Viêm môi dị ứng - làm gì để nhanh khỏi?

Môi sưng ngứa, đau rát, nổi mụn nước, nứt nẻ,… có thể là là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị mắc viêm môi dị ứng. Vậy viêm môi dị ứng là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và phải làm gì khi bị viêm môi dị ứng? Để trả lời cho các câu hỏi này, các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo các thông tin dưới đây nhé.

Viêm môi dị ứng -  làm gì để nhanh khỏi? 1

Viêm môi dị ứng là bệnh gì?

Viêm môi dị ứng là chứng bệnh tương đối phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Tuy nhiên thì tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này thường cao hơn nam giới vì phụ nữ thường có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng yếu hơn.

Khi môi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ lập tức phản ứng, lúc này một lượng lớn histamin được phóng thích vào máu dẫn đến tình trạng môi bị sưng ngứa, tê rát, viêm nhiễm, bong tróc và chảy máu. Tình trạng này được gọi là viêm môi dị ứng, bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ và còn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh, gây khó khăn khi ăn uống và nói chuyện,…

Muốn tư vấn kỹ hơn về bệnh, bạn có thể liên kết Zalo qua số điện thoại 0862.241.650 hay gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp tận tình và chính xác nhất.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm môi dị ứng

Khi bị viêm môi dị ứng, người bệnh sẽ có những triệu chứng cơ bản sau:

  • Viền môi ngứa rát, môi dưới sẽ bị tổn thương trước sau đó mới xuất hiện ở môi trên
  • Môi sưng tấy, sau 1-2 hôm sẽ thấy nổi mụn nước li ti, trong các bọng nước không có nhân
  • Nếu không bị sưng hay ngứa thì môi sẽ bị khô, nứt nẻ, tróc thành từng mảng
  • Thường xuyên liếm môi sẽ khiến tình trạng môi nứt nẻ, chảy máu, đau rát càng nghiêm trọng hơn
  • Sau khoảng 7-10 ngày các triệu chứng sưng, ngứa, bong tróc, nứt nẻ,… sẽ giảm dần nếu người bệnh được cách lý với yếu tố gây dị ứng, tuy nhiên môi sẽ bị thâm đen mất thẩm mỹ khiến người bệnh mặc cảm, thiếu tự tin khi tiếp xúc với mọi người.
Các triệu chứng của viêm môi dị ứng có thể xuất hiện trong vài tiếng, vài ngày, thậm chí là vài tuần khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, mất thẩm mỹ. Do đó, khi thấy chớm có dấu hiệu của chứng bệnh này, người bệnh cần đi thăm khám và tìm phương pháp điều trị càng sớm càng tốt hoặc nhận tư vấn trực tiếp từ chuyên gia thông qua Zalo TẠI ĐÂYhay gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 

Nguyên nhân gây bệnh

Vì da môi tương đối nhạy cảm nên các tác nhân gây hại dễ dàng xâm nhập và tấn công. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm môi dị ứng, dưới đây chúng tôi xin liệt kê những nguyên nhân phổ biến nhất:

Ánh sáng

Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời có thể gây tổn thương mô mềm trên môi. Tỷ lệ nam giới mắc viêm môi dị ứng ở nguyên nhân này cao hơn so với nữ giới gấp 3 lần và gặp nhiều hơn ở người da trắng. Ngoài ra ăn trầu, hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ khiến môi bị kích ứng do ánh sáng.

Do sự thay đổi của thời tiết

Yếu tố thời tiết được coi là nguyên nhân khá phổ biến gây nên tình trạng viêm môi dị ứng. Thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh, khô hanh đột ngột khiến cơ thể không thích nghi kịp, môi dễ bị khô nứt, ngứa ngáy, nổi mẩn, nặng hơn có thể là sưng tấy. Ngoài ra khi môi khô, nhiều người còn có thói quen liếm môi liên tục khiến tình trạng viêm môi dị ứng lại càng nặng hơn.

Viêm môi dị ứng do mỹ phẩm

Viêm môi dị ứng do mỹ phẩm 1

Các loại son có màu và son dưỡng thường được các bạn nữ sử dụng rất nhiều. Nhưng trong thành phần của chúng lại chứa các hương liệu, phẩm màu, chất bảo quản,… và đây có thể là tác nhân hàng đầu khiến môi bị dị ứng. Nhiều loại son môi còn chứa cả chì gây tình trạng khô môi, thâm môi vừa mất thẩm mỹ vừa khiến việc điều trị gặp khó khăn.

Do sử dụng các loại thuốc tây

Nếu bạn đang sử dụng thuốc tây để điều trị các bệnh như lupus ban đỏ, viêm da dày sừng, lichen,… thì rất có thể đây cũng là nguyên nhân gây viêm môi dị ứng. Ngoài ra, một số loại thuốc có chứa thành phần gây khô và viêm môi nếu người sử dụng không thận trọng.

Thói quen sinh hoạt không tốt cũng là nguyên nhân gây viêm môi dị ứng

Nếu thường xuyên thức khuya, uống ít nước, hay liếm môi, sử dụng bia rượu, cà phê, thuốc lá, ăn đồ cay nóng,.. thì rất dễ khiến viêm môi dị ứng bùng phát. Da vùng môi khá nhạy cảm nó cũng cần cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày để cân bằng trạng thái.

Chính vì thế, thiếu nước không chỉ làm cơ thể mệt mỏi mà còn làm da bị khô đặc biệt là da vùng môi.

Nhiễm trùng gây dị ứng ở môi

Bị dị ứng môi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là do virus HPV, virus HSV, varicella zoster virus, các loại vi khuẩn răng miệng, nhiễm nấm cadida, ký sinh trùng leishmania.

Dị ứng môi do mắc bệnh toàn thân về da

Ngoài những tác nhân trên thì một số bệnh lý về da như chàm, vảy nến, viêm da cơ địa….. cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Để biết thêm thông tin về viêm môi dị ứng, bạn có thể liên hệ Zalo chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh nhất.

Các loại viêm môi dị ứng phổ biến thường gặp

Eczematous Cheilitis – Bị chàm ở môi

Eczematous Cheilitis - Bị chàm ở môi 1

Chàm ở môi hay còn gọi là viêm da môi, da môi bị viêm có vảy tiết. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi với các nguyên nhân điển hình như:

  • Lượng hormone trong cơ thể tăng giảm bất thường
  • Bị chàm do bị kích ứng với các đồ dùng hàng ngày như kem đánh răng, son dưỡng, son môi…..Hoặc các dị ứng đồ ăn cũng có thể gây nên bệnh chàm.
  • Người thường xuyên liếm môi làm môi khô.
  • Người mắc các bệnh xã hội như giăng mai hoặc HIV.
  • Do thay đổi thời tiết hoặc bản thân bị nhạy cảm khi trời trở lạnh hoặc trở nóng.

Ngoài ra bệnh còn kèm theo các triệu chứng như chảy dịch, nổi mụn nước, nổi mẩn đỏ khắp người, môi đóng vảy, khô môi, nứt nẻ. Đồng thời người bệnh còn bị ngứa rát, đau, lở loét vùng môi.

 

Infective Cheilitis – Viêm môi nhiễm trùng

Ký sinh trùng, vi khuẩn, virus là tác nhân hàng đầu gây nên viêm môi nhiễm trùng cùng với đó là biểu hiện bong vảy, ngứa môi, phù nề, sưng đau môi.

Một số nguyên nhân ban đầu được xác định là do:

  • Vi khuẩn gây bệnh viêm tụ cầu, giang mai, liên cầu khuẩn.
  • Vi khuẩn phát triển ở vùng nướu, răng ảnh, miệng gây ảnh hưởng đến môi.
  • Nấm candida, ký sinh trùng leishmania.

Actinic Cheilitis – Viêm môi ánh sáng

Làn da bị tổn thương khi tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời. Bệnh xuất hiện kèm theo triệu chứng khô nứt nẻ môi kéo dài, chảy máu, bong tróc, loét môi……Tình trạng bệnh thường gặp với người làm việc ngoài trời, người có làn da trắng sáng, người bị bệnh bạch tạng hoặc bị bệnh rối loạn sắc tố trên da.

Actinic Cheilitis - Viêm môi ánh sáng 1

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì đối tượng mắc HIV, người uống nhiều chất kích thích bia rượu, nổi nhiều mụn cóc cũng có nguy cơ mắc cao, hơn nữa tuổi tác cũng là yếu tố quyết định tới sự hình thành bệnh. Và theo thống kê hiện nay có tới 90% người bị viêm môi ánh sáng ở môi dưới.

Angular Cheilitis – Viêm môi vùng mép

tình trạng viêm da môi mạn tính hoặc cấp tính với biểu hiện chảy dịch ở mép, da môi khô nứt nẻ, môi sưng đỏ, đau nhức môi được gọi là viêm môi vùng mép gây cảm giác khó chịu và làm ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động ăn uống hàng ngày của người bệnh.

Contact Cheilitisa – Viêm môi tiếp xúc

Người bị viêm môi tiếp xúc luôn cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc gần với các tác nhân gây dị ứng như mỹ phẩm, thời tiết….. khiến vùng da bị tổn thương thêm ngứa ngáy, khó chịu.

Exfoliative Cheilitis – Viêm môi bong vảy

Viêm môi kèm theo hiện tượng bong tróc vảy, môi bị khô, nẻ hơi đau nhẹ. Nếu bệnh tiếp diễn trong thời gian dài không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nặng hơn như chảy máu, các vết nứt môi sâu hơn.

Cheilitis Granulomatosa – Viêm môi dạng u hạt

Viêm môi dạng u hạt là phản ứng dạng u hạt sẽ không gây nhiễm trùng, khi này cơ thể sẽ nổi hạt ở miệng mặt. Gặp nhiều hơn với môi dưới cùng với đó là cảm giác đau ở thời gian đầu sau đó vùng u hạt sẽ dày lên và không gây đau rát.

Plasma Cell Cheilitis – Viêm môi xâm nhập tương bào

Đây là tình trạng viêm môi ít khi gặp nhất, chúng khá lành tính và có thể tự khỏi sau thời gian ngắn. Tuy không rõ nguyên nhân gây hiện tượng này nhưng theo nghiên cứu mô bệnh học cho thấy khi lớp trung bì bị tương bào xâm nhập sẽ khiến môi bị sưng đỏ, khó chịu.

Cách chữa viêm môi tại nhà hiệu quả

Cách chữa viêm môi tại nhà hiệu quả 1

Viêm môi dị ứng không phải là căn bệnh quá khó điều trị. Việc đầu tiên khi thấy các dấu hiệu của bệnh là đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh nên tuân thủ những khuyến cáo sau:

  • Mỗi khi ra ngoài nên đeo khẩu trang sạch bằng vải cotton
  • Sử dụng các loại dưỡng môi có thành phần tự nhiên, không hương liệu và chất bảo quản để tránh gây kích ứng
  • Trong thời gian điều trị cần hạn chế việc tô son vì các thành phần có trong son có thể khiến tình trạng viêm môi dị ứng trở nên tồi tệ hơn.
  • Không được cào gãi môi, bóc lớp sừng ngoài môi, bặm môi hoặc liếm môi khi môi đang bị tổn thương
  • Khi ăn không nên để thức ăn chạm vào môi mà nên cho hẳn vào trong miệng
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi muốn sử dụng các loại thuốc bôi kháng viêm và giảm sưng như các chế phẩm chứa corticosteroid (mouth paste, orrepaste…)
  • Để chống dị ứng và giảm ngứa, bạn có thể uống thêm thuốc kháng histamin cùng với một số loại vitamin dưỡng môi như B2, PP,…
  • Trường hợp bị viêm môi dị ứng nặng, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thực hiện cách trị viêm môi dị ứng tại nhà theo các cách cơ bản sau:

Dưỡng ẩm môi

Đa số người bị viêm môi thường môi rất khô bởi bị mất nước do hàng rào bảo vệ tự nhiên đã bị phá vỡ. Vậy dị ứng môi bôi thuốc gì? Làm sao để dưỡng ẩm môi cho môi căng mọng hết thô ráp và căng cứng?Các loại thuốc dưỡng ẩm chính là sản phẩm được ưu tiên hàng đầu đặc biệt là loại thuốc có nguồn gốc thực vật, lành tính, an toàn và không gây kích ứng môi.

Dưỡng ẩm môi 1

Một trong số các loại kem dưỡng ẩm đó có thể kể tới Vaseline, Avene, Bioderma, Tramcinolon, Clobetason…. Đây không đơn thuần chỉ là kem dưỡng ẩm cho môi mềm mịn mà nó còn chứa thành phần kẽm oxyd giúp cải thiện khô da, hạn chế bong tróc, chảy máu

Tuy nhiên corticoid và histamin là thuốc và cần được hướng dẫn chi tiết của bác sĩ, dược sĩ để sử dụng hiệu quả cũng như tránh tác dụng không mong muốn. Các bạn có thể liên hệ Zalo chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được tư vấn phù hợp nhất tình trạng của mình.

Chườm lạnh

Chườm lạnh không những mang lại hiệu quả giảm ngứa, sưng, viêm loét mà nó còn giảm đau tức thì đối với trường hợp bệnh chưa quá nghiêm trọng. Nhiệt độ lạnh của đá sẽ giúp co mạch, ức chế tuần hoàn máu đến vùng môi bị viêm, ngăn ngừa sưng phồng mao mạch từ đó làm tình trạng sưng được cải thiện nhanh chóng.

Cách làm đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Lấy khăn sạch bọc đá vào khăn.

Bước 2: Đặt miếng bằng gạc y tế lên trên môi rồi chườm đá qua miếng gạc này. Hoặc có thể để miếng gạc vào tủ đông sau đó đắp trực tiếp lên môi mà không cần chườm lạnh.

Bước 3: Nên thực hiện mỗi khi thấy khó chịu, ngứa ngáy bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.

Dùng dầu dừa chữa viêm môi dị ứng tại nhà

Dầu dừa sản phẩm hỗ trợ làm đẹp với nhiều công dụng khác nhau như chăm sóc tóc, chăm sóc da và không thể thiếu nuôi dưỡng đôi môi căng bóng, mềm mịn. Trong dầu dứa chứa nhiều vitamin cần thiết giúp cấp ẩm, nuôi dưỡng kích thích tái tạo phục hồi tế bào mới. Bên cạnh đó nó còn tạo nên vẻ đẹp đôi môi khiến môi thêm hồng hào hơn.

Để thực hiện phương pháp chữa viêm môi này bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ đôi môi bằng nước muối sinh lý rồi thấm khô. Tiếp theo bôi trực tiếp lên môi đợi 60 phút khi dầu dừa thẩm thấu vào môi bạn sẽ thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Chữa dị ứng môi bằng gel nha đam

Nha đam luôn được coi là thần dược trong nhiều bài thuốc dân gian trong đó không thể thiếu viêm môi dị ứng, với các thành phần chứa khoáng chất, vitamin đem tới khả năng dưỡng ẩm, sát khuẩn, chống viêm, cải thiện tình trạng khô môi một cách triệu để.

Chữa dị ứng môi bằng gel nha đam 1

Cách làm:

  • Chuẩn bị lá nha đam tươi, rửa sạch, gọt vỏ bên ngoài.
  • Lấy phần thịt bên trong cho vào máy xay nhuyễn.
  • Cuối cùng chỉ cần lấy phần thịt đó đắp lên môi rồi nhẹ nhàng massage cho tinh chất dễ dàng thẩu thấu vào môi.

Chữa viêm môi bằng lá trầu

Lá trầu bài thuốc chữa nhiều bệnh ngoài da ở mức độ nhẹ nhất là viêm môi. Chắc chắn sau thời gian sử dụng bạn sẽ thấy tình trạng khó chịu, ngứa rát môi được cải thiện hiệu quả bởi tính kháng viêm, diệt khuẩn trong lá trầu. Cách làm:

  • Rửa sạch 5 lá trầu tươi rồi ngâm với nước muối pha loãng, vớt để ráo.
  • Dã hoặc xay nhuyễn cùng với muối biển
  • Bỏ bã lấy nước cốt rồi lấy tăm bông thấm bôi lên môi.

Lưu ý; Khi thực hiện bài thuốc này người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ đôi môi để tránh gây tình trạng viêm nhiễm ngược khiến cho tình trạng viêm ngày càng nặng hơn.

Lá ổi chữa viêm môi tại nhà hiệu quả

Tính diệt khuẩn, chống viêm có trong lá ổi sẽ giúp khắc phục đôi môi khô ráp một cách hiệu quả. Dưỡng chất có trong lá ổi còn mang lại tác dụng điều tiết dịch, làm khô bề mặt viêm trên môi từ đó sẽ không ướt và giảm đóng vảy. Thực hiện cách này bạn chỉ cần làm theo các bước cơ bản sau:

  • Chuẩn bị 100g lá ổi đem rửa sạch với nước muối loãng để tiêu diệt vi khuẩn bám trên lá.
  • Cho lá ổi cùng chút muối biển rồi dã nhuyễn, vắt lấy nước bỏ bã.
  • Vệ sinh môi rồi bôi hỗn hợp vừa chuẩn bị lên môi. Đợi 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm.

Phòng chống viêm môi dị ứng

Để phòng chống mắc viêm môi dị ứng, hạn chế bệnh tái phát, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

  • Không sử dụng mỹ phẩm, son môi, dưỡng môi có thành phần gây kích ứng hoặc nguồn gốc không rõ ràng
  • Có một chế độ ăn uống khoa học, uống đủ nước hàng ngày, hạn chế các thói quen xấu như thức khuya, sử dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích,…
  • Nên ăn nhiều các loại quả chứa AHA tốt cho da môi như cam, bưởi, dưa lưới,…
  • Vì da môi rất nhạy cảm nên chúng ta nên sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ như Cetaphil, Α-derma, Avene,…
  • Có thể dùng Vaseline để dưỡng môi, vừa an toàn, hiệu quả cao lại tiết kiệm chi phí

Sodermix – kem bôi KHÔNG CORTICOID cho người bị viêm da dị ứng

Sodermix (Sô-đê-míc) được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm  nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID.

Sodermix – kem bôi KHÔNG CORTICOID cho người bị viêm da dị ứng 1

Kem bôi Sodermix được nhập khẩu vào Việt Nam từ 2018

Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên. Do đó sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da cơ địa.

Viêm môi dị ứng là căn bệnh rất dễ gặp, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và thẩm mỹ của người bệnh. Nếu không tìm đươc nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp thì bệnh rất dễ tái đi tái lại, gây nên nhiều phiền toái cho người mắc.

Chính vì vậy nếu không biết chắc chắn về nguyên nhân thì bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám sớm, tránh tình trạng để bệnh nặng rồi mới chữa. Nếu còn gì thắc mắc về chứng bệnh này, bạn có thể gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225  hoặc kết nối với Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 để được các chuyên gia giải đáp.

Xem thêm:

 

 
Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...