Á sừng da đầu: nguyên nhân - triệu chứng - cách điều trị

Á sừng da đầu đã và đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và cả thẩm mỹ của nhiều người. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh á sừng da đầu, bệnh có những biểu hiện thế nào và cách điều trị ra sao? Hãy theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn về á sừng da đầu nhé.

Á sừng da đầu: nguyên nhân - triệu chứng - cách điều trị 1

Á sừng da đầu là gì?

Á sừng da đầu là một thể của bệnh á sừng, thuộc nhóm viêm da cơ địa. Á sừng da đầu có tính chất mãn tính, dai dẳng và rất dễ tái phát thành nhiều đợt. Bệnh có xu hướng khởi phát hoặc tái phát mạnh vào mùa đông với các triệu chứng điển hình như viêm, ngứa ngáy, dày sừng, bong tróc xuất hiện tại da đầu và vùng da sau gáy.

Á sừng da đầu là gì? 1
Hình ảnh á sừng da đầu

☛ Tìm hiểu chi tiết hơn về: Bệnh á sừng

Nguyên nhân gây á sừng da đầu

Á sừng da đầu có liên quan đến cơ địa dị ứng, hiện tại vẫn chưa xác định được cụ thể căn nguyên chính xác gây ra bệnh á sừng. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu á sừng da đầu có thể khởi phát bởi những nguyên nhân sau:

  • Di truyền: Nếu gia đình bạn có ông bà hoặc bố mẹ có tiền sử mắc bệnh á sừng, á sừng da đầu hoặc các bệnh viêm da cơ địa thì bạn có khả năng cao sẽ mắc phải căn bệnh này.
  • Cơ địa dị ứng: Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài thường dễ mắc á sừng da đầu
  • Môi trường: Nếu da đầu không được bảo vệ đúng cách trước hóa chất, khói bụi, ô nhiễm thì con người rất có khả năng bị á sừng da đầu. Đặc biệt là những người làm việc thường xuyên trong môi trường có các môi trường kể trên.
  • Thời tiết: Vào thời tiết lạnh, khô hanh, làm cho da (bao gồm cả da đầu) mất đi độ ẩm tự nhiên, trở nên khô và bong tróc, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh á sừng da đầu tấn công.
  • Dầu gội đầu: Việc sử dụng dầu gội không phù hợp hoặc dầu gội chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất sứ dễ khiến da đầu bị kích ứng, tạo điều kiện gây á sừng da đầu.
  • Da đầu thường xuyên tiếp xúc với hóa chất: Việc thường xuyên thay đổi kiểu tóc bằng các biện pháp uốn, duỗi, nhuộm, có thể khiến da đầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương và dẫn đến tình trạng á sừng da đầu.
  • Chăm sóc da đầu không đúng cách: gội đầu với nước quá nóng hoặc thường xuyên gãi, chà xát mạnh vùng da đầu, hoặc xả không sạch dầu gội, dầu xả trên da, khiến da đầu bị tổn thương, mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên, da đầu trở nên yếu và dễ bị vi khuẩn tấn công, tạo điều kiện cho á sừng da đầu phát triển.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây á sừng da đầu ở nhiều người. Việc cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ khiến các lớp sừng dưới da không thể phát triển hoàn thiện, trở nên rất yếu, khô và dễ bị bong tróc.

Triệu chứng của á sừng da đầu

Triệu chứng của á sừng da đầu 1
Da đầu ngứa ngáy, xuất hiện nhiều vảy trắng là triệu chứng điển hình của bệnh á sừng da đầu

Khi bị á sừng da đầu, người bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như:

  • Da đầu khô và ngứa ngáy: Da đầu trở nên khô hơn, hình thành các lớp sừng và dẫn đến việc tăng tiết bã nhờn, gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu người cào gãi mạnh sẽ khiến những tổn thương trên da đầu trở nên nghiêm trọng hơn, gây chảy máu, đồng thời làm gia tăng cảm giác ngứa ngáy, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Đóng vảy trắng trên da đầu: Khi bị á sừng, trên da đầu của người bệnh sẽ xuất hiện những vảy trắng giống như gàu. Tuy nhiên những vảy này thường xếp lớp và đóng thành từng mảng, chúng có thể tự bong tróc khỏi bề mặt da đầu.
  • Các lớp sừng ngày càng dày lên: Khi vảy trắng bong tróc, một lớp sừng mới sẽ được đùn lên thay thế, chúng có thể có màu đỏ, nếu không được can thiệp kịp thời, quá trình bong tróc này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần, đồng thời các lớp sừng sẽ xếp chồng lên nhau và ngày một dày hơn.
  • Rụng tóc: Bệnh á sừng khiến các nang tóc bị bít tắc bởi các lớp sừng và vảy đỏ, từ đó không nhận được các chất dinh dưỡng, trở nên yếu dần đi và gây ra hiện tượng gãy, rụng tóc. Ngoài ra việc gãi, cào da đầu do ngứa cũng là nguyên nhân khiến tóc bị gãy rụng.

☛ Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhận biết á sừng chính xác!

Chẩn đoán á sừng da đầu bằng cách nào?

Để có thể điều trị bệnh hiệu quả, việc chẩn đoán đúng và xác định được căn nguyên gây bệnh là vô cùng quan trọng. Để biết chính xác mình có bị á sừng hay không, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và có hướng điều trị, xử lý kịp thời.

Chẩn đoán lâm sàng

Trong chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ sẽ tiến hành quan sát các triệu chứng trên da đầu của bạn, sau đó khai thác bệnh sử gia đình. Cụ thể, bạn sẽ cần cung cấp cho bác sĩ những thông tin như:

  • Các triệu chứng á sừng da đầu xuất hiện từ khi nào?
  • Trong gia đình bạn có ai bị á sừng da đầu hoặc các bệnh viêm da cơ địa khác hay không?
  • Bạn có tiền sử bị viêm da cơ địa hoặc á sừng hay không?
  • Bạn có tiếp xúc với các tác nhân có thể gây á sừng da đầu hay không?

Chẩn đoán cận lâm sàng

Ở giai đoạn chẩn đoán cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp xét nghiệm soi da đầu để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bạn đang gặp phải là bị á sừng da đầu hay là bệnh lý nào khác, ví dụ như vảy nến da đầu hoặc nấm da đầu,…

Á sừng da đầu có nguy hiểm không?

Bệnh á sừng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể lan rộng xuống trán, mặt và thậm chí là toàn thân, khiến quá trình điều trị khó khăn hơn.

Trong nhiều trường hợp, khi tình trạng á sừng da đầu trở nặng, người bệnh có thể cảm thấy đau vùng da đầu, nhất là khi gội đầu, cảm giác ngứa ngáy cũng trở nên nghiêm trọng, gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc, chán ăn, stress, gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống, thậm chí suy nhược cơ thể. Ngoài ra bệnh cũng gây nên những biến chứng dưới đây:

  • Tác động xấu đến tâm lý người bệnh: á sừng da đầu gây ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin, gây ra tâm lý e ngại khi giao tiếp, thậm chí là trốn tránh đến những nơi có sự xuất hiện của người khác.
  • Viêm da bội nhiễm: da đầu bị khô nứt, bong tróc, chảy máu, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, làm xuất hiện những vết lở loét, sưng đau, thậm chí là hoại tử vùng ở vùng da bị bệnh.
  • Nhiễm trùng máu: Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Biến chứng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào máu theo các vết nứt, vết trợt loét trên da đầu.

Bị á sừng da đầu cần đến gặp bác sĩ khi nào?

Bị á sừng da đầu cần đến gặp bác sĩ khi nào? 1
Bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám khi xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ bị á sừng da đầu

Để tránh những vấn đề đáng tiếc có thể xảy ra, khi xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh á sừng, bạn cần đến gặp các bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt trong một số trường hợp dưới đây, bạn cần được thăm khám ngay lập tức:

  • Tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, khiến bạn khó ngủ, không thể ngủ yên giấc
  • Trên da đầu xuất hiện những vết nứt, chảy máu
  • Da đầu có những vết trợt, sưng đau
  • Các triệu chứng á sừng có biểu hiện lan rộng ra vùng da xung quanh, lan xuống trán,…

Điều trị á sừng da đầu bằng cách nào?

Bệnh á sừng tuy không ngây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại là bệnh lý có tính chất phức tạp vởi tỷ lệ tái phát cao. Các biện pháp can thiệp điều trị hiện nay chỉ mang lại hiệu quả cải thiện tổn thương trên da và kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn chặn tổn thương lan rộng, tránh nguy cơ biến chứng.

Bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị bệnh á sừng dưới đây:

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Để phòng ngừa bệnh á sừng da đầu tái phát, bạn có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp sau:

  • Không nên gãi và cào mạnh vào da đầu khi có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Hành động này có thể khiến bạn bị đau và chảy máu, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Giữ vệ sinh tay sạch sẽ và cắt móng thường xuyên để tránh vô tình đưa thêm vi khuẩn lên da đầu.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp dành riêng cho da đầu hoặc dùng dầu ô liu thoa lên các vùng da có dấu hiệu khô và ngứa ngáy.
  • Hạn chế sử dụng các loại hóa chất lên tóc và da đầu như thuốc uốn, duỗi,  thuốc nhuộm tóc và nhiều loại thuốc tạo kiểu tóc khác.
  • Tránh tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, khí thải, hóa chất, kim loại… Nếu buộc phải tiếp xúc, bạn nên đội mũ bảo hộ, găng tay, và sử dụng thêm những đồ bảo hộ cần thiết khác.
  • Sử dụng dầu gội đầu và những sản phẩm chăm sóc tóc dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thiên nhiên, không chứa hóa chất độc hại. Nên chọn các sản phẩm phù hợp với da đầu.
  • Khi gội đầu cần tránh gãi hoặc chà xát quá mạnh khiến da  đầu bị tổn thương.
  • Không đội mũ, nón hoặc chùm khăn bịt kín phần đầu và cổ trong thời gian dài. Việc làm này có thể khiến da đầu bị bí bách, tiết nhiều mồ hôi, tăng tiết bã nhờn và luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công da đầu.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể và làn da không bị thiếu nước.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất thiết yếu để nâng cao đề kháng, cải thiện sức khỏe, đồng thời giúp làn da khỏe mạnh hơn.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng như các loại hải sản, thịt bò, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,…

Những biện pháp trên đây chỉ có hiệu quả với tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát khi các dấu hiệu chưa rõ ràng, đồng thời giúp hỗ trợ giúp rút ngắn quá trình điều trị bệnh á sừng da đầu trong mọi trường hợp. Để đẩy lùi bệnh á sừng một cách hiệu quả hơn, bạn cần có những giải pháp cụ thể như sử dụng thuốc hoặc dùng kem bôi chuyên biệt.

Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ 1
Thuốc tây là phương pháp điều trị á sừng phổ biến và hiệu quả

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị á sừng da đầu phổ biến và thường mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tùy từng tình trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc bôi Acid Salicylic: Acid Salicylic có tác dụng làm mềm các mảng vảy và kích thích chúng bong tróc khỏi da đầu dễ dàng hơn. Ngoài ra, Acid Salicylic cũng có khả năng sát khuẩn, giúp trong quá trình tái tạo lớp sừng mới diễn ra thuận lợi hơn.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp da đầu có dấu hiệu nhiễm khuẩn, các bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc kháng sinh đường uống hoặc bôi.
  • Thuốc kháng viêm chứa steroid: Những thuốc này có khả năng cải thiện tình trạng viêm ở da đầu. Các thuốc kháng viêm steroid có thể kể đến như Gentrizone hoặc Fucicort…
  • Thuốc chống nấm: Nếu da đầu có dấu hiệu bị nhiễm nấm, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng kết hợp thêm các thuốc chống nấm tại chỗ như Griseofulvin, Clotrimazol, Miconazol, dẫn xuất Imidazol hoặc Nystatin… Hoặc bạn có thể sử dụng một số loại dầu gội đầu chứa hoạt chất chống nấm như Selenium sulfide hay Ketoconazol shampoo 2% thay thế các thuốc kể trên.
  • Thuốc corticoid: Những thuốc chứa corticoid có tác dụng kháng viêm mạnh, có thể dùng ngoài da để cải thiện tình trạng viêm ngứa da đầu, ví dụ như Diprosalic, Betnoval hay Hydrocortison,… Trong một số trường hợp bệnh nặng hơn, các bác sĩ có thể kê đơn thêm 5 – 10 ngày thuốc corticoid đường uống để tăng hiệu quả điều trị.
  • Dẫn xuất vitamin D3: Đây là những thuốc bôi ngoài da có khả năng ức chế sự phát triển bất thường của các tế bào biểu bì, ngăn chặn khả năng diễn tiến nặng của bệnh. Loại dẫn xuất vitamin D3 thường được sử dụng là Calcipotrio 0,005%.
  • Thuốc mỡ vitamin A dạng axit: Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình hình thành các lớp sừng trên da, kích thích tái tạo các tế bào da, giúp tổn thương mau lành. Một số loại thuốc có thể kể đến như Differin, Isotrex hay Erylick.
  • Thuốc kháng histamin: Có thể được sử dụng dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc bôi tại chỗ, giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở da đầu do bệnh á sừng gây ra.
Trong quá trình điều trị á sừng bằng thuốc tây y, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu trong thời gian sử dụng thuốc xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần ngưng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Tránh tuyệt đối việc lạm dụng thuốc vì có thể gây nên nhiều tác dụng phụ lên gan, thận và gây mỏng da, teo da, hoại tử da,…

☛ Tham khảo thêm: Tổng hợp các cách chữa á sừng!

Sodermix – liệu pháp an toàn, hiệu quả đẩy lùi á sừng da đầu

Sodermix là kem bôi chuyên biệt dùng cho các trường hợp viêm da cơ địa, á sừng, chàm ngứa, tổ đỉa,… Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, không chứa corticoid, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng Sodermix trong thời gian dài mà không phải lo lắng về tác dụng phụ.

Sodermix - liệu pháp an toàn, hiệu quả đẩy lùi á sừng da đầu 1
Kem bôi Sodermix giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy trên da đầu

Sản phẩm là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thị trường giúp bổ sung Enzyme Superoside Dismutase (SOD) từ trái cà chua xanh châu Âu giúp chống lại quá trình oxy hóa, bảo vệ da khỏi sự tấn công của các gốc tự do, từ đó đẩy lùi nhanh chóng tình trạng viêm ngứa trên da.

Ngoài ra, trong Sodermix còn chứa tinh dầu trái bơ và các loại dầu khoáng thiên nhiên, giúp cung cấp độ ẩm, làm mềm da, hạn chế tình trạng bong tróc, nứt nẻ, giúp tái tạo và phục hồi nhanh chóng những tổn thương da do á sừng da đầu gây ra.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Sodermix, bạn vui lòng xem chi tiết TẠI ĐÂY

Để đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm sodermix hoặc bệnh á sừng da đầu, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800 6225 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất. Với những chia sẻ của Sodermix.vn về á sừng da đầu, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng một cách hiệu quả nhất.

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...