Viêm da cơ địa

Chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi có tốt như "lời đồn"?

Chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi là phương pháp được nhiều người truyền tai nhau bởi tính an toàn và hiệu quả trị bệnh cao. Thế nhưng, khi được hỏi chi tiết thì lại rất ít bệnh nhân có thể nhận biết hay hiểu rõ công dụng, cách dùng của cây thuốc này. Vậy, chứa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi hiệu quả thật sự hay chỉ là lời đồn? Bài viết hôm nay sẽ đem đến câu trả lời thỏa mãn cho bạn. Mục lụcVòi voi là cây gì?Công dụng trị viêm da cơ địa của cây vòi voiChống oxy hóaChống viêmKháng khuẩn, kháng nấmChữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi có tốt không?Cách dùng cây vòi voi chữa viêm da cơ địaĐắp thuốc trực tiếpCây vòi voi ngâm rượu trắngVòi voi sao giấmLưu ý khi sử dụng cây vòi vòiSodermix – Giải pháp toàn diện cho người viêm da cơ địa Vòi voi là cây gì? Cây vòi voi còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Đại vĩ đạo, cẩu vĩ trùng, dền voi, vĩ trùng,… Trong các tài liệu khoa học, bạn có thể tìm hiểu về cây vòi voi với tên gọi Heliotropium indicum L – Một cây thuốc nằm trong họ vòi voi – Boraginaceae. Hình ảnh cây vòi voi Ngoài tự nhiên, cây vòi voi là cây thảo nhỏ sống hàng năm hoặc lâu năm với các đặc điểm: Thân cây cao khoảng 15 – 50cm, các lá hình bầu dục, có răng cưa luôn mọc đối nhau. Thân và rễ cây được bao phủ bởi một lớp lông màu trắng. Cây vòi voi có thể ra hoa vào mọi thời điểm trong năm, đài hoa màu xanh lục, dài và hơi cong tựa như chiếc vòi của con voi. Quả vòi voi khô, chứa 2 – 4 quả hạch nhỏ hoặc các hạt riêng lẻ có chiều dài 4 – 5mm. Hoa cây vòi voi cong như chiếc vòi của con voi Trong các tài liệu Y học cổ truyền, cây vòi voi có vị đắng nhẹ, hơi the, tính mát có tác dụng chống viêm, giảm sưng đau và thanh nhiệt. Bởi vậy, cây thuốc này được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc: chữa lành vết thương, giải độc, chữa gãy xương, sốt, chữa nhiễm trùng mắt, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn thần kinh, vấn đề về thận và sát trùng. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học, các nghiên cứu khoa học đã xác định rõ ràng thành phần của cây vòi voi gồm: Chất phytochemical gồm: Tannin, saponin, steroid, dầu và glycoside Pyrrolizidine alkaloids như: indicine N -oxide, heliotrine,… Schoental , Hartmann và Ober. Dựa trên các thành phần phân lập được, nhiều báo cáo khoa học tin rằng cây vòi voi sở hữu nhiều hoạt động dược lý quan trọng, bao gồm: Chống viêm, chữa lành vết thương, chống ung thư và chống đục thủy tinh thể. Như vậy, chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi là một phương pháp có tích lũy kinh nghiệm truyền thống, có nghiên cứu khoa học hiện đại. Vì vậy, bạn có thể yên tâm khi áp dụng cách chữa này. Công dụng trị viêm da cơ địa của cây vòi voi Trong tài liệu “Những cây thuốc quý và vị thuốc Việt Nam” của cố Giáo sư Đỗ Tất Lợi có đề cập đến cây vòi voi chữa viêm da cơ địa thông qua tác dụng: Chống viêm, làm giảm sưng tấy, tránh mở rộng vùng mủ trong các bệnh da liễu. Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng làm sáng tỏ khả năng chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi thông qua hàng loạt các tác dụng dưới đây. Chống oxy hóa Chiết xuất methanolic trong các bộ phận lá, thân và rễ cây vòi voi chứa hợp chất phenolic và flavonoid có khả năng thu dọn gốc tự do. Trong đó, tỷ lệ phần trăm chất chống oxy hóa  trong chùm hoa cao nhất (77,78%), tiếp đó là lá (55,25%), thân (47,49%) và rễ (<20%). Cây vòi voi có tác dụng chống oxy hóa Bằng cách thu dọn các gốc tự do trong cơ thể, cây vòi voi giúp ức chế phản ứng viêm, từ đó khắc phục các triệu chứng của viêm da cơ địa gây ra. Chống viêm Từ chiết xuất các bộ phận của cây vòi voi, các nhà khoa học có thể phân lập được thành phần steroid có khả năng kiểm soát hiệu quả tình trạng viêm da cơ địa. Cụ thể, chiết xuất methanolic từ ​​rễ của cây vòi voi cho thấy, với liều 100mg/ kg, cây vòi vòi cho tác dụng chống viêm đáng kể khi làm giảm 49,05% phù chân cấp tính do carrageenan và giảm 55,09% sự hình thành u hạt. Chiết xuất ete ethanolic toàn cây vòi voi giúp chống viêm hiệu quả Trong một nghiên cứu khác, chiết xuất chloroform từ lá của cây vòi voi (liều 25mg/ kg ) cũng được chứng minh có tác dụng chống viêm ở tương đương với ketorolac tromethamine (10 mg / kg). Ngoài ra, một chiết xuất trong nước toàn cây vòi voi ở liều 30 – 300 mg / kg đã cho thấy tác khả năng làm giảm điểm số lâm sàng của tình trạng viêm và thâm nhiễm tế bào viêm (đối chứng là prednisolone). Nhờ tác dụng chống viêm, cây vòi voi giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng: sưng, tấy, đau, nóng, đỏ trong bệnh viêm da cơ địa. Kháng khuẩn, kháng nấm Dịch chiết cây vòi voi có thể tiêu diệt tế bào vi khuẩn Dịch chiết toàn cây vòi voi  với nồng độ từ 1–100 mg / mL cho thấy khả năng chống lại các loại vi khuẩn và vi nấm gồm: Vi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Staphylococcus aureus, Micrococcus glutamicus, Pseudomonas aeruginosa, Proteus vulgaris , Serratia marcescens , và Escherichia coli . Vi nấm: Aspergillus niger, Aspergillus goii, Rhizopus oryzae, Saccharomyces cerevisiae , và Candida albicans . Nhờ tác dụng này, cây vòi voi có khả năng ngăn chặn nguy cơ viêm da cơ địa bội nhiễm hoặc giảm tình trạng bội nhiễm. Ngoài ra, trong cây vòi voi còn chứa: ankaloit, pestalamit B và glycinamit, N – (1-oxooctadecyl) glycyl-lalanylglycyl-L-histidyl,…có khả năng giảm đau và thúc đẩy tổn thương trong viêm da cơ địa lành lại nhanh hơn. Nhờ đó, người bệnh sẽ hạn chế được những ảnh hưởng trên phương diện thẩm mỹ, hạn chế nguy cơ bội nhiễm và giảm triệu chứng khó chịu. Chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi có tốt không? Kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh cây vòi voi mang đến nhiều tác động có lợi cho người bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu cũng phát hiện ra cây thuốc này có những hạn chế nhất định. Sử dụng cây vòi voi không đúng cách có thể gây nhiễm độc gan Cụ thể, các chất chiết xuất từ ​​nước và etanol của toàn cây vòi voi có  tích lũy độc tính trên thận, gan và phổi khi sử dụng kéo dài. Trong đó: Heliotrine gây tổn thương gan ở động vật thí nghiệm Asiocarpine phát triển khối u ác tính ở chuột Retrorsine gây độc cho tế bào gan phôi người. Alkaloid pyrrolizidine gián tiếp gây ra bệnh tắc tĩnh mạch ở gan, nhiễm độc cấp tính, tăng nguy cơ ung thư da Bên cạnh những hoạt chất có lợi cho việc điều trị viêm da cơ địa, trong cây vòi voi cũng tồn tại những hoạt chất không tốt, dễ gây tác dụng phụ. Vì vậy, nếu bạn muốn chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi, bạn cần chế biến đúng phương pháp và sử dụng đúng cách Cách dùng cây vòi voi chữa viêm da cơ địa Có rất nhiều cách chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi được lưu truyền trong dân gian. Người bệnh cần tìm hiểu kỹ hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ cách sử dụng nào. Đắp thuốc trực tiếp Với cách dùng này, bạn chỉ cần chuẩn bị vài nhanh vòi voi tươi, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó, bạn vớt cây thuốc ra và để ráo nước. Bước tiếp theo, bạn cắt nhỏ phần cây thuốc rồi giã hoặc xay nhuyễn. Bạn có thể đắp cây vòi voi trực tiếp lên vị trí bị viêm da cơ địa Để sử dụng thuốc, bạn cần rửa vùng da viêm cơ địa với nước ấm rồi dùng khăn mềm thấm khô nước. Tiếp đó, bạn lấy phần thuốc giã đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh trong khoảng 30 phút. Cuối cùng, bạn rửa sạch da với nước ấm và thấm khô. Cách chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi này nên được áp dụng 1 lần/ ngày liên tục trong 2  – 3 tuần. Cây vòi voi ngâm rượu trắng Phương pháp này cần sử dụng nguyên liệu gồm: cây vòi voi tươi và rượu trắng. Đầu tiên, bạn rửa cây thuốc với nước sạch rồi loại bỏ hết lá cây, để ráo nước. Tiếp đó, cho cây thuốc vào hũ thủy tinh đã được làm sạch và đổ ngập rượu. Đem bình thuốc bảo quản nơi khô, thoáng mát đến khi rượu ngả sang màu vàng là có thể sử dụng. Vòi voi kết hợp rượu trắng trị viêm da cơ địa hiệu quả Trước khi dùng thuốc, bạn làm sạch vùng da bệnh với nước ấm và thấm khô. Sau đó, bạn chắt một chút rượu thuốc ra bát sạch. Bạn dùng một miếng vải sạch, gạc hoặc bông sạch nhúng vào rượu thuốc và thoa đều lên vùng da bị bệnh. Rượu cây vòi voi nên được dùng 1 lần/ ngày để sát khuẩn, ngăn nguy cơ bội nhiễm cho người viêm da cơ địa. Vòi voi sao giấm Cách chữa viêm da cơ địa bằng vòi voi sao giấm cần chuẩn bị cây vòi voi và giấm trắng. Sau khi chuẩn bị đủ nguyên liệu, bạn thực hiện chế biến như sau: Đầu tiên, cây vòi voi cần được rửa sạch, cắt thành đoạn nhỏ và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó, bạn vớt cây thuốc ra, để ráo nước và cho vào sao trong chảo nóng. Trong quá trình sao, bạn thêm một ít giấm và sao đến khi cây thuốc ngả sang màu vàng là được. Dùng vòi voi sao vàng đắp lên vị trí viêm da cơ địa giúp giảm ngứa hiệu quả Để sử dụng thuốc, bạn đổ cây thuốc còn nóng vào túi vải sạch và chườm lên vùng da bị viêm da cơ địa. Khi thuốc nguội, bạn có thể đem sao lại và chườm tiếp. Cần kiểm tra độ nóng của túi thuốc để tránh bị bỏng. Cách chữa này nên được thực hiện 2 lần/ ngày. Chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi khiến người bệnh tốn nhiều công sức và thời gian mới thấy được tác dụng. Bên cạnh đó, kết quả điều trị thu được không đồng đều nên rất khó để đánh giá mức độ hiệu quả. Vậy nên, nếu muốn áp dụng cách chữa này, bạn cần áp dụng đúng phương pháp và kiên trì trong thời gian dài. Lưu ý khi sử dụng cây vòi vòi Bạn cần vệ sinh da sạch sẽ trước khi dùng thuốc Để bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi phát huy được tối đa hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây trong quá trình sử dụng: Không uống dịch chiết từ cây vòi voi để tránh gặp phải những độc tính của cây. Phải vệ sinh da trước và sau khi dùng thuốc để thuốc phát huy tối đa tác dụng và tránh gây kích ứng cho da. Không tự ý phối hợp cây thuốc với các thảo dược hoặc thuốc bôi khác trong quá trình sử dụng. Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em bị viêm da cơ địa Dừng thuốc ngay khi gặp phải triệu chứng bất thường như: Đau bụng, tiêu chảy,… Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bất lợi cho da. Sodermix – Giải pháp toàn diện cho người viêm da cơ địa Kem trị viêm da cơ địa Sodermix là sản phẩm được nhập khẩu từ Pháp được nhiều chuyên gia da liễu trong và ngoài nước khuyên dùng. Kem trị viêm da cơ địa Sodermix được nhập khẩu từ Pháp Tác dụng trị viêm da cơ địa của Sodermix đến từ chiết xuất cà chua xanh – Thành phần chứa enzyme SOD có tác dụng chống viêm, chống dị ứng nhờ hoạt động thu dọn gốc tự do. Bên cạnh đó, tinh chất quả bơ và thành phần dầu khoáng tự nhiên giúp nuôi dưỡng, tăng tái tạo và dưỡng ẩm cho da. Nhờ những tác động này, Sodermix giúp khắc phục nhanh chóng các triệu chứng: Ngứa ngáy, mẩn đỏ, đau rát, sưng tấy, bong tróc và nứt nẻ trên da. Ưu điểm của kem trị viêm da cơ địa Sodermix là thành phần hoàn toàn tự nhiên, an toàn tuyệt đối cho mọi đối tượng, bao gồm: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú. Khi sử dụng Sodermix, bạn có thể cảm nhận được hiệu quả rõ ràng chỉ sau 2 – 3 ngày sử dụng. Thậm chí, triệu chứng ngứa ngáy có thể được cải thiện ngay từ lần sử dụng đầu tiên. Sodermix cũng rất tiện dụng cho những người viêm da cơ địa mà quá bận rộn hoặc hay quên. Với một tuýp kem 15gr, bạn có thể mang theo sản phẩm này đến bất cứ nơi đâu và chỉ mất khoảng 2 – 3 phút cho mỗi lần sử dụng. Chẳng thế mà, kem trị viêm da cơ địa Sodermix đã được tin dùng tại 104 quốc gia trên toàn thế giới chỉ sau 8 năm ra mắt. Tại Việt Nam, Sodermix đã có mặt trên kệ thuốc của hơn 5000 nhà thuốc uy tín và hàng loạt các bệnh viện lớn như: Bệnh viện 108, bệnh viện da liễu TW, bệnh viện Nhi TW, bệnh viện Bạch Mai,… Để tìm mua nhà thuốc gần nhất có bán Sodermix, vui lòng XEM TẠI ĐÂY hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng sản phẩm Sodermix online giao hàng, thanh toán tại nhà! Trên đây là toàn bộ thông tin về cách chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích nhất giúp bạn hiểu cây thuốc, nắm được cách dùng thuốc và tránh được những tác dụng không mong muốn. Nếu có bất cứ nghi hoặc nào, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được giải đáp trước khi áp dụng. Xem thêm: Mách cách trị ngứa bằng nước muối siêu đơn giản! Nước Anolyte chữa viêm da cơ địa – Sự thực hay chỉ là lời đồn? Hiểu hơn bệnh á sừng tay sau vài phút! Da mặt bị ngứa và nổi mụn – Nguyên nhân và cách điều trị Bệnh lý nào là nguyên nhân gây ngứa da đầu? Chia sẻ9

Mách cách trị ngứa bằng nước muối siêu đơn giản!

Trị ngứa bằng nước muối là phương pháp vẫn thường xuyên được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ người Việt. Bạn đã từng nghe qua phương pháp này chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tác dụng giảm ngứa hiệu quả của nước muối qua bài viết dưới đây nhé. Mục lục Vì sao nước muối có thể trị ngứa? Cách lựa chọn muối để trị ngứa Cách trị ngứa bằng nước muối hiệu quả Tắm nước muối trị ngứa cho da khô hoặc bị viêm da cơ địa Tắm nước muối trị ngứa do dị ứng hoặc do viêm da kích ứng Vệ sinh da bằng nước muối sinh lý cho người viêm da cơ địa Lưu ý khi trị ngứa bằng nước muối Sodermix – giải pháp an toàn chặn đứng cơn ngứa Vì sao nước muối có thể trị ngứa? Muối có thể giúp cải thiện tình trạng viêm và ngứa ngáy trên da Muối có đặc tính sát khuẩn cao, việc sử dụng nước muối để vệ sinh da đúng cách sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây hại, hạn chế sự sinh sôi của nấm, vi khuẩn,… Ngoài ra, trong muối có chứa nhiều loại khoáng chất có khả năng chống viêm rất tốt cho da. Thực tế trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm làm đẹp chứa thành phần muối biển bởi chúng có khả năng tẩy tế bào chết, tăng cường lưu thông máu dưới da, làm mềm và giữ ẩm da. Hơn nữa, nước muối đã được chứng minh có thể mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị các triệu chứng ngứa ngáy trên da do dị ứng, bệnh chàm, vảy nến,… nhờ khả năng chống viêm, giảm ngứa và giảm sưng hiệu quả. Ngoài ra nước muối cũng có thể được dùng trong điều trị mụn, làm dịu da bị kích ứng,… Cách lựa chọn muối để trị ngứa Khi sử dụng muối để trị ngứa da, người bệnh nên lựa chọn những loại muối sạch, có nguồn gốc rõ ràng và không lẫn tạp chất. Cụ thể, tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn nên chọn những loại muối sau: Muối biển tự nhiên có độ tinh khiết cao Nước muối sinh lý Muối tắm chuyên dùng không có thành phần hóa chất Lưu ý khi lựa chọn muối tắm: Người bệnh cần chú ý không nên sử dụng các loại muối có lẫn tạp chất vì chúng có thể làm tăng khả năng nhiễm khuẩn, khiến tình trạng ngứa ngáy và các vấn đề trên da trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra cũng không nên sử dụng muối i-ốt để tắm vì chúng có thể khiến da bị dị ứng.   Cách trị ngứa bằng nước muối hiệu quả Ngâm mình trong bồn tắm chứa nước muối có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy trên da Tắm nước muối trị ngứa cho da khô hoặc bị viêm da cơ địa Nếu trên da xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy do quá khô hoặc bạn bị viêm da cơ địa dẫn đến tình trạng khô da, bạn có thể áp dụng phương pháp tắm bằng nước muối dưới đây để cải thiện tình trạng ngứa: Chuẩn bị:  1 – 2 chén muối sạch, 1 muỗng canh dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân, ngoài ra cũng có thể sử dụng thêm bột yến mạch.Thực hiện: Bỏ muối sạch vào bồn tắm cùng với một lượng nước ấm vừa đủ, sau đó hòa cho muối tan hết. Bỏ thêm dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân vào nước muối vừa pha, dùng tay khuấy cho dầu tan đều vào nước. Tắm và ngâm mình trong bồn khoảng 12 phút, sau khi tắm xong nên dùng khăn bông mềm thấm khô người. Với phương pháp này, bạn nên thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả. Tắm nước muối trị ngứa do dị ứng hoặc do viêm da kích ứng Để làm dịu cơn ngứa do dị ứng, bạn có thể áp dụng biện pháp tắm nước muối theo cách sau: Chuẩn bị: 1 chén muối sạch, một chậu/bồn nước ấm Thực hiện: Đổ chén muối sạch vào chậu/bồn nước đã chuẩn bị, sau đó dùng tay để khuấy đều sao cho muối tan hết trong nước. Tắm và ngâm mình trong bông tắm chứa nước muối ít nhất 20 phút. Để tăng thêm hiệu quả giảm ngứa, chống viêm, bạn có thể thêm 3 – 4 giọt dầu tràm nước muối tắm. Vệ sinh da bằng nước muối sinh lý cho người viêm da cơ địa Người bệnh viêm da cơ địa có thể dùng nước muối sinh lý để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu với cách làm như sau: Chuẩn bị: Nước muối y tế 0.9%, bông y tế. Thực hiện: Làm sạch vùng da bị viêm da cơ địa bằng nước mát, thấm khô với khăn mềm Dùng bông y tế thấm nước muối sinh lý rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh Giữ bông trên da khoảng 12 phút để nước muối làm dịu vùng da bị bệnh và làm giảm cảm giác ngứa ngáy. Với biện pháp này, người bệnh nên thực hiện mỗi tuần từ 2-3 lần để thấy hiệu quả, đồng thời giúp kích thích vùng da bị tổn thương được tái tạo, phục hồi tốt hơn. Lưu ý khi trị ngứa bằng nước muối Khi sử dụng muối tắm chữa trị ngứa và dị ứng bạn nên lưu ý những điều sau đây để mang lại kết quả cao: Không áp dụng biện pháp này nếu trên da có biểu hiện viêm da nặng và có vết thương hở. Tránh lạm dụng nước muối quá nhiều vì ngoài khả năng sát khuẩn, nước muối cũng có tính tẩy nhẹ, có thể làm mòn da. Chỉ nên tắm/ngâm với nước muối 2 – 3 lần mỗi tuần. Việc sử dụng nước muối quá đặc hoặc quá thường xuyên sẽ khiến da khô hơn, đồng thời tình trạng ngứa ngáy sẽ gia tăng và các bệnh ngoài da (nếu có) cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bị viêm da cơ địa, bạn nên tráng lại người với nước ấm sạch sau khi tắm nước muối. Nên tránh xa các tác nhân gây ngứa và dị ứng để tránh tình trạng ngứa ngáy nặng thêm. Tránh ăn các loại thực phẩm có thể gây kích ứng và làm ngứa ngáy gia tăng như như tôm, cua ghẹ, trứng, sữa, thịt bò,… Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh gãi cào khiến da tổn thương nghiêm trọng hơn. Trị ngứa bằng nước muối là phương pháp đơn giản với nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền và dễ thực hiện. Tuy nhiên phương pháp thích hợp với các trường hợp ngứa ngáy mới khởi phát, kết quả điều trị còn tùy thuộc vào từng cơ địa. Ngoài ra biện pháp này chỉ mang tính kết hợp, người bệnh sẽ cần áp dụng song song với các phương pháp chăm sóc và điều trị khác. Trong trường hợp ngứa ngáy không thuyên giảm hoặc xuất hiện do bệnh lý, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Đặc biệt, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc và chăm sóc da tại nhà.   Sodermix – giải pháp an toàn chặn đứng cơn ngứa Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thế giới có chứa enzyme SOD,  được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu có khả năng trung hòa các gốc tự do, từ đó nhanh chóng làm dịu cảm giác ngứa ngáy do các bệnh ngoài da gây nên như viêm da, dị ứng, chàm, tổ đỉa,… Sodermix là liệu pháp an toàn, hiệu quả, giúp bạn giải quyết nhanh cơn ngứa trên da Ngoài ra, kem bôi Sodermix còn chứa thành phần dầu trái bơ và các dầu khoáng thiên nhiên, giúp làm dịu da, cung cấp độ ẩm khiến da trở nên mềm mại, mịn màng hơn, đồng thời ngăn ngừa tình trạng khô da và thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi vùng da bị tổn thương. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, hoàn toàn không chứa Corticoid và được các chuyên gia da liễu hàng đầu trong và ngoài nước tin dùng. Sodermix hiện đã được phân phối tại hơn 5000 nhà thuốc trên toàn quốc, để tìm nhà thuốc gần bạn nhất, vui lòng xem chi tiết địa chỉ “TẠI ĐÂY” Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà, vui lòng “CLICK VÀO ĐÂY” Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng nói lời tạm biệt với những cơn ngứa ngáy khó chịu. Chúc bạn sớm lấy lại được làn da khỏe mạnh, mịn màng. Xem thêm: Nước Anolyte chữa viêm da cơ địa – Sự thực hay chỉ là lời đồn? Hiểu hơn bệnh á sừng tay sau vài phút! Da mặt bị ngứa và nổi mụn – Nguyên nhân và cách điều trị Bệnh lý nào là nguyên nhân gây ngứa da đầu? Tổ đỉa ở trẻ em nguyên nhân từ đâu điều trị thế nào?   Chia sẻ14  

Nước Anolyte chữa viêm da cơ địa - Sự thực hay chỉ là lời đồn?

Thời gian gần đây, tin đồn nước Anolyte có khả năng chữa triệt để bệnh viêm da cơ địa được lan truyền một cách chóng mặt, khiến nhiều bệnh nhân hoang mang. Thực hư về phương pháp này ra sao? Có thực sự hiệu quả như lời đồn? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin chính xác nhất. Đừng bỏ qua nhé! Mục lụcNước Anolyte là gì?Cơ chế tác động của nước Anolyte lên vùng viêm da cơ địa3 cách chữa viêm da cơ địa với nước Anolyte được lưu truyềnBôi dung dịch Anolyte pha loãng lên vết thươngTắm nước Anolyte giúp giảm nhanh viêm da cơ địaGiặt quần áo với nước AnolyteKhi dùng nước Anolyte cần lưu ý gì?Vậy nước Anolyte chữa viêm da cơ địa có thực sự hiệu quả?Kem bôi Sodermix – giải pháp an toàn, hiệu quả cho viêm da cơ địa Nước Anolyte là gì? Hình ảnh nước Anolyte Nước Anolyte (hay còn được gọi là nước A, nước Ozone) là một loại dung dịch trung tính, thu được từ cực dương của quá trình điện phân muối NaCl 5%. Các thành phần cơ bản của nước Anolyte bao gồm: Nước máy: 3 phần. Nước đun sôi: 1 phần. Nước Anolyt: Nước Ozone hay nước O3 pha loãng 3 lần: lần đầu pha 50%, lần thứ hai pha 30% và lần cuối pha 20%. Nước Anolyte có đặc tính tương tự như nước Javen loãng, do đó, trong y học thường dùng nước Anolyte được sử dụng để sát khuẩn, khử trùng, diệt nấm mốc và vệ sinh các vật dụng y tế. Ngoài ra, nước Anolyte còn có khả năng chữa các bệnh lý da liễu, bệnh viêm mũi dị ứng, dị ứng chân tay… trong đó có viêm da cơ địa. Cơ chế tác động của nước Anolyte lên vùng viêm da cơ địa Viêm da cơ địa là một bệnh lý ngoài da, bệnh đặc trưng với tình trạng nổi mẩn đỏ, mề đay có thể kèm theo ngứa ngáy, khó chịu trên da. Đây là một bệnh lý mãn tính mặc dù không đe dọa tính mạng những lại dễ tái phát và rất khó điều trị triệt để. Thời gian gần đây, rất nhiều người bệnh truyền tai nhau phương pháp sử dụng nước Anolyte chữa viêm da cơ địa. Một số khảo sát trên những bệnh nhân đã dùng phương pháp trị viêm da cơ địa bằng nước Anolyte cho thấy: các vết mẩn đỏ, nổi mụn nước, ngứa ngáy có giảm bớt. Thực chất, dung dịch Anolyte có công dụng là sát trùng, khử khuẩn nên được dùng để lau, rửa vùng da bị bệnh giúp tiêu diệt các vi khuẩn, vi nấm trên bề mặt da. Nhờ đó, nước Anolyte giúp bệnh nhân giảm ngứa, giảm các phản ứng dị ứng, nổi mề đay, mẩn đỏ, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm rất hiệu quả. Tuy vậy, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh Anolyte có tác dụng với các bệnh lý như viêm da cơ địa. 3 cách chữa viêm da cơ địa với nước Anolyte được lưu truyền Với một số bệnh nhân bị viêm da cơ địa mức độ nhẹ, các triệu chứng không quá nghiêm trọng, nước Anolyte pha loãng sẽ giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng khó chịu, làm dịu vùng da bệnh. Dưới đây là 3 cách chữa viêm da cơ địa với nước Anolyte bệnh nhân có thể tham khảo: Bôi dung dịch Anolyte pha loãng lên vết thương Bôi dung dịch Anolyte trực tiếp lên vết thương là cách làm đơn giản, dễ dàng áp dụng tại nhà. Cách này cũng giúp nước Anolyte phát huy công dụng sát trùng, diệt khuẩn tốt nhất. Bệnh nhân thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị 250 ml nước Anolyte cho vào thau nhựa (cần tránh dùng thau, chậu kim loại để đựng dung dịch Anolyte), thêm khoảng 150 ml nước ấm. Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh, sử dụng khăn bông sạch thấm nước Anolyte đã pha loãng rồi thoa đều lên vùng da bị bệnh trong khoảng 10 phút. Bước 3: Rửa sạch lại với nước, lau khô da và dưỡng ẩm cho da. Với phương pháp này, bệnh nhân cần lưu ý thực hiện khi dung dịch Anolyte pha loãng còn ấm để phát huy công dụng tốt nhất. Tắm nước Anolyte giúp giảm nhanh viêm da cơ địa Biện pháp tắm nước Anolyte thường dùng cho các bệnh nhân viêm da cơ địa toàn thân hoặc ở các vị trí khó quan sát. Cách thực hiện rất đơn giản như sau: Bước 1: Chuẩn bị 1 lít nước Anolyte cho vào thau nhựa (tránh đựng nước Anolyte bằng các dụng cụ kim loại), pha loãng với 3 lít nước ấm. Bước 2: Khi tắm, người bệnh xối nước Anolyte đã pha loãng lên cơ thể, hoặc có thể dùng một tấm khăn sạch để thấm nước và lau rửa vùng da bị bệnh. Bệnh nhân nên ngâm mình hoặc tắm nhanh trong khoảng 5 – 10 phút để tránh tắm quá lâu, nước Anolyte gây phản ứng ngược có hại, làm tăng tình trạng bệnh. Bước 3: Tắm lại với nước ấm. Trong quá trình thực hiện cách này, bệnh nhân cần chú ý không nên sử dụng xà phòng hay sữa tắm có chứa các thành phần gây kích ứng với da. Thay vào đó, một số loại sữa tắm có thành phần an toàn, lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên nên được ưu tiên lựa chọn hơn. Giặt quần áo với nước Anolyte Chăn, màn, quần áo… có chứa các bào tử nấm, các loại vi khuẩn có thể là tác nhân làm bùng phát bệnh viêm da cơ địa ở rất nhiều người. Dung dịch Anolyte có tính chống nấm, tiêu diệt vi khuẩn, vì thế, rất nhiều bệnh nhân giặt quần áo cùng nước Anolyte và ngâm rửa các vật dụng cá nhân để diệt khuẩn, hạn chế phát tán mầm bệnh, hạn chế nhiễm trùng da. Với cách này, bệnh nhân thực hiện bằng cách: Bước 1: Giặt quần áo như bình thường và bổ sung thêm nước Anolyte vào chậu giặt. Bước 2: Quần áo sau khi giặt mang đi phơi dưới ánh nắng mặt trời để tăng hiệu quả tiêu diệt sạch sẽ vi khuẩn. Với phương pháp này, bạn chỉ nên thực hiện từ 2 – 3 lần/ tuần để tránh hỏng quần áo. Khi dùng nước Anolyte cần lưu ý gì? Các bác sĩ và chuyên gia da liễu cũng khuyến cáo bệnh nhân cần cẩn trọng khi sử dụng nước Anolyte chữa viêm da cơ địa, kể cả việc bôi ngoài da. Do nước Anolyte có tính tẩy rửa, sát trùng, oxy hóa mạnh, khi thoa lên da có khả năng gây tình trạng kích ứng da, dị ứng, làm nặng hơn tình trạng viêm da cơ địa. Khi sử dụng Anolyte, bệnh nhân cần chú ý: Nước Anolyte có tính oxy hóa mạnh nên cần pha loãng trước khi sử dụng, không nên dùng dung dịch Anolyte nguyên chất, đặc biệt khi tắm và khi bôi trực tiếp trên da. Hạn chế sử dụng Anolyte liên tục trên da do có thể gây bào mòn da, làm tổn thương vùng da bệnh. Từ đó làm giảm các hoạt động của hàng rào bảo vệ da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, xâm nhập. Nước Anolyte không phải là thuốc, chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thay thế được các thuốc trị bệnh viêm da cơ địa. Khi sử dụng nước Anolyte trên da, bệnh nhân cần tránh cào gãi, ma sát mạnh do có thể gây tổn thương cho da. Sau khi dùng Anolyte, bệnh nhân nên sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm giúp cân bằng lại pH, tăng cường hàng rào bảo vệ, giúp phục hồi da. Anolyte khi uống nhầm có thể gây tổn thương đường thực quản, đường tiêu hóa, ngộ độc, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không uống Anolyte và cần tránh xa tầm tay của trẻ. Nước Anolyte dùng sai cách có thể gây hại cho da, làm viêm da cơ địa trầm trọng hơn nên cần dùng dưới sự kiểm soát của bác sĩ. Vậy nước Anolyte chữa viêm da cơ địa có thực sự hiệu quả? Viêm da cơ đại là bệnh lý mạn tính rất dễ tái phát và có liên quan trực tiếp đến yếu tố cơ địa, di truyền của người bệnh nên rất khó điều trị triệt để. Như đã nhắc đến ở trên, dung dịch Anolyte chỉ có tác dụng sát trùng, diệt nấm, vi khuẩn trên bề mặt da nên chỉ có tác dụng giảm một số triệu chứng viêm da cơ địa trên bề mặt da. Nước Anolyte không tác động vào nhân tế bào và hệ thống thần kinh, di truyền của người bệnh nên không có tác dụng điều trị triệt để viêm da cơ địa. Các chuyên gia da liễu cũng cho biết thêm, với một số trường hợp bệnh điều trị khỏi bằng nước Anolyte là tình trạng viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ, sử dụng kiên trì trong thời gian dài. Tuy vậy, nước Anolyde có tính tẩy rửa mạnh, nếu dùng lâu dài có thể gây các tác dụng phụ khác như làm mỏng da, khô da, tróc vảy… Với những người có làn da nhạy cảm, khi sử dụng Anolyte còn có thể gây dị ứng nghiêm trọng, làm nặng hơn tình trạng viêm da cơ địa. Vì thế, nước Anolyte không thể coi là thuốc và không được xem là liệu pháp trị viêm da cơ địa được khuyến khích sử dụng. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng nước Anolyte. Thay vào đó, nếu gặp phiền phức với căn bệnh viêm da cơ địa, bạn có thể tham khảo kem bôi Sodermix – giải pháp đẩy lùi viêm da cơ địa, vừa đảm bảo an toàn với da, vừa đạt hiệu quả trị liệu tối ưu. Kem bôi Sodermix – giải pháp an toàn, hiệu quả cho viêm da cơ địa Sodermix được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp là liệu pháp chữa viêm da cơ địa hoàn toàn không chứa Corticoid, hiện đã có mặt tại hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới. Được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên Sodermix rất an toàn với làn da phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có cơ địa da nhạy cảm… Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa chiết xuất từ cà chua xanh có tên Enzyme Superoxide Dismutase (SOD). Đây là hoạt chất đã được chứng minh có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm da cơ địa, ngứa ngoài da, mề đay… Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da. Kem Sodermix thuộc số ít các sản phẩm trên thị trường đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trị bệnh viêm da cơ địa. Kết quả cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm. Bạn có thể tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ “XEM TẠI ĐÂY” hoặc  “BẤM VÀO ĐÂY” để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà! Lời kết Tóm lại, nước Anolyte chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngoài da, không có công dụng điều trị triệt để bệnh. Thậm chí, nếu sử dụng không đúng cách hoặc với một số người có làn da nhạy cảm, nước Anolyte còn có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì thế, để đạt được hiệu quả trị viêm da cơ địa tốt nhất, bệnh nhân nên đén các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và được tư vấn về phương án điều trị tốt nhất. Xem thêm: Hiểu hơn bệnh á sừng tay sau vài phút! Da mặt bị ngứa và nổi mụn – Nguyên nhân và cách điều trị Bệnh lý nào là nguyên nhân gây ngứa da đầu? Tổ đỉa ở trẻ em nguyên nhân từ đâu điều trị thế nào? Á sừng móng tay – Hiếm gặp nhưng phiền phức! Chia sẻ12

Hiểu hơn bệnh á sừng tay sau vài phút!

Vị trí phổ biến nhất của bệnh á sừng là tay. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức, mệt mỏi đặc biệt là mất thẩm mỹ. Bệnh không khó điều trị nhưng lại dễ tái phát. Cùng Sodermix tìm hiểu về chứng á sừng tay trong nội dung dưới đây nhé! Mục lụcBệnh á sừng ở tay là gì?Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh á sừng ở bàn tayDi truyềnCơ địa dị ứngThay đổi nội tiết tốTình trạng của daBiểu hiện của bệnh á sừng ở bàn tayBệnh á sừng ở tay có nguy hiểm không?Bệnh á sừng ở tay có lây không?Cách điều trị bệnh á sừng ở tayChăm sóc bảo vệ da tayThuốc tây trong trị bệnh á sừng ở tayMột số lưu ý để ngăn chặn bệnh á sừng ở tay tái phátKem bôi có hiệu quả cao trong trị bệnh á sừng ở tay Bệnh á sừng ở tay là gì? Bệnh á sừng ở bàn tay thuộc nhóm viêm da cơ địa đặc trưng bởi hiện tượng lớp sừng trên bề mặt da ở tay chưa chuyển hoá hoàn toàn tạo thành các tế bào chết đặc biệt là nhân và nguyên sinh chất vẫn chưa teo đi, kết quả tạo ra các mảng sừng lớn bong ra khỏi bề mặt da. Bệnh thường có ở tay gồm: Á sừng bàn tay, ngón tay, móng tay, khuỷu tay, lòng bàn tay. Bệnh á sừng ở bàn tay khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh á sừng ở bàn tay Các nguyên nhân gây bệnh á sừng bàn tay có thể kể đến như: Di truyền Trong gia đình có cha, mẹ hoặc cả 2 mắc bệnh á sừng thì khả năng rất cao là sinh ra con cũng mắc bệnh khi có các điều kiện thuận lợi và yếu tố nguy cơ của bệnh. Mặc dù cơ chế di truyền vẫn chưa được làm rõ nhưng đặc điểm này sẽ giúp người bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị tốt hơn. Cơ địa dị ứng Cơ địa dị ứng với các tác nhân từ môi trường như: Thời tiết, hoá chất, mỹ phẩm, nguồn nước ô nhiễm, lông chó mèo, bụi bẩn… kèm theo sự nhạy cảm của hệ thống miễn dịch thì khả năng mắc bệnh cũng sẽ cao hơn. Khi bàn tay tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa sẽ có thể mắc bệnh á sừng ở bàn tay Thay đổi nội tiết tố Đối với trẻ em ở độ tuổi dậy thì hay phụ nữ sau mang thai, lượng hormone bị thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể trong đó có da. Lúc này thành phần da sẽ thay đổi tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các tác nhân và gây bệnh Tình trạng của da Khi thành phần cấu tạo của lớp da tay thiếu hụt các chất như vitamin A,E,C,D,… cũng là nguyên nhân gây bệnh. Với người bệnh có da tay tăng tiết mồ hôi thì đây cũng là môi trường thuận lợi cho các loại nấm da và vi khuẩn sinh sống tăng nguy cơ gây bệnh. Biểu hiện của bệnh á sừng ở bàn tay Dưới đây là những biểu hiện điển hình của bệnh á sừng ở tay mà bạn cần lưu ý để nhận biết về tình trạng bệnh của bản thân: Da khô ráp: Đây là dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể nhận thấy ở bàn tay. Biểu hiện là vùng da dày lên, khô ráp chênh lệch hoàn toàn so với vùng da tương ứng khác. Ngứa da tay: xuất hiện ngay tại vị trí vùng da khô ráp, ngứa nghiêm trọng tăng theo mức độ bị bệnh. Mảng bong tróc: Do lớp sừng dày lên, chồng lên nhau sau đó bong ra tạo thành các mảng lớp màu trắng với số lượng nhiều. Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh á sừng ở tay kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu cho người bệnh. Nứt nẻ và chảy máu da: Da bong tróc nhiều và sớm khiến lớp da mỏng và dễ bị nứt nẻ chảy máu nhất là vào mùa đông và tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa mạnh. Mụn nước: Do gãi nhiều làm da bệnh nhân tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm xuất hiện những mọng nước li ti và cũng tạo nên vòng xoắn bệnh lý. Tiếp tục như vậy khiến da xù xì, biến dạng. Cơ thể mệt mỏi: Do bệnh tiến triển xấu và ngứa ngáy nhiều khiến bạn khó chịu lo lắng về tình trạng bệnh, chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi xuất hiện các triệu chứng trên đặc biệt là tình trạng khô nứt nẻ diện rộng, chảy máu, nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng, sưng tấy đỏ và xuất hiện mủ người bệnh cần đi khám ngay, tránh biến chứng do á sừng gây ra. Bệnh á sừng ở tay có nguy hiểm không? Với tính chất đặc thù của bệnh là bong tróc lớp sừng của da nên á sừng ở tay không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan. Nếu á sừng ở tay không được chữa trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như: Suy giảm chức năng bảo vệ của da: Khi bị bệnh các thành phần cấu tạo của da bị biến đổi gây mất cân bằng điện giải khiến da không thể thực hiện được chức năng bảo vệ cơ thể, lúc này vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập và gây bệnh hơn. Mất thẩm mỹ: Khi bị bệnh da trở nên khô ráp bong vảy thậm chí là nứt nẻ khiến da trông xấu hơn làm bạn mất tự tin khi đi làm, đi học, vui chơi. Hoại tử da: Da có chức năng bảo vệ cơ thể bài tiết các chất độc qua lỗ chân lông, tuy nhiên khi mắc bệnh da sẽ bị tổn thương gây bít tắc làm các chất cặn và mồ hôi không thoát ra ngoài được ứ đọng ở dưới da. Gây ra cảm giác khó chịu ngứa ngáy khiến người bệnh phải gãi liên tục, lúc này da sẽ bị trầy xước do vết gãi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng làm da bị hoại tử. Nhiễm trùng máu: Bề mặt da tay bị tổn thương nứt rách tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn như: liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh,… xâm nhập và đi sâu vào mạch máu gây nhiễm trùng huyết. Đây có thể coi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh vì tiên lượng khá xấu Nhiễm trùng da là biến chứng thường gặp của bệnh á sừng ở bàn tay Qua những biến chứng nguy hiểm kể trên bạn cần hết sức chú ý đến tình trạng da tay của mình, nếu phát hiện một trong các dấu hiệu của bệnh cần liên hệ với các chuyên gia về da liễu để được tư vấn và giải quyết kịp thời. Bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia TẠI ĐÂY hay gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225  để được tư vấn nhanh nhất. Bệnh á sừng ở tay có lây không? Bệnh á sừng ở tay không phải là bệnh thuộc nhóm bệnh lây nhiễm nên bệnh không có khả năng lây truyền từ người này qua người khác. Tuy nhiên bệnh có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh của cơ thể nên bạn cần đặc biệt quan tâm đến việc điều trị để tránh hiện tượng này. Bệnh còn do yếu tố di truyền nên bố mẹ từng mắc bệnh cũng nên đặc biệt lưu ý đến con cái của mình vì khả năng con cái mắc bệnh có thể lên đến 50%. Ngoài ra, các thành viên trong cùng một gia đình có thể cùng mắc bệnh á sừng ở tay là do có sự giống nhau nhất định trong cách sinh hoạt và điều kiện sống trong nhà. Cách điều trị bệnh á sừng ở tay Theo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực da liễu bệnh á sừng ở bàn tay hoàn toàn chữa được nhưng để đạt được hiệu quả trị bệnh cao thì thường mất khá nhiều thời gian nên bạn cần kiên trì và tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ. Chăm sóc bảo vệ da tay Dưỡng ẩm da là việc làm cần thiết nhằm giảm triệu chứng của bệnh Để bệnh được điều trị dứt điểm và rút ngắn thời gian điều trị thì bạn cần thực hiện những nội dung sau: Bảo vệ da tay: Tránh để da tay bị tổn thương sẽ giúp hạn chế tối đa khả năng lây lan rộng của vùng da bị bệnh. Để làm tốt việc này bạn cần tránh chà xát da tay, giảm thiểu việc gãi ngứa nếu không được có thể sử dụng thuốc làm giảm ngứa như thuốc bôi Acrylate Cấp ẩm cho da: Việc làm này sẽ giúp vùng da tay bị tổn thương đang khô ráp bong tróc trở nên dịu nhẹ mềm, ẩm. Bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm da bôi trực tiếp lên vết thương. Đây là cách làm đơn giản mà nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Hạn chế vết thương tiếp xúc với nước: Bạn cần dùng khăn sạch để lau khô vùng da tay bị tổn thương đặc biệt là ở các kẽ của ngón tay nơi nước ứ đọng nhiều. Không ngâm tay trong nước muối: Tính sát khuẩn da mạnh của nước muối sẽ khiến da tổn thương nặng thêm. Bổ sung nhiều nước nhiều: Bệnh á sừng ở bàn tay đặc trưng bởi hiện tượng khô da, vì vậy việc uống nhiều nước sẽ cung cấp độ ẩm cho da làm da mềm mại, tăng hiệu quả điều trị bệnh. Thuốc tây trong trị bệnh á sừng ở tay Thuốc kháng histamine có tác dụng điều trị bệnh nhanh nhưng lại gây hoa mắt chóng mặt Các loại thuốc sử dụng trong điều trị bệnh sẽ được các bác sĩ cân nhắc xây dựng phác đồ điều trị dựa trên những vấn đề như: Cơ địa của người bệnh, khả năng đáp ứng thuốc, thời gian bị bệnh, mức độ tiến triển của bệnh,… Dưới đây là những loại thuốc thường xuyên được sử dụng: Nhóm thuốc corticoid: Thuốc có tác dụng chống viêm, cấp ẩm và ngăn chặn quá trình sừng hoá giúp điều trị bệnh tối ưu, thuốc thường được chỉ định trong trường hợp bệnh chuyển nặng. Các loại thuốc tiêu biểu trong nhóm này bao gồm: Fexofenadin, Prednisolon,… Thuốc Salicylic acid: Là thuốc dưới dạng kem bôi ngoài da, có tác dụng cấp ẩm, giảm lớp sừng hoá và chống nhiễm khuẩn. Thuốc kháng histamin: Là thuốc thường được sử dụng vì thuốc đem lại hiệu quả cao và thời gian trị bệnh nhanh. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bạn cần nghỉ ngơi tinh thần thoải mái, ở nơi điều kiện thoáng mát vì thuốc này gây tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt. Thuốc chống nấm: Do da ẩm ướt là điều kiện phát triển cho nấm trên da nên việc sử dụng thuốc nhóm này cũng là cần thiết. Một số thuốc nhóm này được kể đến như: Imidazol, nizoral,… Thuốc điều hoà miễn dịch và kháng sinh: Là thuốc có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn cản sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Một số thuốc thuộc nhóm này như: pimecrolimus, tacrolimus,… Việc sử dụng thuốc tuy có hiệu quả điều trị cao và thời gian nhanh nhưng lại mang nhiều rủi ro do tác dụng phụ nguy hiểm mà thuốc mang lại. Vì vậy bạn cần nói với bác sĩ cụ thể về tình trạng sức khoẻ của bản thân để tìm ra phương pháp trị bệnh một cách phù hợp. Để được tư vấn về cách sử dụng thuốc tây trị á sừng ở tay đúng và hiệu quả nhất, các bạn có thể kết nối với Zalo chuyên gia theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp tận tình và nhanh chóng nhất Một số lưu ý để ngăn chặn bệnh á sừng ở tay tái phát Bệnh á sừng ở tay tuy có thể chữa được nhưng lại rất dễ có khả năng tái phát vì vậy bên cạnh việc phát hiện điều trị bệnh kịp thời đúng cách bạn cũng cần xây dựng những thói quen tốt để tránh bệnh tái phát dai dẳng khó điều trị. Uống nhiều nước: Nên uống trên 2 lít nước 1 ngày nhằm tăng độ ẩm cho da, tránh khô ráp, nổi sần. Ăn uống đầy đủ: Cần bổ sung thức ăn hợp lý để cơ thể khỏe mạnh xây dựng hệ miễn dịch tốt. Bổ sung các loại hoa quả: Giúp cung cấp các loại vitamin, khoáng chất,… Bỏ thói quen chà xát tay: không chà xát tay mạnh, chỉ rửa tay khi cần thiết. Loại bỏ các thức ăn thường gây dị ứng ra khỏi khẩu phần như thịt bò, cá ,tôm, cua,… Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… vì sẽ gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da đặc biệt là bàn tay hay những nơi đã từng mắc bệnh. Uống nhiều nước giúp cung cấp độ ẩm cho da và giảm thiểu triệu chứng của bệnh Kem bôi có hiệu quả cao trong trị bệnh á sừng ở tay Việc sử dụng thuốc tây đạt hiệu quả cao nhưng lại mang đến nhiều tác dụng phụ lên cơ thể người bệnh. Bởi lý do này mà các chuyên gia  tại bệnh viện ở Pháp đã nghiên cứu và đưa ra thị trường kem bôi Sodermix với hiệu quả tốt hơn và hoàn toàn không có tác dụng phụ. Kem bôi Sodermix là sản phẩm an toàn do sự kết hợp từ tự nhiên của cà chua xanh và quả bơ hoàn toàn từ tự nhiên và cũng được kiểm chứng hoàn toàn không sử dụng corticoid trong thành phần của kem. Sản phẩm được Bộ Y Tế Việt Nam cấp phép cho nhập khẩu và được đưa vào sử dụng ở nhiều bệnh viện lớn như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện da liễu trung ương,… Kem bôi Sodermix có tác dụng hiệu quả và an toàn trong trị bệnh á sừng ở bàn tay Là sản phẩm được đánh giá cao về hiệu quả trong trị bệnh á sừng bàn tay, á sừng ngón tay, á sừng móng tay do tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng, ngăn chặn sự phát triển của lớp sừng hoá và làm liền vết thương nhanh chóng. Bên cạnh đó kem bôi còn có tác dụng dưỡng ẩm cho da và giảm ngứa cho bệnh nhân. Vì vậy là kem bôi Sodermix đã được nhiều khách hàng biết đến và tin cậy sử dụng trong điều trị bệnh á sừng ở tay. Bạn có thể tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ “XEM TẠI ĐÂY” hoặc  “BẤM VÀO ĐÂY” để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà! Lời kết: Trên đây là những nội dung quan trọng giúp bạn hiểu thêm về bệnh á sừng ở tay. Bạn hãy cân nhắc thật kỹ để lựa chọn cho mình phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn phù hợp với bản thân nhé. Nếu bạn còn bất thứ thắc mắc nào, vui lòng kết nối ngay qua Zalo theo số điện thoại TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp. Xem thêm: Da mặt bị ngứa và nổi mụn – Nguyên nhân và cách điều trị Bệnh lý nào là nguyên nhân gây ngứa da đầu? Tổ đỉa ở trẻ em nguyên nhân từ đâu điều trị thế nào? Á sừng móng tay – Hiếm gặp nhưng phiền phức! Ngứa gan bàn chân tay do đâu chữa thế nào? Chia sẻ9

Da mặt bị ngứa và nổi mụn - Nguyên nhân và cách điều trị

Da mặt bị ngứa và nổi mụn khiến bạn trở nên khó chịu, ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ? Đây có thể là một trong những triệu chứng báo hiệu cho tình trạng cơ thể đang có vấn đề. Vậy nguyên nhân của nó là gì, cách giải quyết như thế nào? Mọi thắc mắc của bạn đều sẽ được giải quyết thông qua bài viết dưới đây. Mục lụcDa mặt ngứa và nổi mụn là gì?Nguyên nhân da mặt bị mụn và ngứa?Viêm da cơ địa mặtViêm da dị ứngTổ đỉaÁ sừngDa bị nhiễm khuẩnBệnh Zona thần kinh, thủy đậuNguyên nhân khácMụn ngứa ở da mặt có nguy hiểm không?Khi nào bị mụn ngứa ở da mặt cần gặp bác sĩ?Cách khắc phục da mặt ngứa và nổi mụn hiệu quảCách chăm sóc da mặt đúng cáchCác mẹo dân gian trong giảm mụn ngứa da mặtGiảm mụn ngứa bằng phương pháp Đông yĐiều trị bằng thuốc Tây, mỹ phẩm đặc hiệuSử dụng Sodermix nếu mụn ngứa do viêm da dị ứng Da mặt ngứa và nổi mụn là gì? Ngứa và nổi mụn vùng da mặt là tình trạng phổ biến hiện nay mà ai cũng từng ít nhất một lần gặp phải. Các nốt mụn đỏ, có thể bị viêm xuất hiện tại một số vị trí như trán, cằm, má hoặc trên toàn bộ gương mặt, kèm theo là ngứa ngáy khó chịu, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, tự ti trong giao tiếp. Có 2 loại mụn thường gặp là mụn có nhân và mụn không nhân, chạm vào da mặt nhiều lần để gãi ngứa có thể làm lây lan vi khuẩn, làm mụn nổi nhiều hơn. Các dạng mụn viêm có xu hướng đau và ngứa cùng một lúc, sưng to gây khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác có thể kèm theo trên vùng da mặt như: Da khô, bong tróc, nhất là ở vùng chữ T. Da đổ nhiều dầu, đặc biệt khi thời tiết mùa hè hanh khô và nóng nực. Da thiếu sức sống, sạm đen, để lại sẹo do không được điều trị đúng cách. Chạm vào da có thể có cảm giác tê rát, nhức và đau. Mụn ngứa ở da mặt còn kèm theo đau, sưng tấy đỏ và bong tróc da. Nếu không xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị đúng đắn, tình trạng này không những khiến bạn tự ti trong giao tiếp mà còn có nguy cơ trở nặng, làm da nhiễm trùng, để lại sẹo xấu, sần sùi trên da. Để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800.6225 hoặc số Zalo 0862.241.650 để được chuyên gia da liễu giải đáp nhanh nhất. Nguyên nhân da mặt bị mụn và ngứa? Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến da mặt bạn nổi nhiều mụn ngứa, phổ biến nhất có thể kể đến như: dị ứng, da khô, mắc các bệnh da liễu, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết,…các yếu tố này khiến lỗ chân lông bị tắc, da nhiễm trùng và khô, kèm theo cơn ngứa từ nhẹ đến nặng. Đôi khi, ngứa là dấu hiệu cho thấy mụn đang giảm dần. Khi da mặt của chúng ta đang hồi phục, lớp da tổn thương được thay thế bằng làn da mới khỏe mạnh hơn, tốt hơn. Quá trình này diễn ra sẽ làm bong tróc lớp tế bào cũ. Hầu hết tình trạng nổi mụn ngứa là triệu chứng của một số bệnh lý da liễu dưới đây: Viêm da cơ địa mặt Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa là 15 – 30% ở đối tượng trẻ em và 2 – 10% ở người trưởng thành. Viêm da cơ địa mặt ở người lớn có xu hướng kéo dài, tái đi tái lại, có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền nên không lây nhiễm qua tiếp xúc. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh cũng rất khó khăn, vùng da bệnh dễ lan rộng khi không được điều trị kịp thời. Biểu hiện của bệnh nếu xảy ra ở vùng mặt là tổn thương trên da, xuất hiện các mụn đỏ sưng và ngứa. Một trường hợp viêm da dị ứng ở mặt với nhiều vết mụn đỏ chi chít. Viêm da dị ứng Xảy ra khi da mặt tiếp xúc với một số yếu tố như thời tiết hanh khô, môi trường ô nhiễm, xà phòng có chất tẩy mạnh, tiêu thụ thực phẩm có nguy cơ dị ứng như hải sản, thịt đỏ, sữa,…Các nốt mụn ngứa lúc này thường xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Các cơn ngứa châm chích, nặng hơn khi gãi hoặc không điều trị đúng cách. Dễ trở thành mãn tính và tái phát nhiều lần. Tổ đỉa Tổ đỉa là một dạng viêm da đặc trưng, xuất hiện các vết mụn nước bé, có thể trên da mặt hoặc tại vị trí khác, các vết phồng rộp, hay mọc thành từng cụm. Mụn vỡ ra có thể để lại các vết sẹo trên da mặt nên người bệnh cần đặc biệt chú ý chăm sóc trong quá trình điều trị để tránh sẹo thâm, sẹo rỗ sau này. Á sừng Á sừng da mặt gây ngứa bong tróc da mặt, khiến mặt dễ nổi mụn, nhiều trường hợp da mặt quá khô nứt, dễ chảy máu. Á sừng có thể dễ dàng kiểm soát nếu như bạn phát hiện bệnh và can thiệp sớm. Ngược lại, nếu không được điều trị đúng cách, á sừng dễ lan rộng sang các vùng da lành, có thể gây bội nhiễm, tổn thương không hồi phục. Da bị nhiễm khuẩn Hằng ngày, da mặt bạn là một trong những nơi tiếp xúc trực tiếp với không khí nên là nơi chứa nhiều vi khuẩn nếu không được chăm sóc kỹ. Vi khuẩn tấn công da mặt rất dễ gây nên các dạng mụn bọc, ngứa kèm theo đau nhức tại vị trí viêm. Nếu không xử lý tốt, chọc vỡ nhân mụn làm cho ổ khuẩn lan sang vùng da bên ngoài, khiến mụn lên nhiều hơn. Để lại sẹo xấu, các vết thâm đen. Các tác nhân làm da mặt dễ nhiễm khuẩn như: Tiếp xúc với môi trường khói bụi nhưng không rửa mặt, tẩy trang hoặc tẩy trang không sạch sau khi trang điểm. Do chạm, nặn mụn thường xuyên nhưng sai cách. Hệ miễn dịch kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Do nội tiết tố, tuổi dậy thì khiến da bị bít tắc lỗ chân lông. Bệnh Zona thần kinh, thủy đậu Các nốt thủy đậu chứa dịch mủ bên trong, khi vỡ để lại sẹo lõm. Thủy đậu nổi lên chứa dịch mủ và rất dễ vỡ, gây đau rát, không chỉ xuất hiện ở mặt mà còn có thể ở toàn thân. Thường để lại sẹo xấu nếu không được chăm sóc kỹ. Đối với Zona thần kinh, hầu hết bệnh ảnh hưởng nhiều ở mạn sườn nhưng cũng có thể xuất hiện tại vị trí khuôn mặt. Một số biến chứng có thể xảy đến nếu không điều trị đúng cách như mất thị lực, đau tai, mất thính giác, viêm não,… Nguyên nhân khác Ngoài các nguyên nhân do bệnh da liễu, nổi mụn và ngứa tại khuôn mặt còn bởi các tác nhân như: Thay đổi nội tiết tố: Đặc biệt đối với trẻ đang trong độ tuổi dậy thì, da mặt dễ đổ nhiều dầu, là môi trường thuận lợi để các loại mụn khác nhau từ mụn không viêm đến viêm phát triển mạnh. Vệ sinh da sai cách: Da mặt hằng ngày đều tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, nếu không chăm sóc sạch sẽ mỗi ngày, có thể dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ khó chịu. Thiếu nước: Không cung cấp nước đầy đủ làm cho quá trình trao đổi chất bên trong ảnh hưởng, là một trong những nguyên nhân làm da bị ngứa, nổi mụn. Stress kéo dài: Có thể khiến da mặt bị mụn ngứa do làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Hậu quả của lạm dụng Corticoid: Sử dụng Corticoid trong điều trị mụn có thể có tác dụng trong thời gian đầu nhưng ngưng thuốc hoặc dùng lâu dài làm cho da nổi mụn, ngứa trở lại. Ngoài ra còn khiến da bị mỏng, thâm sạm mà khó khắc phục. mắc hội chứng Cushing… Các bệnh bên trong cơ thể: Một số vấn đề về gan hoặc thiếu vi chất dinh dưỡng cũng có thể gây ra tình trạng nổi mụn ngứa trên da mặt. Mụn ngứa ở da mặt có nguy hiểm không? Các biến chứng thâm, viêm nhiễm mẩn đỏ làm người bệnh tự ti trong cuộc sống. Tùy vào cơ địa của từng người mà biểu hiện của mụn ngứa khác nhau, trong trường hợp nhẹ, không cần các can thiệp y tế, bệnh vẫn có thể tự khỏi được. Thời gian khỏi thường từ 2 – 5 ngày cho đến vài tuần. Nhưng nếu mức độ ngứa nặng, mụn to, viêm đỏ với số lượng nhiều, gây đau rát khó chịu. cần được điều trị chuyên sâu đúng cách để có thể hồi phục da tối đa, tránh các biến chứng như: Không kiểm soát được mong muốn gãi khi ngứa khiến da bị trầy xước, chảy máu, vỡ các bọc mủ (nếu có) tạo sẹo rỗ, thâm gây mất thẩm mỹ. Nguy cơ bội nhiễm da khi không điều trị đúng cách, gây ra những tổn thương rất khó điều trị. E ngại, tự ti trong giao tiếp xã hội do các vết sẹo rỗ, thâm nám để lại. Ngứa nhiều ảnh hưởng đến sự tập trung trong công việc, học tập. Tình trạng mụn ngứa trên da mặt nếu liên quan đến các vấn đề bên trong cơ thể như bệnh gan, ung thư da…hay thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin thì cần đặc biệt lưu ý thăm khám và điều trị đúng cách sớm nhất. Có thể khẳng định rằng, da mặt khi bị ngứa, nổi mụn thường không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe của người mắc phải, tuy nhiên bạn vẫn không nên chủ quan hay xem thường triệu chứng này. Cần xác định chính xác nguyên nhân để được lựa chọn phương pháp điều trị đúng. Để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng này, các bạn kết nối qua Zalo Chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh nhất. Khi nào bị mụn ngứa ở da mặt cần gặp bác sĩ? Da mặt bị ngứa và nổi mụn tuy là triệu chứng không nguy hiểm nhiều nhưng nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời, nhất là trong trường hợp nặng, rất có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đời sống của người bệnh, làm họ thiếu tự tin trong giao tiếp. Điều trị mụn ngứa dưới sự tư vấn của bác sĩ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu da mặt có một hoặc nhiều dấu hiệu sau: Nổi mụn và ngứa kéo dài trên hai tuần mà không thuyên giảm, kể cả sử dụng các biện pháp cải thiện tại nhà hay dùng mỹ phẩm. Có viêm nhiễm nặng, các mụn bọc sưng tấy, đau, chảy dịch. Kèm theo cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sút cân, đau nhức. Mụn mủ vỡ có mùi hôi, có máu. Da bong tróc, sần sùi, để lại sẹo thâm, Tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây khó chịu, mất tập trung trong công việc. Cách khắc phục da mặt ngứa và nổi mụn hiệu quả Dù với nguyên nhân gì, nguyên tắc số một khi nổi mụn ngứa là ngừng ngay hành động gãi. Việc gãi không giúp bạn bớt đi triệu chứng mà chỉ khiến tình trạng nặng thêm, nguy cơ lây lan vi khuẩn và nổi nhiều mụn hơn. Cách chăm sóc da mặt đúng cách Để hạn chế tình trạng da mặt nổi mụn ngứa, quá trình chăm sóc da hàng ngày là một trong những yếu tố quyết định, để chăm sóc da đúng cách, bạn cần phải thực hiện các bước chăm sóc da tối thiểu như: Ra đường che chắn bằng các vật dụng như khẩu trang, sử dụng thêm kem chống nắng trước khi ra đường, kể cả khi thời tiết không quá nhiều nắng. Rửa mặt hàng ngày, tùy tình trạng da của mỗi người mà có phương pháp rửa mặt khác nhau, bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt dành riêng cho từng loại da. Hạn chế chạm tay lên da mặt, tránh vi khuẩn từ tay làm cho da bị viêm nhiễm, nổi mụn. Các mẹo dân gian trong giảm mụn ngứa da mặt Trong dân gian có rất nhiều cách giúp các nốt mụn đỏ cũng như ngứa ở da mặt giảm bớt đi, thích hợp dành cho những đối tượng bị tổn thương da không quá nghiêm trọng, mụn mới hình thành. Ưu điểm của phương pháp này là tính an toàn cao, nguyên liệu tự nhiên dễ tìm kiếm, cách thực hiện đơn giản và không tốn nhiều chi phí khi áp dụng. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện như: Chườm đá lạnh Phương pháp này chỉ có tác dụng giúp giảm ngứa, gần như không hiệu quả trong giảm kích thước hay số lượng mụn. Người bệnh dùng khăn sạch để bọc đá lạnh hoặc cho nước lạnh vào túi chườm, không đặt trực tiếp đá lên da. Da sau khi chườm đá sẽ giảm cảm giác ngứa và hạn chế tiết bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông. Thường được phối hợp cùng với phương pháp khác hoặc khi ngứa nhiều nhưng chưa có thuốc điều trị. Đắp mặt nạ chanh mật ong Chanh giúp tẩy đi những tế bào chết, mật ong có khả năng kháng khuẩn. Hai thành phần này làm lỗ chân lông thông thoáng, da giữ được độ ẩm và mịn màng. Đầu tiên, trộn hai hỗn hợp với nhau theo tỉ lệ 1:1, thoa đều hỗn hợp lên mặt. Lưu ý, trước khi thực hiện cần rửa mặt thật sạch để tránh bít tắc lỗ chân lông và giúp hấp thu dưỡng chất nhanh hơn. Để yên khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa mặt với nước ấm. Thực hiện mỗi tuần từ một đến hai lần, bạn sẽ thấy cải thiện rõ rệt tình trạng ngứa ngáy, mụn giảm đi nhiều. Mặt nạ chanh mật ong giúp tẩy tế bào chết, hạn chế mụn viêm. Rửa mặt với nước muối ấm  Muối giúp sát khuẩn các vết thương, sử dụng một lượng muối nhỏ pha loãng với nước ấm khi rửa mặt hàng ngày giúp làm sạch da, sát khuẩn và giảm ngứa hiệu quả. Nên rửa vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi. Giảm mụn ngứa bằng phương pháp Đông y Đông y tuy là phương pháp an toàn, ít tốn kém nhưng khả năng đáp ứng thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa và nguyên nhân bệnh của từng người. Chính vì vậy trước khi thực hiện các bài thuốc dưới đây, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn. Bài thuốc 1 Theo y học cổ truyền, lá Đơn Đỏ có vị đắng ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giảm đau, trong khi đó triệu chứng mụn nhọt và ngứa do dị ứng chủ yếu do huyết nhiệt. Đầu tiên, dùng khoảng 30 – 50 gam lá Đơn Đỏ sao vàng, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 – 3 lần, uống nhiều ngày cho đến khi khỏi hẳn. Có thể kết hợp lá Đơn Đỏ 20 gam với một số vị thuốc khác như Kim Ngân Hoa, Ké Đầu Ngựa, Mã Đề, mỗi vị 12 gam, sắc uống mỗi lần một thang, chia ba lần trước bữa ăn. Lá đơn đỏ giúp giảm mụn nhọt, ngứa do dị ứng. Bài thuốc 2 Rau Má có khả năng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, dưỡng âm, là vị thuốc thích hợp trong điều trị mụn nhọt mẩn ngứa. Dùng khoảng 30 – 50 gam Rau Má rửa sạch, giã cho nát, sau đó cho nước vào nấu kỹ, nước này chỉ uống trong ngày để giảm mụn nhọt. Ngoài là một loại rau tốt cho sức khỏe, Rau Má còn giúp da mặt giảm các chứng mụn viêm, mụn bọc. Điều trị bằng thuốc Tây, mỹ phẩm đặc hiệu Sử dụng thuốc Tây trong điều trị da mặt bị mụn ngứa là giải pháp phổ biến và vô cùng hữu hiệu với ưu điểm là hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi. Thường được các bác sĩ kê đơn đối với các tình trạng nặng, nhiều ngày không thuyên giảm. Một số thuốc bệnh nhân có thể được kê như: Thuốc bôi chứa Corticoid: Giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng ngứa và nổi mụn, giảm viêm. Tuy nhiên thuốc có thể làm mỏng da, dễ bị thâm sạm sau này, ngưng dùng thuốc thì các tình trạng mụn ngứa thường quay trở lại. Thuốc kháng Histamin: Được sử dụng trong giảm ngứa, ở dạng bôi hoặc thuốc viên. Thuốc kháng sinh: Dùng trong tình trạng mụn viêm, bội nhiễm, mụn trứng cá. Kem chứa Retinol: Hiệu quả cao do giúp thu nhỏ lỗ chân lông, ngăn tụ bã nhờn, dầu thừa, giảm các mụn viêm, mụn sưng trên da mặt. Kem trị mụn hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Sử dụng các thuốc Tây y đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ, tuyệt đối không tự ý dùng, lạm dụng để tránh các hậu quả đáng tiếc như dị ứng thành phần thuốc, dùng quá liều. Một số mỹ phẩm như sữa rửa mặt, serum trị mụn chứa thành phần dịu nhẹ cho da, giúp da không bị khô, ngứa. Ưu điểm của mỹ phẩm là thường không cần sự kê đơn của bác sĩ, có nhiều sự lựa chọn tùy theo kinh tế và nhu cầu của từng người. Để được tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh cũng như cách sử dụng thuốc điều trị phù hợp, bạn có thể kết nối Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 các chuyên gia da liễu luôn sẵn sàng giải đáp tận tình và nhanh chóng nhất. Sử dụng Sodermix nếu mụn ngứa do viêm da dị ứng Sodermix là sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp chuyên biệt cho viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, chàm,…Chứa enzyme SOD có khả năng làm trung hòa các gốc tự do chiết xuất từ những thành phần hoàn toàn thiên nhiên như cà chua xanh Châu Âu, trái bơ, dầu khoáng. Sodermix giúp giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, mụn nhọt do viêm da dị ứng trên da mặt. Enzyme SOD có trong Sodermix giảm viêm ngứa, mẩn đỏ, làm mờ sẹo thâm,…trong khi đó dầu quả bơ và dầu Paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, khôi phục vùng da bị tổn thương hiệu quả. Chính vì vậy, đây là sản phẩm phù hợp với hầu hết các bệnh lý về da mặt Sản phẩm hoàn toàn không chứa CORTICOID, vô cùng an toàn cho người sử dụng, kể cả ở phụ nữ có thai, đang cho con bú hoăc trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm. Thành phần thiên nhiên, an toàn và hiệu quả nhanh, sau khi sử dụng từ 2 – 3 ngày giảm cảm giác ngứa rõ rệt, sau liệu trình sử dụng từ 1 – 2 tháng đã thấy mụn ngứa dần mất đi, tái tạo và phục hồi da một cách tối ưu nhất. Giúp bạn tự tin trong giao tiếp thường ngày. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Lời kết Da mặt bị ngứa và nổi mụn tuy luôn khiến chúng ta tự ti, nhưng bạn cũng đừng lo lắng vì nay đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả mà không hề tốn kém. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị, mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn miễn phí cước 1800.6225 hoặc bình luận trực tiếp dưới bài viết để được các chuyên gia tư vấn. Xem thêm: Bệnh lý nào là nguyên nhân gây ngứa da đầu? Tổ đỉa ở trẻ em nguyên nhân từ đâu điều trị thế nào? Á sừng móng tay – Hiếm gặp nhưng phiền phức! Ngứa gan bàn chân tay do đâu chữa thế nào? Ngứa nổi mụn nước ở tay chân – Lời nhắn từ bác sĩ da liễu! Chia sẻ11

Bệnh lý nào là nguyên nhân gây ngứa da đầu?

Ngứa da đầu là tình trạng mà bất cứ ai cũng từng gặp phải. Mọi người thường lầm tưởng gàu là thủ phạm gây ra những cơn ngứa và tìm kiếm mọi cách trị gàu. Thế nhưng, ngứa da đầu cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác về bệnh lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các nguyên nhân bệnh lý gây ngứa da đầu. Cùng theo dõi nhé! Mục lụcNgứa da đầu là gì?9+ bệnh lý là nguyên nhân gây ngứa da đầuViêm nang lôngDị ứngVi sinh vật kí sinhViêm da tiết bãVảy nếnChàmÁ sừngUng thư daBệnh lý liên quan khácDấu hiệu ngứa da đầu do bệnh lýNgứa da đầu có nguy hiểm không? Khi nào cần thăm khám gấp?Trị triệt để ngứa da đầu do các bệnh lý da liễu Ngứa da đầu là gì? Ngứa da đầu là hiện tượng tác nhân gây ngứa kích thích lên vùng da đầu, gây cảm giác khó chịu, bứt rứt khiến cơ thể sinh ra phản xạ gãi, cọ xát để làm giảm tình trạng ngứa. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngứa da đầu. Phần lớn tình trạng ngứa xảy ra do gàu – là lớp tế bào da đầu chết đi bong ra gây ngứa. Ngoài ra, ngứa da đầu còn do bạn buộc tóc quá chặt, dùng dầu gội chưa hợp lý làm các sợi tóc, nang tóc chịu ảnh hưởng lớn gây ngứa. Ở trẻ nhỏ và một bộ phận nhỏ người trưởng thành còn có thể gặp tình trạng ngứa do kí sinh trùng gây ra như nấm, chấy… Ngứa da đầu gây bứt rứt, khó chịu, đôi khi có kèm theo rụng tóc khiến rất nhiều người lo lắng Nhìn chung, ngứa da đầu không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nó chỉ gây khó chịu trong một thời gian ngắn và sẽ tự hết khi các tác nhân gây ngứa được loại trừ. Nhưng trong một số trường hợp, ngứa da đầu lại có nguyên nhân do các bệnh lý gây ra. 9+ bệnh lý là nguyên nhân gây ngứa da đầu Viêm nang lông Viêm nang lông là tình trạng nhiễm trùng các nang lông, xảy ra do các vi khuẩn, vi nấm kí sinh, gây độc với nang lông. Tình trạng này có thể xảy ra tại bất kì vị trí nào trên cơ thể có lông và tóc mọc, bao gồm cả da đầu. Viêm nang lông có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở lứa tuổi 20 – 40 tuổi. Viêm nang lông gây ra các mụn nhỏ và ngứa dưới chân tóc, lâu dài có thể gây ra tình trạng suy nhược thần kinh, mất ngủ và stress. Đôi khi, tình trạng rụng tóc tạm thời cũng có thể xảy ra. Tóc sẽ mọc trở lại khi tình trạng bệnh được kiểm soát, tuy vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, viêm nang lông có thể làm tóc rụng vĩnh viễn. Bệnh viêm nang lông có triệu chứng thầm lặng, khó phát hiện nên thường hay bị bỏ qua Khi bị ngứa do viêm nang lông, một số bệnh nhân có phản ứng gãi rất mạnh tay, khiến da đầu bị tổn thương. Hậu quả xảy ra là tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát, chốc lở, nổi hạch đầu rất nguy hiểm với sức khỏe người bệnh. Dị ứng Dị ứng là nguyên nhân gây ra rất nhiều tình trạng ngứa khác nhau, trong đó có ngứa da đầu. Trong trường hợp này, tác nhân gây ngứa thường do dị ứng với hóa chất như dầu gội đầu, mĩ phẩm, thuốc nhuộm tóc… Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí ISRN Dermatology, người ta đã phát hiện có tới 1% người bị dị ứng với Paraphenylene diamine (PPD) – một thành phần thường gặp trong các thuốc nhuộm tóc. PPD gây ra các phản ứng dị ứng như: ngứa ngáy, nổi mề đay, đau rát da đầu… Ngoài ra, các tác nhân như: bụi, vết cắn của côn trùng… cũng có thể làm da đầu bị dị ứng và gây ngứa. Vi sinh vật kí sinh Nấm, chấy rận… là các vi sinh vật kí sinh trên da đầu có thể gây nên tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng. Chấy rận Chấy thường gặp nhiều hơn ở lứa tuổi từ 3 – 11 tuổi. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật CDC (Hoa Kỳ) đã ước tính, mỗi năm tại Mỹ có đến 12 triệu trẻ em có chấy trên da đầu. Chấy thuộc loài động vật ký sinh trùng, có kích thước nhỏ. Chúng hút máu để tồn tại nên có thể làm bệnh nhân đau, ngứa dữ dội kèm theo mẩn đỏ. Chấy có thể lây truyền từ người sang người qua đường tiếp xúc với quần áo có chấy rận, trứng chấy rận, hoặc từ tóc người này sang người khác. Nấm da đầu Nấm da đầu là bệnh lý nhiễm trùng do sự xâm nhập, phát triển vá kí sinh của bào tử nấm trên sợi tóc, gây ngứa dữ dội, gãy đôi sợi tóc, rụng tóc. Nấm da đầu xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường do thói quen để tóc ẩm khi đi ngủ, khi buộc tóc… tạo điều kiện cho bào tử nấm sinh sôi , nảy nở. Nấm da đầu có khả năng lây lan cao, khi phát bệnh thường gây ngứa kèm theo tình trạng phát ban, tróc vảy khô, nổi các chấm đen trên da đầu. Viêm da tiết bã Viêm da tiết bã còn được gọi là viêm da dầu là một bệnh lý viêm da mạn tính, xảy ra ở các vùng da tiết nhiều dầu như nếp mũi má, chân mày và cả da đầu. Bệnh do các tuyến dầu dưới da bị khô hoặc rối loạn tiết bã nhờn, làm cho da khô và bong ra, nổi lên các mảng đỏ tróc vảy. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, không lây nhiễm, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy vậy, các triệu chứng bệnh dai dẳng, kéo dài, làm ảnh hưởng đến ngoại hình và khiến người mắc khó chịu, nhất là đối tượng trẻ em. Đồng thời, viêm da tiết bã đòi hỏi bệnh nhân điều trị lâu dài, kiên trì, lặp đi lặp lại nhiều lần. Vảy nến Vảy nến hình thành do các tế bào bạch cầu lympho T tấn công nhầm lẫn vào các tế bào da lành Hiện nay, người ta đã thống kê có đến 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến – một trong số các bệnh tự miễn về da thường gặp. Theo một nghiên cứu của Tổ chức bệnh vảy nến Quốc gia Hoa Kì, 50% tổng số người mắc bệnh này sẽ tiến triển thành bệnh vẩy nến da đầu. Khi mắc vảy nến da đầu, da bị dầy sừng, bong tróc bất thường. Các vảy trắng này khiến người bệnh cảm thấy ngứa nhiều, thậm chí nhức da đầu, nhất là khu vực đỉnh đầu, sau gáy, viền quanh các mép tóc. Đi kèm theo nó là tình trạng khô xơ, rụng tóc. Chàm Chàm da đầu là tình trạng xảy ra do quá trình tiết bã nhờn của tuyến dầu bị rối loạn, gây ra triệu chứng ngứa và hình thành các mảng giống gàu trên da đầu. Tình trạng này thường xuất hiện bất chợt, mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng lại có thể dẽ dàng kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây nên chàm da đầu như: thời tiết, nội tiết tố thay đổi, sử dụng thuốc, chất kích thích… Một trong số đó là loại nấm da đầu – Malassezia furfur gây bệnh cơ hội. Khi da đầu giảm tiết nhờn, chúng sẽ tấn công tế bào da ngoài cùng, phân giải tạo các acid béo gây nên các triệu chứng ngứa da dầu ở rất nhiều bệnh nhân chàm da đầu. Á sừng Hình ảnh minh họa về bệnh á sừng gây ngứa da đầu Á sừng thuộc nhóm các bệnh lý viêm da cơ địa, là hiện tượng lớp sừng trên bề mặt da chưa chuyển hóa hoàn toàn, còn sót lại phần nhân và nguyên sinh của tế bào. Á sừng gây các triệu chứng như bong, tróc da gây cảm giác ngứa ngáy dữ dội. Mặc dù không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng á sừng và các triệu chứng của nó gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Bên cạnh đó, việc điều trị không kịp thời khiến bệnh lây lan nhanh, khó kiểm soát và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Ung thư da Ung thư da là nguyên nhân gây ngứa da đầu nghiêm trọng nhất và đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe do lớp da ở đầu mỏng, chứa nhiều dây thần kinh quan trọng. Bệnh lý này xảy ra do nhiều nguyên nhân như: tiếp xúc trực tiếp với tia UV, lạm dụng hóa chất, thuốc nhuộm tóc, nguyên nhân di truyền… Bệnh lý liên quan khác Một số bệnh lý khác cũng có thể dẫn tới ung thư da như: Đái tháo đường: Là một bệnh lý nội tiết, đái tháo đường làm thay đổi thành phần máu, lượng máu nuôi dưỡng da đầu và làm rối loạn quá trình bài tiết dầu, mồ hôi của các tuyến dưới da gây ngứa. Zona thần kinh: Các mảng mụn nước do bệnh Zona mọc ở da đầu gây ngứa, thậm chí đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Dấu hiệu ngứa da đầu do bệnh lý Ngứa da đầu là một hiện tượng sinh lý thông thường ai cũng từng gặp. Vậy phải làm sao biết tình trạng ngứa da đầu bạn đang gặp có phải do nguyên nhân bệnh lý hay không? Bạn có thể tham khảo các dấu hiệu ngứa da dầu do bệnh lý dưới đây: Ngứa dữ dội, kèm theo nổi mẩn đỏ, mề đay, mụn nước trên da đầu. Xuất hiện các chấm trắng trên tóc hoặc các mảng da đỏ tróc vảy trắng nổi ở dưới chân tóc. Đau, rát, nhức nhối ở da đầu. Ngứa ngáy kèm theo rụng tóc với lượng lớn bất thường. Khi bác sĩ phát hiện các dấu hiệu bất thường khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Ngứa da đầu có nguy hiểm không? Khi nào cần thăm khám gấp? Hầu hết các trường hợp ngứa da dầu đều không gây nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng ngứa sẽ tự hết khi nguyên nhân bệnh lý được kiểm soát. Tuy nhiên, tùy vào những bệnh lý bạn mắc phải và biến chứng của bệnh gây ra mà bạn cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế. Khi gặp các triệu chứng sau, bạn nên đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ: Ngứa nhiều, ngứa liên tục làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng nghiêm trọng sinh hoạt thường ngày. Ngứa kèm theo nóng rát, đau nhức da đầu. Xuất hiện các mảng vảy, chấm đen, trắng bất thường ở chân tóc. Rụng tóc thành đám hoặc bạn thấy tóc mỏng bất thường. Tùy vào từng bệnh, các giai đoạn của bệnh và sức khỏe hiện tại của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị ngứa da đầu phù hợp nhất Trị triệt để ngứa da đầu do các bệnh lý da liễu Kem bôi Sodermix là dòng kem bôi được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, đang được sử dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh lý ngoài da gây ngứa. Sodermix giúp giảm nhanh tình trạng ngứa da đầu sau 3 – 4 ngày sử dụng Sodermix là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay có chứa enzym SOD được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu. Đây là hoạt chất tự nhiên có tính chất chống oxy hóa mạnh nhất và đặc hiệu nhất trong cơ thể. SOD giúp trung hòa các gốc tự do và chặn đứng tình trạng ngứa da dầu, nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngoài ra, Sodermix còn chứa bộ đôi dầu trái bơ và dầu khoáng tự nhiên giúp giảm bong tróc da đầu, dưỡng ẩm cho da đầu và tóc, tái tạo vùng da bị tổn thương, giúp cả da đầu và tóc khỏe mạnh. Thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả điều trị bệnh lý viêm da cơ địa và vảy nến của kem Sodermix đã được thực hiện tại Ukraina. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ số bệnh nhân khỏi bệnh lên đến 93% sau 3 tuần sử dụng kem Sodermix. Ngoài ra, một thử nghiệm lâm sàng khác về hiệu quả giảm ngứa của Sodermix được đăng trên tạp chí chính thức của Hiệp hội da liễu Croatica cho thấy khả năng trì hoãn cơn ngứa, giảm thời gian ngứa và mức độ ngứa hiệu quả. Sodermix dùng hiệu quả cho các trường hợp ngứa da đầu do dị ứng, chàm, vảy nến, á sừng,…. Để tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết XEM TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Lời kết: Trên đây là toàn bộ thông tin về những nguyên nhân gây ngứa da đầu. Rất mong đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu nhận thấy bất kì vấn đề nào về sức khỏe cũng như bất thường về tình trạng ngứa da đầu mà bạn gặp phải, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh những hậu quả không đáng có. Xem thêm: Tổ đỉa ở trẻ em nguyên nhân từ đâu điều trị thế nào? Á sừng móng tay – Hiếm gặp nhưng phiền phức! Ngứa gan bàn chân tay do đâu chữa thế nào? Ngứa nổi mụn nước ở tay chân – Lời nhắn từ bác sĩ da liễu! Bệnh viêm da cơ địa bao lâu thì khỏi? Chia sẻ16

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...