Lý giải hiện tượng người bị ngứa gãi nổi cục và cách điều trị đặc hiệu
Người bị ngứa gãi nổi cục khắp người không những khiến người mắc khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống hàng ngày mà còn là dấu hiệu cảnh báo chứng bệnh nào đó. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem da bị ngứa gãi nổi cục là bệnh gì và làm như thế nào để hạn chế tình trạng này qua các thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
Người bị ngứa gãi nổi cục là biểu hiện của bệnh gì?
Nếu gặp tình trạng ngứa gãi nổi sần khắp người thì đây thông thường là triệu chứng của các bệnh da liễu. Tuy nhiên nhiều trường hợp nó lại là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn khác như nhiễm giun sán, ký sinh trùng, các bệnh về máu,… Để có giải pháp phù hợp, điều trị dứt điểm, chúng ta cần xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng này.
Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mẩn ngứa nổi cục khắp người được kể đến gồm:
Da bị ngứa gãi nổi cục do các bệnh lý da liễu
Ngứa gãi nổi cục có thể là hệ quả do các chất gây dị ứng phóng thích vào da, làm giãn mao mạch đồng thời hình thành các tổn thương trên da. Một số bệnh da liễu gây nên tình trạng này gồm:
Viêm da tiếp xúc
Ngứa khắp người gãi nổi cục có thể do viêm da tiếp xúc, tình trạng này chỉ xảy ra khi làn da bị tổn thương do bị côn trùng cắn, dính nọc độc của côn trùng, do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, phấn hoa hoặc hóa chất.
Mề đay, mẩn ngứa
Người bị ngứa gãi nổi cục cũng có thể do mè đay gây nên. Đây là một dạng viêm da cấp hoặc mãn tính xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như do cơ địa, thời tiết, môi trường,…
Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của các sẩn ngứa nổi cộm trên da, cùng với đó là tình trạng ngứa ngáy khó chịu, da khô nẻ, bong tróc,.. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà mề đay, mẩn ngứa có thể xảy ra ở một phạm vi nhỏ hoặc có thể lan khắp người.
Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là tình trạng da bị tổn thương khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, khói bụi, hóa chất, thuốc,… Tương tự như triệu chứng của mề đay mẩn ngứa, người bệnh bị mắc viêm da dị ứng cũng có thể bị ngứa ngáy, nổi cục, dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người, da nóng rát, khó chịu,…
Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết xảy ra khi cơ thể bị mẫn cảm với sự thay đổi của yếu tố thời tiết như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm không khí,… Đặc trưng của chứng bệnh này cũng là biểu hiện người bị ngứa gãi nổi cục, da đỏ, ngứa ngáy, khó chịu, kèm theo đó là các triệu chứng toàn thân như sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt.
Bệnh chàm
Mẩn ngứa, ngứa gãi nổi cục, đỏ da, phát ban là đặc trưng thường thấy khi bị chàm da. Bệnh hiện chưa tìm được nguyên nhân cụ thể nhưng khi gặp môi trường thuận lợi bệnh có thể sẽ bùng phát mạnh mẽ.
Bị vảy nến
Có nhiều loại vảy nến khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là dạng mụn mủ. Đặc trưng dưới dạng thể đốm, thể tròn từ đó gây mẩn ngứa thành cục nhỏ li ti gần giống với nốt muỗi đốt.
Hắc lào
Hắc lào do vi nấm gân nên, đây là vi khuẩn thuộc nhóm Dermatophytes. Ngoài biểu hiện người bị ngứa gãi nổi cục thì bạn cũng có thể nhận biết bệnh bằng các đốm tròn nổi trên da kèm theo các mụn nước nhỏ.
Côn trùng cắn
Nếu bị một số loại côn trùng như kiến, muỗi,… cắn cũng gây tình trạng nổi cục, ngứa ngáy khắp người. Trường hợp côn trùng chứa nọc độc mạnh có thể khiến da phát ban, nổi sẩn kèm mụn nước.
Ngứa gãi nổi cục do nhiễm giun sán và ký sinh trùng
Ngoài do các bệnh lý da liễu thì nhiễm giun sán và ký sinh trùng cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bị ngứa gãi nổi cục. Giun sán và ký sinh trùng thường sống trong ruột non của con người, chúng tồn tại và phát triển bằng cách hút dinh dưỡng từ chủ thể, từ đó dẫn đến tình trạng người bệnh bị suy dinh dưỡng, hoa mắt, thiếu máu, ăn không ngon, thường xuyên đau bụng,…
Không những vậy nhiễm giun sán và ký sinh trùng còn có thể gây ra một số tổn thương trên da, điển hình là ngứa ngáy, nổi sẩn, nổi cục một vài vị trí hoặc toàn thân.
Nguyên nhân được giải thích như sau: Khi hệ miễn dịch tạo ra kháng nguyên để đối kháng lại với ký sinh trùng, các kháng nguyên này sẽ vô tình phóng thích histamine trong phức hợp với protein gây nên các triệu chứng khó chịu cũng như tổn thương trên da.
Nổi sẩn cục khắp người là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau
Các bệnh lý khác gây ngứa gãi nổi cục
Ngoài các nguyên nhân ở phía trên thì người bị ngứa gãi nổi cục có thể xảy ra khi cơ thể mắc phải một số bệnh lý khác như suy thận, suy gan, tắc ống dẫn mật,… Những bệnh lý này sẽ khiến cơ thể suy yếu, chức năng chuyển hóa và đào thải độc tố bị suy giảm dẫn đến tình trạng độc tố bị ứ đọng ở da gây ngứa ngáy nổi cục khắp người.
Cạnh đó thì trạng nổi cục khắp người còn có thể là dấu hiệu ban đầu của HIV và các bệnh lý về máu như: tăng Eosin trong máu, tăng histamine trong máu, gia tăng đa hồng cầu, rối loạn sản sinh tủy,…
Người bị ngứa gãi nổi cục có nguy hiểm không?
Nếu không may gặp phải tình trạng ngứa gãi nổi cục thì người bệnh cũng không nên quá lo lắng vì đây không phải là chứng bệnh gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng con người. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên được quá chủ quan bởi đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn nào đó.
Với trường hợp nhẹ, các tổn thương trên da chỉ xuất hiện xong tiêu biến trong một vài phút thì không cần sự can thiệp của y khoa. Nhưng với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ bị những cơn ngứa “điên cuồng” hành hạ, đặc biệt là khi thời tiết oi bức, tình trạng sẽ tồi tệ hơn làm người bệnh không ngừng gãi.
Cào gãi quá mạnh sẽ gây tổn thương da
Việc cào gãi, chà xát quá mạnh khiến cho các tổn thương da ngày càng nghiêm trọng hơn. Những vết trầy xước xuất hiện càng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây hại. Chính vì vậy khi bệnh đang ở giai đoạn khởi phát thì cần điều trị ngay, bệnh sẽ được đẩy lùi nhanh chóng, phương pháp chữa trị đơn giản và tiết kiệm chi phí.
Nếu bị ngứa gãi nổi cục mà chưa xác định được nguyên nhân, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Để được tư vấn rõ hơn, bạn có thể kết nối qua Zalo chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 và nhận giải đáp nhanh nhất.
Làm gì khi bị ngứa nổi cục khắp người
Người bị ngứa gãi nổi cục khiến người bệnh luôn trong tình trạng khó chịu, bứt rứt gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt. Vậy làm gì để giảm những triệu chứng này? Các bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:
Phương pháp điều trị ngứa gãi nổi cục không dùng thuốc
Nếu các triệu chứng ngứa gãi nổi cục ở mức độ nhẹ đến trung bình thì người bệnh có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như:
Chườm lạnh
Người bị ngứa gãi nổi cục có thể sử dụng túi lạnh chườm trực tiếp lên vùng da bị tổn thương từ 10-20 phút để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giảm sưng, phù nề và các vết sẩn đỏ trên da.
Sử dụng gel nha đam
Gel nha đam có tác dụng làm mát và dịu da hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng gel nha đam này thoa lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp giảm viêm, ngứa ngáy, nóng rát, nổi sẩn cực kỳ tốt. Ngoài ra chúng còn giúp phục hồi da nhanh chóng, duy trì độ ẩm và bảo vệ da trước các tác nhân gây hại.
Dùng lá chè xanh
Nếu tình trạng ngứa gãi nổi cục xảy ra trên diện rộng, các bạn có thể tắm nước lá chè xanh để giảm tổn thương da đồng thời cải thiện triệu chứng ngứa ngáy hiệu quả. Trong lá chè xanh chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa và kháng viêm giúp phục hồi da và ngăn ngừa viêm nhiễm tốt.
Sử dụng thuốc trị tình trạng ngứa gãi nổi cục
Sau khi áp dụng các biện pháp không dùng thuốc phía trên mà thấy các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm hoàn toàn, thì các bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn sử dụng các loại thuốc phù hợp. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc khác nhau, có thể là thuốc dạng uống, dạng bôi hoặc kết hợp cả hai dạng. Dưới đây là một số loại thuốc thường dành cho người bị ngứa gãi nổi cục:
- Kem làm dịu da chứa một số thành phần như Glycerin, Zinc, Niacinamide, Panthenol,… giúp giảm viêm đỏ, ngứa ngáy, sưng nóng
- Thuốc kháng histamine H1 giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng nổi sẩn phù, ban da,…
Với một số trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác như: Thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng nấm, thuốc bôi chứa corticoid, thuốc bạt sừng, thuốc chống dị ứng,…
Kem bôi Sodermix giúp giảm ngứa, sẩn cục nhập khẩu Pháp
Sodermix (Sô-đê-míc) dòng kem bôi chuyên biệt cho viêm da cơ địa, chàm ngứa, tổ đỉa của Pháp. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường có chứa enzyme SOD được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu. Sodermix nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các bác sĩ, chuyên gia vì hiệu quả trong 3 tiêu chí điều trị:
- Không chứa Corticoid
- Giúp giảm ngứa, mẩn đỏ, bong tróc chỉ từ 2-3 ngày sử dụng
- Làm mềm da và giúp tái tạo vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa tái phát hiệu quả
Sodermix sử dụng tốt cho các trường hợp bị: viêm da cơ địa, chàm ngứa, eczema, tổ đỉa, á sừng hoặc các tình trạng sẩn ngứa, nổi mẩn đỏ do dị ứng.
Chi tiết chương trình xem TẠI ĐÂY
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Lưu ý khi bị ngứa gãi nổi cục khắp người
Cùng với việc áp dụng các biện pháp điều trị giảm ngứa nổi cục khắp người thì các bạn nên kết hợp với một số thói quen chăm sóc khoa học và lưu ý các vấn đề sau:
- Nên vệ sinh da từ 1-2 lần/ngày, luôn giữ cơ thể sạch sẽ, mát mẻ, hạn chế các hoạt động mạnh gây đổ nhiều mồ hôi
- Sử dụng các loại quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng khí, mềm mại, dễ thấm hút nhằm giảm ma sát với các vùng da tổn thương
- Nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có cường độ cao trong thời gian điều trị bệnh vì các tia UVA, UVB có thể kích thích da đổ mồ hôi, tăng thân nhiệt gây bùng phát triệu chứng ngứa ngáy
- Tuyệt đối không được gãi mạnh vùng da bị tổn thương bởi việc cào gãi có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, khiến các tổn thương trở nên tồi tệ hơn
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất, xà phòng, nước hoa, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc,… Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì nên dùng đồ bảo hộ
- Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều đường, muối, chất béo,…
- Không nên sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc thể trạng cơ thể mình không phù hợp
- Khi ra ngoài nên sử dụng các đồ bảo vệ, che chắn như khẩu trang, ô dù, áo khoác, mũ, khăn choàng,… nhằm tránh khỏi những tác động xấu từ môi trường
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thường xuyên làm sạch các dụng cụ cá nhân như khăn mặt, chăn mền, vỏ gối,…
- Uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm tăng cường đề kháng cho cơ thể đồng thời thúc đẩy quá trình thải độc, giảm các triệu chứng trên da
- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn
- Tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ
Trên đây là những thông tin về tình trạng người bị ngứa gãi nổi cục và một số cách chữa trị hiệu quả khi gặp phải tình trạng này. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn biết thêm những thông tin về tình trạng này cũng như biết cách bảo vệ bản thân khi mắc phải. Và nếu còn vấn đề nào thắc mắc về tình trạng này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.
Xem thêm:
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.