Bệnh chàm môi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Bệnh chàm môi khá khó phân biệt với tình trạng khô môi thông thường bởi khi thời tiết khô ráo, người bệnh cũng rất hay gặp tình trạng môi khô, nứt nẻ, chảy máu mà bệnh chàm môi cũng có biểu hiện khá giống. Vậy bệnh chàm môi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng bệnh chàm môi và cách điều trị ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh chàm môi là gì?

1. Bệnh chàm môi là gì? 1
Bệnh chàm môi tạo tâm lý e ngại, thiếu tự tin và gây ảnh hưởng đến cuộc sống

Bệnh chàm môi (viêm môi do chàm) là tình trạng viêm nhiễm mãn tính xuất hiện ở môi. Bệnh được biểu hiện bởi triệu chứng ban rát đỏ, bề mặt có mụn nước nhỏ, tự vỡ, chảy dịch, đóng vảy tiết, khô và bong tróc. Chàm môi xảy ra do sự kết hợp của hai yếu tố nội sinh và ngoại sinh.

Tương tự bệnh chàm ở những vị trí khác, chàm môi khởi phát theo từng giai đoạn, xen kẽ giữa giai đoạn bùng phát và thuyên giảm. Bệnh có xu hướng dai dẳng, tái đi tái lại nhiều. Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến cho người bệnh cảm thấy “khó chịu” bởi vị trí xảy ra bệnh là ở môi, dẫn đến thiếu tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

2. Các thể chàm môi thường gặp

Theo nhận định từ các chuyên gia, bệnh chàm môi có thể kích hoạt ở 3 thể thường gặp sau đây:

  • Viêm môi tiếp xúc kích ứng: Là một dạng viêm da tiếp xúc kích ứng, xảy ra khi da môi tiếp xúc với các chất kích ứng như mỹ phẩm, thời tiết thay đổi, ánh nắng,… Các yếu tố này khiến da môi mất nước, suy giảm khả năng đề kháng, tạo điều kiện cho triệu chứng lâm sàng bùng phát.
  • Viêm môi tiếp xúc dị ứng: Tương tự như viêm da dị ứng, thể chàm môi này xảy ra khi da môi bị dị ứng và phát sinh triệu chứng do son môi, kem đánh răng, thuốc,…
  • Viêm môi bong vảy: Viêm môi bong vảy là một trong những thể chàm môi thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng môi bong nhiều vảy và có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần. Thể chàm môi này thường tự phát và hầu như không xác định được nguyên nhân.

3. Nguyên nhân gây chàm môi

Cũng giống với bệnh chàm nói chung, chàm môi hiện chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa Da liễu, có thể chia nguyên nhân gây chàm môi thành hai dạng: Yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.

Nguyên nhân nội sinh

Nguyên nhân nội sinh 1
Tâm lý căng thẳng cũng là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho chàm môi bùng phát
  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có bố mẹ, ông bà đã có tiền sử mắc các bệnh về viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen suyễn thì khả năng cao là bạn có nguy cơ bị chàm môi.
  • Rối loạn nồng độ hormone: Nghiên cứu cho thấy, rối loạn hormone, thay đổi nội tiết tố ở nhiều giai đoạn như dậy thì, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh,… có thể tạo điều kiện thuận lợi để bệnh chàm môi xuất hiện và bùng phát mạnh.
  • Stress: Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, cơ thể không tổng hợp và được cung cấp đầy đủ các chất như kẽm, sắt hay vitamin nhóm B khiến da khô và dễ bị chàm môi. Do đó, chàm môi bùng phát và lan tỏa rộng khi thần kinh bị căng thẳng.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Khi mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp (cảm lạnh, cảm cúm,…) hệ miễn dịch thường có xu hướng nhạy cảm hơn bình thường. Vì vậy trong thời điểm này, viêm môi do chàm có thể khởi phát.

Nguyên nhân ngoại sinh

Nguyên nhân ngoại sinh 1
Dị ứng son môi cũng cũng là nguyên nhân gây chàm môi

Có rất nhiều yếu tố bên ngoài dẫn đến bệnh chàm môi. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý một số những yếu tố chính sau:

  • Viêm môi tiếp xúc kích thích với thói quen liếm môi.
  • Dị ứng mỹ phẩm, son môi, son dưỡng, chàm môi sau xăm.
  • Dị ứng nước hoa, xà phòng hoặc chất tẩy rửa như dầu gội, sữa tắm lắm hương liệu,…
  • Dị ứng với vải, các dụng cụ vật dụng.
  • Dị ứng thực phẩm: Một số người có thể mắc chàm môi do ăn phải các thực phẩm gây dị ứng như: hải sản, sữa động vật,…
  • Do những tổn thương ở vùng môi, quanh miệng trước đó không được chăm sóc, giữ gìn cẩn thận tạo điều kiện để chàm môi hình thành và phát triển.
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột có thể kích thích da môi, đặc biệt là khí hậu lạnh và khô. Điều này dẫn đến hiện tượng sản sinh kháng nguyên và bùng phát triệu chứng trên da.

Đây là những nguyên nhân gây bệnh thường gặp. Căn bệnh này không chỉ khiến người bệnh khó chịu, đau đớn mà còn cản trở, gây bất tiện trong sinh hoạt, cuộc sống, giao tiếp hàng ngày. Thế nhưng, nhiều người vẫn nhầm lẫn chàm môi với một số hiện tượng da liễu khác, dẫn đến chủ quan và chưa thực sự biết cách điều trị sao cho đúng. Vì vậy, khả năng bội nhiễm, nhiễm trùng cũng tăng cao.

4. Triệu chứng giúp bạn nhận biết chàm môi

4. Triệu chứng giúp bạn nhận biết chàm môi 1
Hình ảnh chàm môi gây khô da, ngứa rát, sưng đỏ, thậm chí nứt nẻ chảy máu

Chàm môi có thể gây triệu chứng ở cả môi trên và môi dưới, xảy ra ở bên ngoài hoặc phát sinh trực tiếp trên vùng da môi. Người bệnh có thể dựa vào triệu chứng dưới đây để nhận biết tình trạng viêm môi là do bệnh chàm gây ra, bao gồm:

  • Da môi và vùng da bao xung quanh môi có xu hướng đỏ lên.
  • Lúc đầu, môi có cảm giác ngứa, da bị khô cứng, xuất hiện các đường nứt nẻ rõ nét trên môi, liên tục bị bong tróc thành từng mảng lớn, môi sậm màu, cảm giác đau khi nói, ăn uống.
  • Giai đoạn sau người bệnh chàm môi thấy ngứa và đau đớn nhiều hơn, xung quanh viền môi hoặc môi xuất hiện các mụn nước, ban, tấy đỏ. Các mụn nước này có thể gây chảy dịch, chợt loét. Môi càng ngày càng khô, bong tróc nhiều hơn, nứt sâu vào bên trong.
  • Lâu dần nếu không được điều trị kịp thời, vùng da môi bị tổn thương sẽ lan rộng, gây lở loét, ăn uống bất tiện, cảm giác sưng cứng môi khiến giao tiếp khó khăn.
  • Nhiều trường hợp, tổn thương do chàm còn xuất hiện xung quanh viền môi
  • Những triệu chứng trên đây thường có xu hướng bùng phát mạnh nhưng lại xen kẽ với các giai đoạn bệnh thuyên giảm. Bệnh không chỉ dai dẳng, dễ tái phát mà trong nhiều trường hợp còn có thể phát triển suốt cả cuộc đời khiến cho chất lượng cuộc sống suy giảm mạnh.
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng trên, hãy tới cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh trường hợp bệnh tiến triển lâu ngày thành mãn tính rất khó điều trị. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ với Chuyên gia ngay tại nhà thông qua Zalo TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để được giải đáp, tư vấn nhanh nhất.

5. Các giải pháp điều trị cho bệnh chàm môi

Trước khi điều trị chàm môi, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám triệu chứng lâm sàng, tìm hiểu tiền sử gia đình, cá nhân và có thể làm patch test với một số dị nguyên nghi ngờ gây nên tình trạng chàm môi ở bạn

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, xác định được nguyên nhân gây bệnh cùng với biểu hiện của các triệu chứng trên da, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp như:

Dưỡng ẩm môi thường xuyên

Dưỡng ẩm môi thường xuyên 1
Dưỡng ẩm môi thường xuyên giúp giảm tình trạng khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy

Chàm môi có xu hướng bùng phát mạnh khi da môi khô ráp, mất nước và suy giảm sức đề kháng. Vì vậy để giảm nhẹ thương tổn da và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, nên tăng cường dưỡng ẩm cho môi.

Dưỡng ẩm môi thường xuyên giúp giảm tình trạng khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy ở môi. Khi được cấp ẩm đầy đủ, hàng rào bảo vệ da sẽ được phục hồi làm giảm nguy cơ gặp phải tình trạng dị ứng đáng kể.

Tuyệt đối không sử dụng các dòng sản phẩm dưỡng môi chứa nhiều thành phần hóa chất độc hại. Tránh trường hợp tình trạng chàm môi không khỏi mà ngày càng trở nên nặng nề hơn.

Một số sản phẩm dưỡng môi có chứa các thành phần đơn giản và lành tính như Vaseline hay Bioderma thường được bác sĩ khuyên dùng. Bên cạnh đó, các loại kem dưỡng an toàn khác như La Roche-Posay Vitamin B5 cũng có thể được chỉ định.

Điều trị bệnh chàm môi bằng thuốc

Điều trị bệnh chàm môi bằng thuốc 1
Khi bị viêm nhiễm nặng thì việc dùng thuốc bôi  corticoid, thuốc kháng histamine,.. là cần thiết

Trong các trường hợp bệnh chàm môi gây ngứa dữ dội và viêm nhiều thì việc sử dụng thuốc là rất cần thiết. Dưới đây là một số loại thuốc uống và thuốc bôi được dùng phổ biến:

Corticoid dạng bôi

Thuốc bôi chứa corticoid có tác dụng chống dị ứng và chống viêm. Kem Hydrocortisone 1% được xem là thuốc chứa corticoid đặc trị cho bệnh chàm môi, người bệnh có thể thoa trực tiếp thuốc lên vùng da bị chàm 2 lần/ngày nhằm làm giảm hiện tượng viêm và ngứa mà bệnh gây ra.

Tuy hiệu quả nhanh chóng nhưng nhóm thuốc này không phù hợp để sử dụng lâu dài vì chúng có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như bào mỏng da, giãn mao mạch, viêm nang lông, teo da, thậm chí là gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và hệ thần kinh. Vậy nên, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc này trong một khoảng thời gian ngắn, theo quy định của bác sĩ, và thường là 1-2 tuần.

Thuốc kháng histamine H1

Thuốc kháng histamine H1 có tác dụng chống dị ứng nhờ khả năng ức chế chất trung gian histamine, từ đó khắc phục tốt các triệu chứng ngứa ngáy và nóng rát ở vùng da môi.

Thuốc được sử dụng dưới 2 dạng là bôi và uống. Với Histamin đường uống có thể gây các tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, mất tập trung,… nên người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc kháng Histamin H1, bao gồm 2 nhóm chủ yếu là:

  • Thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 1: promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin, hydroxyzin,…
  • Thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 2:  loratadin, cetirizin, fexofenadin,…

Thuốc ức chế calcineurin

Thuốc này sẽ được chỉ định trong trường hợp corticoid dạng bôi không thể cải thiện được thương tổn trên da môi. Nhóm thuốc này có tác dụng tương tự corticoid nhưng lại có ưu điểm là hầu như không gây mỏng da hay giãn mao mạch.

Thuốc kháng sinh và kháng nấm

Trong trường hợp tổn thương do chàm môi có nguy cơ bội nhiễm cao (chủ yếu là do nấm và vi khuẩn) thì bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc nhóm này.

Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng. Kháng sinh trị chàm môi được dùng dưới cả dạng bôi, uống, tiêm.

Cần lưu ý, tất cả các loại thuốc trên phải được dùng theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua về sử dụng tránh gây những biến chứng khó lường. Nếu bạn cần hỗ, trợ nhanh chóng, hãy kết nối qua Zalo chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 .

Mẹo trị chàm môi từ thảo dược tự nhiên

Da môi khá nhạy cảm và mỏng nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc – đặc biệt là nhóm thuốc điều trị tại chỗ. Nếu thương tổn da có mức độ nhẹ, bạn có thể làm giảm triệu chứng bằng cách dưỡng ẩm và tận dụng một số thảo dược tự nhiên.

Các liệu pháp dưới đây không chỉ có tác dụng tăng cường độ ẩm cho da môi mà còn thúc đẩy nhanh chóng hơn quá trình tái tạo các tế bào da mới.

Mẹo trị chàm môi từ thảo dược tự nhiên 1

Dầu dừa giúp làm dịu da và giảm bong tróc

Mẹo chữa tự nhiên tại nhà có thể đáp ứng triệu chứng chàm môi bao gồm:

Dầu dừa chữa chàm môi

Dầu dừa chứa hàm lượng axit béo cao rất hữu ích với việc làm dịu da và giảm bong tróc. Đồng thời có thể cùng cố hàng rào bảo vệ da môi, tránh những tác nhân gây hại. Bên cạnh đó, axit lauric trong dầu dừa còn ức chế tụ cầu khuẩn và nấm Candida, từ đó làm giảm nguy cơ bội nhiễm.

Người bị chàm môi chỉ cần lấy một lượng vừa đủ dầu dừa nguyên chất cho vào chén, sau đó dùng tay hoặc bông gòn thấm dầu dừa thoa lên vùng môi hoặc da xung quanh môi bị chàm đã được vệ sinh sạch trước đó. Để dầu dừa trên da khoảng 60 phút cho các hoạt chất phát huy tác dụng, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Nên thực hiện ngày 1 lần trước khi đi ngủ, đều đặn trong 2 tuần để hiệu quả mang lại tối đa.

Nha đam dưỡng ẩm môi

Nha đam (Lô hội) là loại thảo dược với vô vàn lợi ích cho sức khỏe nói chung và lợi ích cho làn da nói riêng. Đặc biệt, chúng cực hiệu quả trong việc điều trị các bệnh liên quan đến chàm như chàm da mặt, chàm môi,…

Trong nha đam chứa nhiều hợp chất Polysaccharid, Monosaccharid tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường đề kháng cho da cực tốt. Prostaglandin và các axít béo chưa bão hoà giúp giảm sưng viêm, khắc phục dị ứng, làm lành nhanh các tổn thương da. Ngoài ra, các vitamin và axit amin khác có trong nha đam còn có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, hạn chế tình trạng bong tróc, nứt nẻ.

Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi đem rửa sạch, bỏ phần vỏ bên ngoài, cạo lấy phần gel nha đam bên trong. Lấy gel này thoa trực tiếp lên vùng da môi bị chàm đã được vệ sinh sạch trước đó. Để gel khô tự nhiên trên da xong rửa lại bằng nước ấm. Áp dụng bài thuốc 1 lần/ngày, kiên trì trong vài ngày sẽ thấy được hiệu quả.

Mẹo trị chàm môi từ mật ong

Mẹo trị chàm môi từ thảo dược tự nhiên 2

Mật ong được xem là vị thuốc quý, mang vị ngọt, tính bình, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu nhanh tình trạng ngứa ngáy, đau rát da. Chính vì thế, mật ong được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị chàm da, nhất là chàm da môi. Không chỉ giúp sát khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng nhanh chóng mà chúng còn dưỡng ẩm, thúc đẩy phục hồi vùng da tổn thương hiệu quả.

Lấy một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ cho vào chén. Tiếp đó vệ sinh sạch sẽ vùng da môi bị bệnh, xong dùng tay hoặc bông gòn thấm mật ong rồi thoa lên chỗ bị chàm. Để nguyên vậy đến khi mật ong khô thì rửa lại với nước ấm. Ngày nên thực hiện 1 lần, tốt nhất là vào buổi tối trước khi ngủ, sau 1 tuần sẽ thấy tình trạng chàm môi được cải thiện đáng kể.

Dùng quả bơ

Quả bơ có chứa nhiều axit amin, vitamin E và Omega 3 có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da và giảm bong tróc, tái tạo các tế bào da bị tổn thương hiệu quả. Để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể nghiền nát 1 ít thịt quả bơ và đắp lên môi. Lưu lại trên da môi trong khoảng 10 phút và rửa lại với nước sạch.

Mẹo trị chàm môi từ thảo dược tự nhiên 3
Dùng tinh dầu bơ dưỡng ẩm cho môi giúp cải thiện bệnh chàm môi

Dùng lá trầu không

Các thành phần sát khuẩn và kháng viêm trong lá trầu không cũng được cho là có thể đáp ứng tốt với triệu chứng bệnh chàm môi và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.

Chỉ cần chuẩn bị vài lá trầu không đã rửa sạch với nước, giã nát và lọc phần tinh dầu. Lấy tăm bông chấm vào phần tinh dầu thu được, bôi lên môi nhiều lần và rửa lại sau 30 phút để giảm triệu chứng. Với cách này chỉ nên áp dụng 2 – 3 lần/tuần.

Cách trị chàm môi bằng lá ổi

Mẹo trị chàm môi từ thảo dược tự nhiên 4

Ổi chắc hẳn là loại cây rất quen thuộc với người dân nước ta bởi chúng được trồng phổ biến trong vườn nhà. Ngoài hái trái để ăn hoặc ép nước uống thì còn một công dụng khác của cây này mà không phải ai cũng biết. Đó chính là dùng lá ổi để chữa một số bệnh ngoài da như chàm, viêm da cơ địa, nước ăn chân,…

Theo các nghiên cứu khoa học, trong lá ổi chứa nhiều hoạt chất tanin, β-bisabolene và caryophyllene có khả năng chống oxy hóa cao, khử các gốc tự do mạnh mẽ, cực phù hợp cho việc điều trị các triệu chứng như khô nứt, ngứa ngáy, mẩn đỏ, lở loét,.. mà bệnh chàm môi gây ra. Ngoài ra, các hoạt chất beta-sitosterol, avicularin, quereetin, guaijaverin và leucocyanidin có trong lá ổi còn giúp kháng viêm, kháng khuẩn, cải thiện tình trạng đau rát, ngứa ngáy môi và vùng da xung quanh môi hiệu quả.

Lấy 20gr lá ổi tươi mang rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng 15 phút để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn và bụi bẩn còn sót lại. Tiếp đó vớt lá ổi ra, rửa lại bằng nước sạch một lần nữa. Cho lá ổi vào nồi cùng khoảng 800 ml nước, đun đến khi hỗn hợp đặc lại thì tắt bếp. Trong khi chờ nước lá ổi nguội bớt thì vệ sinh vùng da môi bị chàm sạch sẽ, sau đó dùng bông gòn thấm nước lá ổi đặc thoa đều lên vùng da bị bệnh. Để khoảng 25-30 phút xong rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện mẹo này đều đặn ngày 2 lần, trong khoảng 3-5 ngày sẽ thấy triệu chứng chàm môi thuyên giảm đáng kể.

Nhìn chung các mẹo dân gian có ưu điểm lành tính nhưng không đem lại hiệu quả cao. Khi áp dụng mẹo chữa thiên nhiên, cần thận trọng khi lựa chọn nguyên liệu. Tránh sử dụng các nguyên liệu có khả năng kích ứng cao như giấm táo, chanh, bột quế và một số thảo dược từng có tiền sử dị ứng. Việc áp dụng sai cách, định lượng dược liệu không phù hợp có thể khiến bệnh nặng hơn.

6. Dùng Sodermix chữa chàm môi được không?

Sodermix là kem bôi chàm được rất nhiều Chuyên gia da liễu và người dùng tin tưởng. Với chàm môi, cũng giống như chàm ở các vị trí khác, người dùng có thể yên tâm sử dụng Sodermix để điều trị với kết quả rất khả quan.

Sodermix - sản phẩm hoàn hảo cho bệnh nhân bị chàm
Sodermix – sản phẩm hoàn hảo cho bệnh nhân bị chàm

Sodermix là một loại kem bôi độc đáo không Corticoid, hiệu quả và an toàn ngay cả với trẻ sinh. Tuy nhiên, giống như các sản phẩm bôi ngoài khác, người bệnh chàm môi cần lưu ý không để kem tiếp xúc với niêm mạc miệng, không liếm, nuốt kem vào trong.

Sodermix có cơ chế điều trị chàm môi nói riêng và bệnh chàm nói chung vô cùng thuyết phục. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường có chứa enzyme SOD (Enzym Superoxid Dismutase) được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu. SOD là hoạt chất tự nhiên có tính chất chống oxy hoá mạnh nhất và đặc hiệu nhất trong cơ thể. Lúc này, SOD làm nhiệm vụ “trung hoà” toàn bộ các gốc tự do và chặn đứng viêm ngứa, mẩn đỏ.

Ngoài ra, bộ đôi dầu trái bơ và dầu khoáng tự nhiên có trong Sodermix còn giúp giảm bong tróc, dưỡng ẩm, tái tạo vùng môi bị tổn thương rất hiệu quả.

Sodermix sử dụng tốt cho các trường hợp bị: viêm da cơ địa, chàm ngứa, eczema, tổ đỉa, á sừng hoặc các tình trạng sẩn ngứa, nổi mẩn đỏ do dị ứng.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Nếu bạn có ý kiến, thắc mắc về Sodermix xin vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.

Kết luận

Chàm môi là bệnh da liễu mãn tính và có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Bệnh chỉ gây thương tổn ngoài da và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên do tính chất dai dẳng và gây ngứa nhiều, chàm môi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống. Vì vậy khi nhận thấy triệu chứng của bệnh, cần chủ động thăm khám để được chẩn đoán và áp dụng biện pháp điều trị kịp thời.

Bệnh chàm môi không hề khó điều trị nếu bệnh nhân có phương pháp điều trị đúng và kiên trì với nó. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để sớm được điều trị khỏi bệnh.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...