Cách chữa tổ đỉa bằng muối an toàn nhất cho da
Tổ đỉa là các mụn nước nhỏ ở vùng rìa các ngón tay hay bàn tay, bàn chân, ngứa, tiến triển dai dẳng. Hiện nay, điều trị tổ đỉa có rất nhiều cách khác nhau, một trong số đó là phương pháp trị tổ đỉa bằng muối tại nhà, không những an toàn, dễ thực hiện lại còn hiệu quả cao. Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
☛ Tìm hiểu trước thông tin về bệnh trong bài viết: Tổng quan về bệnh tổ đỉa
Mục lục
- Tác dụng của muối trị tổ đỉa
- Ưu và nhược điểm cách trị tổ đỉa bằng muối và các thảo dược thiên nhiên
- Mẹo trị tổ đỉa bằng muối an toàn, hiệu quả cho da
- 1. Đắp muối hạt rang lên vùng da bị tổ đỉa
- 2. Trị bệnh tổ đỉa bằng nước muối và lá trầu không
- 3. Chữa tổ đỉa bằng muối hạt và rau răm
- 4. Muối hạt kết hợp với khế chua chữa bệnh tổ đỉa
- 5. Cách chữa trị bệnh tổ đỉa bằng lá khế và muối hạt
- 6. Dùng lá đào giã với muối để điều trị bệnh tổ đỉa
- 7. Đắp lát lốt với muối hạt chữa bệnh tổ đỉa
- 8. Chữa tổ đỉa bằng trà xanh và muối hạt
- 9. Chữa tổ đỉa bằng rau sam và muối
- 10. Lá bàng tươi giã với muối trị bệnh tổ đỉa
- Lưu ý khi dùng muối trị tổ đỉa!
- Chữa tổ đỉa bằng kem bôi Sodermix – Chống viêm, giảm ngứa hoàn toàn từ tự nhiên
Tác dụng của muối trị tổ đỉa
Muối giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng phồng, tấy đỏ da, mụn bọc nước… của bệnh tổ đỉa
Muối có tính sát khuẩn cao, được dùng để kháng khuẩn, ngăn chặn các mầm móng phát triển như vi khuẩn, nấm… rất hiệu quả. Đồng thời, với khả năng chống viêm, muối còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, không làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, trong muối hạt có chứa các thành phần khác như phốt pho, kali, sắt, kẽm, canxi, vitamin C, magie, iốt, mangan,… Các chất này giúp tẩy tế bào chết cho da, sát trùng vết thương, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương, ngăn ngừa vết thương lan rộng ra các vùng da xung quanh.
Với căn bệnh tổ đỉa, sử dụng muối sẽ giúp cải thiện được tình trạng ngứa ngáy, sưng phồng, tấy đỏ da, mụn bọc nước… giúp tẩy các tế bào da chết, sát trùng vết thương, cho làn da trở nên săn chắc, hạn chế trường hợp bong tróc, giúp da mịn màng, sáng hơn.
Ưu và nhược điểm cách trị tổ đỉa bằng muối và các thảo dược thiên nhiên
Ưu điểm
- Nguyên liệu rẻ, dễ tìm và lành tính.
- Cách làm đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.
- Giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và hạn chế dùng thuốc bôi.
Nhược điểm
- Hiệu quả chậm, chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
- Tác dụng tùy thuộc vào cơ địa, một số trường hợp không nhận thấy cải thiện.
- Không áp dụng cho trường hợp da bị tổ đỉa có nhiễm khuẩn (tổ đỉa bội nhiễm). Với trường hợp tổ đỉa có bội nhiễm (kèm mụn mủ), bạn bắt buộc kiểm tra và dùng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của chuyên gia.
- Có khả năng dị ứng, mẫn cảm và nhiễm trùng nếu thực hiện không đúng cách.
Mẹo trị tổ đỉa bằng muối an toàn, hiệu quả cho da
1. Đắp muối hạt rang lên vùng da bị tổ đỉa
Muối hạt rang
Đây là phương pháp phổ thông được nhiều người áp dụng nhất. Chưa cần đến sự trợ giúp từ các thảo dược khác, riêng muối hạt đã có tác dụng rất tốt cho bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì thực hiện thì mới có hiệu quả. Cần áp dụng đúng công thức để tránh gây kích ứng cho da cũng như tránh gây ra một số biến chứng khác.
Đắp muối hạt rang lên vùng da bị tổ đỉa
- Chuẩn bị 200gr muối biển, nên chọn loại hạt to và sạch.
- Cho muối vào chảo rang đều tay trên lửa nhỏ. Không để muối bị cháy. Tránh để lửa to, muối nổ bắn vào người.
- Rang đều và kỹ muối hạt trong khoảng 5 phút thì tắt bếp, đổ ra chảo và để nguội.
- Với vùng da bị tổ đỉa, bạn rửa sạch và lau khô vùng da ấy. Sau đó, đắp muối đã rang lên và dùng khăn mỏng để bó cố định phần muối này lại.
- Để im trong khoảng 20 – 30 phút, bạn tháo vải ra và rửa sạch để loại bỏ muối ra khỏi da.
- Mỗi ngày đắp muối 3 lần để có kết quả trong điều trị.
2. Trị bệnh tổ đỉa bằng nước muối và lá trầu không
Lá trầu không và muối hạt
Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ…và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.
Sự kết hợp giữa muối và lá trầu giúp sát khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa da, giảm nhanh những dấu hiệu sưng, phồng, ngăn ngừa bội nhiễm ở một số mụn nước tổ đỉa.
Trị tổ đỉa bằng đắp hỗn hợp muối biển và lá trầu không
- Chuẩn bị một nắm lá trầu không, một ít muối biển.
- Rửa sạch lá trầu không, vớt ra để ráo nước.
- Cho muối vào cùng lá trầu không, giã nhuyễn lấy nước.
- Dùng nước này thoa trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa
- Để im trong khoảng 20 – 30 phút, sau đó rửa sạch lại da bằng nước ấm.
- Đắp muối biển và lá trầu không khoảng 2 – 3 lần/ tuần để bệnh tổ đỉa nhanh chóng được cải thiện.
Trị tổ đỉa bằng ngâm rửa với nước lá trầu không và muối hạt
- Chuẩn bị một nắm lá trầu không, một thìa muối biển.
- Rửa sạch lá trầu không, vò nát.
- Cho vào nồi nước đun trong khoảng 10 phút.
- Đổ nước lá ra thau, pha thêm 1 thìa muối biển vào
- Đợi nước nguội bớt rồi ngâm rửa lòng bàn tay hoặc bàn chân bị tổ đỉa trong nước lá.
- Có thể sử dụng bã lá trầu không để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổ đỉa để có khả năng kháng khuẩn tốt hơn. Sau đó lau khô da.
- Nên ngâm rửa bằng nước lá trầu không pha muối 2 lần mỗi ngày.
3. Chữa tổ đỉa bằng muối hạt và rau răm
Rau răm và muối hạt
Rau răm khi ăn sống ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Nó còn giúp trừ cước khí sưng chân, chữa rắn, rết, côn trùng cắn, chàm, tổ đỉa, ghẻ… (để đắp, rửa).
Dùng muối kết hợp với rau răm sẽ giúp chống viêm, sát khuẩn, cải thiện được hiện tượng ngứa ngáy, hỗ trợ chữa trị tổ đỉa dạng mụn nước, dạng trứng sam…
Chữa tổ đỉa bằng muối hạt và rau răm
- Chuẩn bị 100gr muối hạt và 200gr rau răm.
- Rửa sạch rau răm, vớt ra và để ráo nước.
- Cho muối vào rau răm giã nhuyễn cho đến khi thành hỗn hợp sệt.
- Dùng hỗn hợp rau răm và muối này đắp lên vùng da bị tổ đỉa.
- Để im trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
- Nên thực hiện 2 lần một tuần để bệnh mau chóng khỏi.
☛ Tham khảo thêm: Cách chữa tổ đỉa bằng rau răm tại nhà hiệu quả nhất
4. Muối hạt kết hợp với khế chua chữa bệnh tổ đỉa
Khế chua và muối hạt
Trong quả khế có chứa hàm lượng vitamin C rất lớn, có tác dụng như một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh, và tổng hợp collagen tự nhiên giúp cho các vết thương trên da mau lành, hạn chế được tình trạng nhiễm khuẩn trên da. Khế còn chứa nhiều axit tartric, oxalic… có tác dụng kháng các loại khuẩn như microbial bacillus cereus, e.coli, salmonella typhus…
Muối hạt kết hợp với khế chua sẽ giúp sát khuẩn, giảm đau, giảm ngứa ngáy khó chịu và giúp bệnh tổ địa chóng khỏi.
Muối hạt kết hợp với khế chua chữa bệnh tổ đỉa
- Chuẩn bị một lát khế tươi, đem nướng cho thật nóng.
- Rắc một ít muối hạt lên lát khế và tiếp tục nướng.
- Đắp lát khế đã nướng lên vùng da mắc tổ đỉa, cẩn thận tránh để bỏng da.
- Thực hiện đều đặn khoảng 3 lần một tuần để giảm ngứa da do tổ đỉa.
5. Cách chữa trị bệnh tổ đỉa bằng lá khế và muối hạt
Muối hạt và lá khế
Nếu quả khế chua có công dụng kháng khuẩn chống viêm thì lá khế cũng không hề kém cạnh. Trong Đông y, lá khế có vị chua, chát, tính lành, mang lại tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Nước nấu lá khế và muối hạt có tính sát khuẩn ở vùng tổ đỉa, giúp thuyên giảm cảm giác đau, ngứa tương đối khó chịu.
Chữa trị bệnh tổ đỉa bằng lá khế và muối hạt
- Chuẩn bị một ít lá khế, rửa sạch và vò nát.
- Đem lá khế đun sôi với một lượng nước phù hợp. Bỏ thêm một ít muối vào trong lúc nấu
- Khi nước sôi, tắt lửa, đổ ra thau chờ cho nước ấm. Sau đó ngâm chân hay bàn tay vào nước muối lá khế này.
- Trong khi ngâm có khả năng dùng bả lá khế chà nhè nhẹ lên những tổ đỉa để tăng công hiệu của liệu pháp này.
6. Dùng lá đào giã với muối để điều trị bệnh tổ đỉa
Lá đào và muối hạt
Trong Đông y, là đào có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, khử phong thấp khá tốt. Lá đào được dùng chữa đại tiện không thông, rôm sảy, đau đầu, sốt rét, mày đay, cảm mạo, tổ đỉa, …
Lá đào giã với muối giúp thanh nhiệt, sát khuẩn, giảm tình trạng mẩn ngứa, giảm nhẹ các dấu hiệu của bệnh chàm tổ đỉa.
Dùng lá đào giã với muối để điều trị bệnh tổ đỉa
- Chuẩn bị một nắm lá đào, một chút muối hạt.
- Rửa sạch lá đào với nước, để ráo.
- Giã nát lá đào đã rửa sạch, cho thêm chút muối vào, trộn đều.
- Đắp hỗn hợp lá đào và muối đã giã lên vùng da bị tổ đỉa.
- Để im khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm.
- Áp dụng 1 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả.
☛ Tham khảo thêm: Mẹo chữa tổ đỉa bằng lá đào đơn giản, hiệu quả
7. Đắp lát lốt với muối hạt chữa bệnh tổ đỉa
Lá lốt và muối hạt
Theo y học cổ truyền, lá lốt có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rõ rệt, có tác dụng mạnh như một kháng sinh tự nhiên với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, như E.coli, Steptococcus, Shingella…
Dân gian thường sử dụng lá lốt giã nát với muối hạt để đắp nhằm giảm ngứa ngáy, sưng viêm cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng.
Đắp lát lốt với muối hạt chữa bệnh tổ đỉa
- Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, một ít muối biển.
- Lá lốt rửa sạch, ngâm với nước muối sau đó để ráo nước.
- Giã nát lá lốt với muối hạt.
- Đắp trực tiếp hỗn hợp lát lốt và muối hạt lên vùng da bị tổ đỉa trong khoảng 30 phút. Lưu ý cần làm sạch vùng da bị bệnh trước khi đắp.
- Sau đó, rửa sạch da bằng nước ấm.
- Thực hiện khoảng 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
☛ Tìm hiểu thêm: Chữa tổ đỉa bằng lá lốt và những lưu ý khi áp dụng
8. Chữa tổ đỉa bằng trà xanh và muối hạt
Lá trà xanh
Lá trà xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích oxi hóa chất béo, làm chậm quá trình lão hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa, đồng thời làm giảm các triệu chứng bệnh tổ đỉa khá tốt.
Dùng nước trà xanh pha muối để ngâm vùng da bị tổ đỉa giúp sát trùng, chống viêm, khắc phục biểu hiện của bệnh tổ đỉa.
Chữa tổ đỉa bằng trà xanh và muối hạt
- Chuẩn bị một nắm lá trà xanh là một ít muối hạt.
- Lá trà xanh rửa thật sạch, vò nát rồi bỏ vào nồi nấu sôi lên, thêm muối hạt vào để tăng công dụng diệt khuẩn.
- Dùng nước ấm này để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa trong 20 phút.
- Lúc ngâm, lấy bã lá chà xát nhẹ nhàng, không để trầy xước da để tăng thêm công dụng. Sau đó lau khô da.
- Có thể ngâm rửa bằng nước lá trà xanh pha muối 2 lần mỗi ngày.
9. Chữa tổ đỉa bằng rau sam và muối
Rau sam và muối hạt
Rau sam có tác dụng kháng khuẩn, ức chế với mức độ khác nhau các loại trực khuẩn lị, thương hàn, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn vàng, một số nấm…
Việc dùng cây rau sam kết hợp với muối giúp nhiều bệnh nhân cải thiện được tốt tình trạng da bị tổ đỉa.
Chữa tổ đỉa bằng rau sam và muối
- Chuẩn bị một nắm rau sam, một chút muối hạt.
- Rau sam rửa thật sạch, để ráo nước.
- Giã nát rau sam cùng một chút muối rồi đắp lên vùng da bị tổ đỉa khoảng 20 – 30 phút.
- Mỗi ngày áp dụng khoảng 3 lần thì các triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể.
10. Lá bàng tươi giã với muối trị bệnh tổ đỉa
Lá bàng tươi
Hoạt chất Tanin của lá bàng được tận dụng như thuốc sát khuẩn và chống mưng mủ cho những vết thương ngoài da. Ngoài ra, lá cây bàng có nguồn tinh chất flavonoid, hoạt chất tanin, phytosterol…. đều là những hoạt tính có thể hỗ trợ nhanh chóng làm lành vết thương ngoài da, thúc đẩy quá trình tái tạo mô chóng khô lại và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Sự kết hợp của lá bàng và muối giúp sát khuẩn, tăng cường tốc độ phục hồi của da, đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy… sau một thời gian áp dụng.
Lá bàng tươi giã với muối trị bệnh tổ đỉa
- Chuẩn bị khoảng 9 đến 10 lá bàng non, không bị sâu và một chút muối.
- Lá bàng rửa sạch, để ráo nước.
- Cho lá bàng vào cối giã nát cùng một chút muối.
- Vệ sinh da thật sạch rồi bôi hỗn hợp lá bàng và muối lên vùng da bị tổ đỉa.
- Áp dụng 2 lần mỗi ngày thì các triệu chứng sẽ được cải thiện.
Lưu ý khi dùng muối trị tổ đỉa!
- Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để sát trùng, trước lúc thực hiện đắp muối hoặc ngâm rửa, để tránh tình trạng nhiễm trùng dẫn tới bội nhiễm.
- Chỉ dùng muối chữa tổ đỉa khi các đốm mụn nước li ti nhỏ, ít.
- Nếu vùng da bị tổ đỉa đã nổi quá nhiều mụn nước, bắt đầu to hơn 1cm thì bạn đã ở giai đoạn nặng hơn, việc áp dụng cách này có thể không còn hiệu quả nhiều.
- Nếu phát hiện chỗ mụn bắt đầu tích mủ, hoặc đã có những nốt mụn nước bị vỡ, chảy dịch, đang bị viêm nhiễm và có vết thương hở, thì tuyệt đối không đắp hoặc ngâm rửa vì muối mặn sẽ làm cho vết thương bị kích ứng, gây xót và đau đớn. Việc đắp vào vết thương hở cũng có thể gây nhiễm trùng.
- Không chà xát mạnh bạo muối và các thảo dược khác lên vùng da đang bị tổ đỉa, vì sẽ gây trầy xước, lở loét các đốm tổ đỉa, gây tổn thương da nặng nề, nhiễm trùng.
- Nếu da bị kích ứng mạnh sau khi thực hiện thì buộc phải ngưng ngay.
- Trong thời gian chữa bệnh, cần giữ vệ sinh vùng da bị tổ đỉa thông thoáng nhằm hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, cũng như ngứa ngáy dữ dội.
- Kiêng rượu bia, hút thuốc lá, thực phẩm cay nóng, hải sản, tôm, cua, ốc, cá, thịt vịt.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, dung dịch tẩy rửa.
- Uống nhiều nước, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ.
- Kỹ thuật chữa tổ đỉa bằng muối hay bằng các thảo dược khác chỉ là một liệu trình hỗ trợ cải thiện các biểu hiện của bệnh, không thể thay thế cho các dòng thuốc điều trị bệnh khác. Bởi thế, ngoài cách trị dân gian từ muối và các dược liệu thiên nhiên, bạn cần phối hợp với việc dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ, và có chế độ chăm sóc khoa học.
- Các mẹo dân gian trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, trước lúc áp dụng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị của mình.
Đối với một số tổ đỉa lớn và trường hợp nghiêm trọng, bạn cần tới ngay trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị bệnh chính xác.
☛ Có thể bạn quan tâm: Bệnh tổ đỉa ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?
Chữa tổ đỉa bằng kem bôi Sodermix – Chống viêm, giảm ngứa hoàn toàn từ tự nhiên
Sodermix là dòng kem bôi được nhập nguyên hộp từ Pháp, đang được sử dụng rất trong việc cải thiện tình trạng tổ đỉa, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng và sẩn ngứa.
SODERMIX có hiệu quả chống viêm, giảm ngứa chỉ sau 3-4 ngày sử dụng
Sodermix là sản phẩm đầu tiền và duy nhất trên thị trường có chứa enzyme SOD (Enzym Superoxid Dismutase) được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu. Đây là hoạt chất tự nhiên có tính chất chống oxy hoá mạnh nhất và đặc hiệu nhất trong cơ thể. Lúc này, SOD làm nhiệm vụ “trung hoà” toàn bộ các gốc tự do và chặn đứng viêm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước.
Ngoài ra, bộ đôi dầu trái bơ và dầu khoáng tự nhiên có trong Sodermix còn giúp giảm bong tróc, dưỡng ẩm, tái tạo vùng da bị tổn thương rất hiệu quả.
Hiện nay, Sodermix đang triển khai chương trình tích điểm tặng quà MUA 3 TẶNG 1.
Cụ thể: Trên mỗi tuýp Sodermix 15gr trị giá 310.000đ đều có 1 tem tích điểm, mỗi tem này sẽ tích được 2 điểm. Khi tích đủ 6 điểm (tương ứng với 3 tuýp 15gr), Quý khách sẽ được tặng 1 tuýp Sodermix 7gr trị giá 205.000đ (tương đương tiết kiệm đến 45.000đ trên mỗi tuýp 15gr)
Chi tiết chương trình xem TẠI ĐÂY
Trên đây là bài viết giải đáp mọi câu hỏi về sản phẩm kem bôi Sodermix của Pháp. Nếu bạn có ý kiến, thắc mắc hay góp ý xin vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800.6225 hoặc kết nối với Zalo theo số 0862.241.650 để được các chuyên gia tư vấn.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Nguồn: Sodermix.vn
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.