Hình ảnh bệnh chàm: Giúp phân biệt các thể bệnh!

Chàm có nhiều thể bệnh khác nhau. Để giúp mọi người phân biệt dễ dàng, Sodermix.vn sẽ gửi đến hình ảnh bệnh chàm chi tiết từng thể bệnh.

I. Bệnh chàm là gì?

Chàm – Eczema là một dạng viêm da mãn tính (làn da sẩn mụn nước), có tính chất dày dặn và dễ tái phát do phản ứng với các tác nhân nội và ngoại sinh.

Bệnh chàm đặc trưng bởi các tình trạng viêm da, da bị sưng đỏ, ngứa ngáy, nổi mụn nước và bong tróc vảy. Tình trạng này thường tiến triển thành từng đợt, rất dễ tái phát, có khi gây khô căng da, khó chịu.

Hình ảnh bệnh chàm
Hình ảnh minh họa bệnh chàm với triệu chứng viêm cấp hay mãn tính ở lớp nông của da

Bệnh chàm có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và thẩm mỹ của bệnh nhân.

II. Hình ảnh bệnh chàm qua các thể!

Chàm là bệnh gây ngứa ngoài da điển hình và được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau. Với mỗi thể bệnh, hình thái tổn thương, vị trí ảnh hưởng và các tác nhân gây bệnh có thể khác nhau. Cụ thể, các chuyên gia y tế đã phân loại bệnh chàm bao gồm:

2.1 Bệnh chàm tiếp xúc

Hình ảnh bệnh chàm tiếp xúc
Hình ảnh chàm tiếp xúc – bệnh thường xảy ra ở những vùng da hở có tần suất tiếp xúc cao

Bệnh chàm tiếp xúc là một dạng viêm da mãn tính xảy ra do sự tiếp xúc trực tiếp của da với các dị nguyên gây hại như: kim loại, hóa chất, dung môi, cao su, xi măng và một số chất khác ngoài môi trường như phấn hoa và bụi bẩn.

Bệnh thường gây ảnh hưởng đến những vùng da hở có tần suất tiếp xúc cao như da mặt, da chân, tay và cổ, vùng quay sếp, vùng tay đeo đồng hồ, đeo nhẫn… Trong đó, chàm da tay là tình trạng phổ biến nhất.

Chàm tiếp xúc có thể gây những tổn thương điển hình như:

  • Da xung huyết, đỏ, hơi phù nề.
  • Có mụn nước hoặc bỏng nước trên bề mặt vùng da bị tổn thương.
  • Mụn nước tự vỡ gây chảy dịch, trợt loét.
  • Da khô lại, đóng vảy, dày cộm.

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh da liễu khá phổ biến hiện nay, thường tiến triển ở mức độ cấp tính, việc điều trị cũng không quá khó khăn. Với những bệnh nhân được điều trị tốt trong 1 – 4 tuần, tình trạng chàm tiếp xúc có thể được kiểm soát tốt, tổn thương trên da sẽ thuyên giảm.

2.2 Bệnh chàm thể tạng

Bệnh chàm thể tạng (hay còn được gọi là bệnh viêm da cơ địa) là một căn bệnh ngoài da phức tạp có liên quan đến yếu tố di truyền.

Hình ảnh bệnh chàm viêm da cơ địa
Chàm thể tạng là căn bệnh phức tạp, không thể điều trị dứt điểm và hay đi kèm với một số vấn đề sức khỏe khác

Theo thống kê, có đến 70 % đối tượng mắc bệnh lý này có tiền sử người thân trong gia đình cũng mắc các bệnh di truyền liên quan đến dị ứng như các bệnh ngoài da, viêm mũi dị ứng, hen suyễn…

Khác với các thể chàm khác, viêm da cơ địa (bệnh chàm thể tạng) thường khởi phát sớm, xảy ra nhiều hơn ở đối tượng trẻ hai tháng đến hai tuổi, nhưng bệnh cũng có thể gặp ở cả thanh niên lẫn người trưởng thành.

Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh mà chàm thể tạng có những dấu hiệu tổn thương khác nhau, cụ thể bao gồm:

  • Thời kỳ trẻ sơ sinh: tại thời điểm này, viêm da cơ địa thường gặp ở má, trán, quanh miệng và da đầu. Bệnh tiến triển sẽ lan dần sang cổ, thân mình và bẹn. Tổn thương da có dạng ban đỏ, mụn nước, loét, chảy dịch… Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, bệnh sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát, bội nhiễm và để lại những tổn thương, sẹo vĩnh viễn trên da. Ngoài ra, trẻ cũng có thể mắc các triệu chứng khác như tiêu chảy, viêm tai giữa, viêm mũi dị ứng…
  • Với đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên: Lúc này, bệnh thường xuất hiện nhiều hơn ở vùng đầu gối, khuỷu tay, nếp gấp ở tay, chân. Bệnh đặc trưng bởi các mảng lychen hóa, hằn cổ trâu và có thể kèm theo các triệu chứng viêm kết mạc và đục thuỷ tinh thể.
  • Ở người trưởng thành: Với đối tượng này, bệnh thường xuất hiện dưới dạng hằn cổ trâu ở các nếp kẽ lớn như bàn tay, núm ngực và vùng môi. Giai đoạn này bệnh thường tiến triển mãn tính, có thể dẫn tới hen suyễn hoặc sốt cỏ khô.

2.3 Bệnh chàm tổ đỉa

Chàm tổ đỉa là thể đặc biệt của bệnh chàm, dạng viêm da mãn tính có đặc trưng là những mụn nước li ti mọc sâu và chim dưới lớp thượng bì của da, dưới lòng bàn tay, bàn chân… Các mụn nước này có thể mọc rải rác hoặc mọc thành cụm, thành đám, tái đi tái lại gây ngứa như điên, ngứa kéo dài. Sau khoảng 3 – 4 tuần phát bệnh, các mụn nước có xu hướng tự tiêu biến trên bề mặt da, để lại các mảng da bong tróc, dày sừng.

hình ảnh bệnh chàm tổ địa
Hình ảnh chàm tổ đỉa tiến triển tại chân

Mặc dù không phải bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng, nhưng tổn thương da do tổ đỉa lại tác động không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, làm giảm hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, tổ đỉa thường xuất hiện chủ yếu ở các vùng da tay, chân là các vị trí có tần suất tiếp xúc thường xuyên nên làm tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng và khó điều trị hơn so với các thể chàm khác.

2.4 Bệnh chàm da đầu

Bệnh chàm da đầu (còn được gọi là viêm da tiết bã) là thể chàm ít gây ngứa ngáy, trừ trường hợp xảy ra ở da đầu.

Bệnh thường có biểu hiện là tình trạng da nổi ban sẩn đỏ, tiết nhiều bã nhờn, bong vảy, ẩm dính gây ngứa ngáy và khó chịu.

hình ảnh bệnh chàm da đầu
Hình ảnh chàm da đầu – bệnh thường bùng phát mạnh hơn vào mùa thu đông và nhẹ hơn vào mùa xuân hè

Bệnh có nguyên nhân do hệ miễn dịch bị rối loạn, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh làm tăng tình trạng tiết dầu nhờn. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chàm da đầu như nấm men, thói quen cào gãi thường xuyên, vệ sinh da không sạch sẽ.

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 20 – 50 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, ở những vùng có nếp gấp và tuyến dầu hoạt động mạnh như da đầu, quanh mắt, hai cánh mũi, lông mày, vùng ức, nách.

Cũng giống như các thể chàm khác, chàm da đầu là bệnh lý mãn tính, rất dễ tái phát. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng chúng lại làm giảm thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ngoại hình và gây nhiều phiền toái trong cuộc sống.

2.5 Bệnh chàm sữa

Chàm sữa là một thể của viêm da cơ địa, thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Hình ảnh chàm sữa ở trẻ
Hình ảnh chàm sữa ở trẻ – bệnh có tính chất dai dẳng và dễ tái phát

Chàm sữa không phải các bệnh đặc biệt nguy hiểm, tuy vậy bệnh lại gây những cơn ngứa ngáy rất khó chịu, khiến bé có thói quen là gãy ngứa, khiến da bị trầy xước làm tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn gây chàm bội nhiễm.

Ban đầu, bệnh có biểu hiện là các đám hoặc vết hồng ban, mụn nước bắt đầu nổi lên ở bề mặt với số lượng nhiều, mọc san sát nhau. Khi mụn nước tự vỡ gây rỉ dịch, chúng sẽ khô lại và đóng vảy thành các lớp chàm. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn bỏ bú, mất ngủ

Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại kéo dài, bệnh dễ tiến triển thành mãn tính, khiến da ngày càng sẫm màu, xù xì, thô ráp và dày cộm. Lâu dần, chúng sẽ bong tróc thành các vết nứt ngang dọc hằn rõ trên da. Thậm chí có thể để lại những vết sẹo vĩnh viễn trên da của trẻ nhỏ.

2.6 Bệnh chàm khô

Bệnh chàm khô là tình trạng viêm da dị ứng do da bị thiếu độ ẩm, lớp da chết cùng bị sưng hóa và mất sự liên kết giữa các tế bào. Hậu quả là các tình trạng bong tróc, nứt nẻ thậm chí là chảy máu ở các vùng da tay, chân.

Hình ảnh bệnh chàm khô
Hình ảnh tổn thương do bệnh chàm khô – bệnh gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp

Chàm khô thường gây những triệu chứng ngoài da, không lây nhiễm và không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy vậy, đây lại là căn bệnh dễ tái phát, dễ tiến triển thành mãn tính gây ngứa ngáy dữ dội và để lại thâm sẹo vĩnh viễn.

Vì thế, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý này, bệnh nhân cần biện pháp điều trị sớm để nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng của bệnh, đẩy lùi tình trạng chàm khô.

2.7 Bệnh chàm đồng tiền

Chàm đồng tiền cũng là một trong những thể chàm thường gặp. Bệnh có biểu hiện là thương tổn có hình oval hoặc tròn như những đồng tiền, bạn có thể dễ nhận biết bởi vùng da này thường có ranh giới rõ ràng so với những vùng da xung quanh. Triệu chứng này thường xuất hiện ở mu bàn tay, các mặt duỗi của chi, gây ngứa ngáy, bứt rứt dưới da.

Hình ảnh bệnh chàm đồng tiền
Hình ảnh bệnh chàm đồng tiền ở tay

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: dị ứng với kim loại, hóa chất hoặc do côn trùng cắn.

Bệnh thường gặp nhiều hơn ở nam giới, khởi phát mạnh vào mùa đông khi thời tiết hanh khô.

Mặc dù chàm đồng tiền được coi là một bệnh lý da liễu tương đối lành tính, chỉ gây thương tổn ngoài da và ít khi kèm theo các bệnh lý khác như chàm dị ứng. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan trong việc chăm sóc và chữa trị, bởi lẽ, bệnh có thể tiến triển nhanh, gây tổn thương hay bội nhiễm, tạo điều kiện cho các thể chàm khác phát triển và gây hại với sức khỏe người bệnh.

III. Hình ảnh bệnh chàm theo triệu chứng

Dưới đây là hình ảnh một số triệu chứng phổ biến của bệnh chàm:

3.1 Ngứa dai dẳng kéo dài, gây khó chịu

Hình ảnh bệnh chàm
Ngứa ngáy, khó chịu khiến bệnh nhân mất ăn, mất ngủ, lâu dài có thể gây suy nhược cơ thể

Với từng giai đoạn của bệnh, chàm có thể gây tổn thương da và các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên, thể chàm nào cũng sẽ gây ngứa kéo dài, dai dẳng và xuyên suốt quá trình mắc bệnh.

Khi bị bệnh chàm, bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa ngáy ít hoặc nhiều, ngứa râm ran hay “ngứa như điên”, nhưng dù ngứa ở mức độ nào thì cũng không nên cào gãi. Bởi lẽ, sự cọ xát, cào gãi có thể làm vỡ mụn nước, làm tổn thương da, khiến bệnh nặng hơn.

3.2 Vùng da tổn thương nổi sẩn đỏ

Hình ảnh bệnh chàm
Hình ảnh sẩn đỏ ở bệnh nhân mắc bệnh chàm

Nổi ban đỏ, mảng đỏ là những dấu hiệu đầu tiên khi bị mắc bệnh chàm. Tuy nhiên, triệu chứng này thường bị bỏ qua do nhầm lẫn với hiện tượng rôm sảy, nứt nẻ da.

3.3 Da khô ráp, bong tróc

Chàm tiến triển lâu ngày sẽ khiến bề mặt da bị xù xì, thô ráp. Lớp da mỏng vừa hình thành sẽ bong vảy thành các mảng dày hoặc vụn như cám.

Hình ảnh bệnh chàm
Hình ảnh da khô ráp, vảy bong tróc ở bệnh nhân mắc bệnh chàm

Ngoài ra, hiện tượng rỉ dịch, vỡ mụn nước cũng làm giải phóng các dịch trong, kết hợp với huyết tương trên da thành vảy cứng cũng có thể khiến da bị khô ráp, sần sùi.

IV. Hình ảnh chàm sau khi sử dụng kem bôi Sodermix

Với những hình ảnh về bệnh chàm trên đây, có lẽ bạn cũng đã có được những thông tin tổng quan nhất và xác định được tình trạng đang gặp phải. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, chàm có thể được kiểm soát tốt nếu bạn biết chăm sóc để làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh chàm tái phát. Thấu hiểu nỗi lo của người bệnh, kem bôi Sodermix ra đời là một sản phẩm giúp bạn giải quyết vấn đề này.

hình ảnh bị chàm
Kem bôi Sodermix của Pháp

Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp với ưu điểm nổi trội là hoàn toàn không chứa Corticoid.

Do đó, sản phẩm có độ lành tính cao, rất an toàn khi sử dụng, kể cả những đối tượng nhạy cảm nhất như trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Với những công dụng trên đây, hiện nay, sản phẩm đã chinh phục thị trường trên 104 quốc gia chỉ sau 8 năm ra đời.

sodermix tri chàm da
Sodermix đem lại hiệu quả trị bệnh chàm vượt trội

Nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của kem bôi Sodermix trên các bệnh nhân bị chàm cho thấy: sau 3 tuần thử nghiệm, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn khi sử dụng Sodermix, trong khi kết quả ở nhóm không dùng chỉ có 75%.

Bạn có thể tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ XEM TẠI ĐÂY

Để đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến căn bệnh này hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm kem bôi Sodermix, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 6225 hoặc kết nối Zalo theo số điện thoại 0862 241 650 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

Lời kết

Bệnh chàm là một dạng thương tổn da mãn tính, dai dẳng và dễ tái phát. Khi mắc căn bệnh này, tốt nhất bệnh nhân nên phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Mặc dù bệnh không thể điều trị dứt điểm nhưng trong quá trình chăm sóc, điều trị và phòng ngừa, bạn có thể giảm nhẹ triệu chứng, giảm nguy cơ tái phát bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...