêm da tiếp xúc lẫn sẹo thâm

Nếu bạn bị viêm da tiếp xúc và đang lo lắng nguy cơ hình thành sẹo, cùng với đó là nỗi sợ hãi khi sử dụng thuốc tây. Vậy kem bôi Sodermix chính là một giải pháp toàn diện, vừa đẩy lùi được viêm da tiếp xúc vừa ngăn ngừa hình thành sẹo mà lại an toàn khi sử dụng.

Sodermix với thành phần chứa Enzym SOD (Superoxid Dismutase) chiết xuất từ cà chua xanh Châu Âu có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ ở người bệnh viêm da tiếp xúc cực kỳ hiệu quả.

Sodermix- giải pháp toàn diện cho viêm da tiếp xúc lẫn sẹo thâm 1

Cơ chế giảm viêm ngứa của Sodermix

Không chỉ thế, với khả năng chống oxy hóa hiệu quả của Enzym SOD, Sodermix còn giúp xóa bỏ các hắc sắc tố, ngăn ngừa hình thành sẹo thâm, trả lại làn da sáng mịn vốn có chỉ trong thời gian ngắn.

Sodermix- giải pháp toàn diện cho viêm da tiếp xúc lẫn sẹo thâm 2

Cơ chế làm sáng da, mờ sẹo của Sodermix

Ngoài ra, dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên có trong sản phẩm còn giúp dưỡng ẩm, làm sáng da, đồng thời khôi phục, tái tạo vùng da bị tổn thương nhanh chóng.

Một điều đặc biệt khác là Sodermix hoàn toàn không chứa Corticoid, nên có thể an tâm khi sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Sản phẩm được sản xuất tại Pháp, nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam từ năm 2018 với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Viêm da tiếp xúc nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách thì khả năng để lại sẹo rất cao. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, khiến người bệnh luôn cảm thấy tự ti. Chính vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo, người bệnh cần chủ động điều trị sớm, kết hợp với các biện pháp chăm sóc da phù hợp, đúng cách.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...