Mách bạn cách chữa chàm da mặt nhanh khỏi, đẹp da
Bệnh chàm da mặt có thể bùng phát do dị ứng mỹ phẩm, rối loạn nội tiết tố hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột. Không với chàm ở những vị trí khác, tổn thương xảy ra ở mặt không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy mà còn tác động tiêu cực đến chức năng thẩm mỹ và ngoại hình.
Mục lục
1. Chàm da mặt là gì?
Chàm (eczema) là một dạng tổn thương da mãn tính khiến da bị đỏ, phù nề, bong tróc, khô ráp và ngứa ngáy. Bệnh có hể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, thường là những vùng da có nếp gấp và có tần suất tiếp xúc nhiều như khuỷu tay, cổ, bàn tay, chân, lưng, mặt,…
Chàm ở mặt có thể gây ra các mảng đỏ da, bong vảy và ngứa ngáy. Nếu bạn gãi quá nhiều, da mặt sẽ sần, lớp sừng da trở nên tối và dày hơn, nguy cơ nhiễm trùng cao. Chàm da mặt không những khiến người bệnh khó chịu, đau đớn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và ngoài hình, gây tác động nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
2. Các loại bệnh chàm da mặt
Các loại bệnh chàm ở mặt phổ biến bao gồm:
- Viêm da dị ứng: Đây là loại bệnh chàm phổ biến nhất, rất phổ biến ở má và cằm (đặc biệt là ở trẻ sơ sinh), cũng như quanh mắt, trên mí mắt và quanh môi (đối với người lớn). Tuy nhiên, nó vẫn có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên mặt hoặc phần còn lại của cơ thể.
- Viêm da tiếp xúc: Phổ biến quanh mắt, cũng như quanh chân tóc và trong các khu vực tiếp xúc với nước hoa và đồ trang sức, như cổ và dái tai. Cũng như viêm da dị ứng, loại bệnh chàm này có thể xảy ra ở bất cứ đâu.
- Viêm da tiết bã: Thường xảy ra xung quanh chân tóc, ở lông mày, quanh tai và hai bên mũi.
3. Dấu hiệu giúp bạn nhận biết chàm da mặt
Mặc dù có nhiều loại chàm da mặt khác nhau, nhưng chúng đều có những triệu chứng tương tự, bao gồm:
- Ban đầu, da xuất hiện các đám tổn thương màu đỏ, có/ không có ranh giới rõ ràng và hơi nổi cộm
- Tổn thương cũng xuất hiện quanh vùng da mắt khiến mí mắt bị viêm hoặc bị sưng
- Nền da tổn thương xuất hiện nhiều mụn nước, kích thước dao động từ 1 – 2mm và có xu hướng mọc tập trung
- Mụn nước mỏng, nhỏ, nông và dễ vỡ
- Tình trạng nổi mụn nước, vỡ và rỉ dịch kéo dài trong khoảng vài ngày đến vài tuần
- Sau đó da đóng vảy và hình thành lớp da non bên dưới, những vảy này có thể có màu vàng trong trường hợp viêm da tiết bã
- Theo thời gian, tổn thương da có hiện tượng thâm nhiễm, sậm màu, dày sừng, sần sùi và thô ráp
- Da nứt nẻ có thể chảy máu trong trường hợp nghiêm trọng
- Tổn thương do bệnh chàm ở mặt thường gây ngứa ngáy dai dẳng
4. Nguyên nhân gây chàm da mặt
Chàm da mặt có cơ chế khởi phát phức tạp. Do đó, các bác sĩ không chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh chàm, nhưng có một vài yếu tố dường như góp phần vào sự phát triển tiềm năng của tình trạng này. Những yếu tố này bao gồm:
- Di truyền : Nếu một thành viên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh chàm hoặc các bệnh ngoài da, bạn có nguy cơ cao sẽ mắc bệnh này.
- Hen suyễn hoặc dị ứng : Nếu bạn bị hen suyễn hoặc dị ứng, khả năng bạn mắc bệnh sẽ tăng cao.
- Độ tuổi : Chàm da mặt thường xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhở. Chúng có xu hướng tự thuyên giảm và khỏi khi trẻ lớn dần. Tuy nhiên một số trường hợp, bệnh chàm ở mặt có thể tiếp diễn đến tuổi trưởng thành, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch là cơ quan có chức năng quan trọng trong cơ chế khởi phát bệnh chàm khô ở mặt và các bệnh da liễu mãn tính. Do đó nếu chức năng miễn dịch suy giảm, các bệnh lý này có thể phát triển mạnh và rất khó kiểm soát hoàn toàn.
Ngoài ra, do da mặt thường mỏng và nhạy cảm hơn nên dễ dẫn đến kích ứng. Một số tác nhân bên ngoài có thể dẫn đến sự bùng phát chàm khô ở mặt như:
- Tiếp xúc với dị nguyên: Đây là những vật liệu, chất và hóa chất mà bạn gặp hàng ngày. Chúng bao gồm các thành phần trong xà phòng, dầu gội và các sản phẩm tẩy rửa, nước hoa, khói thuốc lá, tiếp xúc với kim loại và thuốc nhuộm vải. Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm nấm mốc, vẩy da thú cưng, bụi và phấn hoa.
- Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn nội tiết là một trong những yếu tố thúc đẩy chàm khô ở mặt và các bệnh da liễu bùng phát. Nội tiết tố bất ổn làm tăng mức độ nhạy cảm của da, tạo điều kiện cho dị nguyên xâm nhập và kích thích hoạt động miễn dịch dị ứng.
- Dị ứng mỹ phẩm: Da mặt là vị trí da mỏng và có mức độ nhạy cảm cao. Vì vậy nếu sử dụng các loại mỹ phẩm chứa thành phần dễ kích ứng, da có thể bị viêm đỏ, tổn thương và ngứa ngáy.
- Dị ứng thực phẩm: Một số người bùng phát chàm khô ở mặt sau khi ăn một số loại thực phẩm. Thực phẩm kích hoạt phổ biến bao gồm các loại hạt, động vật có vỏ, sữa hoặc trứng.
- Căng thẳng: Các vấn đề về thần kinh như stress, rối loạn lo âu, trầm cảm và căng thẳng cũng có vai trò quan trọng trong cơ chế khởi phát bệnh chàm da mặt. Đối với những trường hợp đã phát bệnh, các yếu tố này có thể khiến bệnh bùng phát mạnh và lan tỏa trên diện rộng.
- Một số yếu tố khác: Ngoài ra, chàm da mặt có thể bùng phát do sử dụng phụ kiện gây bí da (khẩu trang, khăn, mũ), thời tiết thay đổi đột ngột hoặc có thể là hệ quả do sử dụng một số loại thuốc điều trị.
5. Mách bạn cách chữa chàm da mặt nhanh khỏi
Đối với những trường hợp bệnh chàm da mặt có mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa đơn giản giúp làm dịu da, giảm ngứa, tổn thương trên da nhanh khỏi.
Tận dụng thảo dược tự nhiên
Tận dụng thảo dược tự nhiên có thể dưỡng ẩm da, giảm tình trạng da khô ráp và ngăn ngừa hình thành thâm sẹo. Dưới đây là một số loại thảo dược bạn có thể sử dụng để chăm sóc da và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh chàm nói chung và chàm ở mặt nói riêng:
Mặt nạ nha đam và dầu ô liu
Nha đam chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, có tác dụng làm dịu vùng da kích ứng, giảm viêm và ngứa ngáy. Trong khi đó, dầu ô liu có khả năng phục hồi màng lipid, ức chế vi khuẩn hình thành trên da.
Áp dụng mặt nạ từ nha đam và dầu ô liu giúp dưỡng ẩm, giảm ngứa ngáy và dịu vùng da bị viêm đỏ do chàm khô ở mặt gây ra. Nếu bạn thực hiện thường xuyên còn có tác dụng phục hồi da, ngăn ngừa sẹo thâm và cải thiện một số triệu chứng trên da mặt như da sần sùi, khô ráp.
Cách thực hiện:
- Trộn 1 ít gel nha đam với ½ thìa cà phê dầu ô liu
- Làm sạch da mặt và thấm khô với khăn sạch trước khi đắp mặt mạ
- Thoa hỗn hợp lên da và để trong khoảng 15 phút
- Sau đó rửa sạch với nước ấm
Mặt nạ dâu tây và sữa chua
Mặt nạ này thích hợp với chàm da mặt có tổn thương thâm sạm, ngứa ngáy nhưng ít có hiện tượng bong tróc. Trong sữa chua có chứa axit lactic, có tác dụng loại bỏ tế bào chết, làm mềm da và ức chế sắc tố melanin – nguyên nhân gây thâm trên da. Ngoài ra, dâu tây còn chứa vitamin C giúp làm đều màu da, sáng da và hẹn chế tình trạng khô ráp, nứt nẻ.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1-2 quả dâu đã rửa sạch
- Sau đó nghiền nát dâu tây và trộn đều với 2 thìa sữa chua không đường
- Rửa sạch da mặt trước khi thực hiện công đoạn đắp mặt nạ
- Bôi hỗn hợp lên da và để trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước ấm
Mặt nạ mật ong
Mật ong là một trong những nguyên liệu tự nhiên rất được ưa chuộng và được sử dụng phổ biến trong chăm sóc da. Mật ong có tác dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Do đó, chúng được sử dụng nhiều trong hỗ trợ và điều trị các bệnh da liễu thường gặp, đặc biệt là bệnh chàm ở mặt.
Hướng dẫn thực hiện:
- Sử dụng 1 ít mật ong nguyên chất
- Thoa trực tiếp lên da mặt
- Massage nhẹ nhàng để tinh chất từ mật ong thẩm thấu vào tế bào da (nên tập trung massage ở vùng da bị chàm)
- Để mặt nạ trên da trong khoảng 15 phút và rửa lại với nước ấm
Chăm sóc da đúng cách
Ngoài các mẹo chữa chàm da mặt từ thiên nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng bệnh, làm giảm triệu chứng trên da nhờ một số biện pháp chăm sóc tại nhà như:
- Luôn luôn giữ cho da mặt được sạch sẽ bằng cách rửa mặt thường xuyên với nước ấm hoặc các loại sửa rửa mặt dịu nhẹ. Vì da mặt bị chàm dễ kích ứng hơn bao giờ hết. Do đó, không nên dùng xà phòng vì chúng có thể làm khô da khiến bệnh chàm nặng hơn. Thay vào đó, ưu tiên các sản phẩm có thành phẩn lành tính, an toàn và độ pH cân bằng.
- Chống nắng cho da mỗi khi da được làm sạch để ngăn ngừa tác động của ánh nắng mặt trời và các tia sáng độc hại từ các thiết bị điện tử khác.
- Hạn chế trang điểm trong thời gian điều trị vì hầu hết các sản phẩm trang điểm đều chứa chì, chất bảo quản,… có thể gây kích ứng và tổn thương da.
- Dưỡng ẩm da mặt thường xuyên (2 lần/ ngày) với các sản phẩm có kết cấu mềm, dễ thấm và thành phần nhẹ dịu dạng kem dưỡng ẩm hay thuốc mỡ. Tốt nhất nên lựa chọn các sản phẩm không có chất hóa học, không mùi thơm, chiết xuất từ thiên nhiên và có nguồn gốc rõ ràng để giảm khả năng kích ứng trên da.
- Tránh cào gãi và chà xát lên da. Nếu da mặt ngứa ngáy nhiều, có thể sử dụng đá chườm lên da để cải thiện.
- Bổ sung rau xanh, trái cây và uống nhiều nước nhằm giữ ẩm cho da, bên cạnh đó cũng tác động tích cực đến sức khỏe và chức năng miễn dịch của cơ thể.
Dùng thuốc khi cần thiết
Với trường hợp chàm ở mặt mức độ nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để kiểm soát nhanh các triệu chứng của bệnh. Tùy vào mức độ tổn thương da và khả năng đáp ứng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp, thường là:
– Thuốc bôi chứa Corticoid: Thường được điều chế dưới dạng kem bôi, thuốc mỡ. Thuốc có tác dụng giảm nhanh tình trạng viêm ngứa, phù nề, đỏ rát da,… Loại thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm trên da nếu sử dụng lâu dài nên người bệnh cần đặc biệt cẩn trọng khi dùng.
– Thuốc ức chế Calcineurin bôi tại chỗ: Gồm 2 loại là mỡ tacrolimus và kem pimecrolimus, có tác dụng điều hòa miễn dịch, làm giảm tình trạng viêm, ngứa trên da. Loại này có dược tính như Corticoid nhưng ít tác dụng phụ hơn, thường dùng cho trường hợp người bệnh chàm kháng Corticoid hoặc bôi ở những vùng da mỏng như da mặt, hậu môn.
– Thuốc kháng Histamin H1: Công dụng giảm ngứa ngáy khi có các yếu tố dị ứng khiến triệu chứng chàm khô ở mặt trở nên nghiêm trọng hơn. Sử dụng thuốc kháng Histamin H1 có thể gây buồn ngủ nên chú ý không dùng chúng tại thời điểm cần sự tập trung.
– Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp chàm khô ở mặt xuất hiện bội nhiễm. Thuốc kháng sinh sẽ ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.
6. Chàm da mặt nên bôi gì?
Da mặt là vùng da mỏng, dễ kích ứng và nhạy cảm. Do đó người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn thuộc bôi trị chàm da mặt.
Tuyệt đối hạn chế các sản phẩm có chứa corticoid. Thuốc này tuy có tác dụng nhanh trong điều trị bệnh chàm nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khi lạm dụng chúng như teo da, mỏng da, vàng da thậm chí khiến vết thương khó lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Nếu như bạn đang băn khoăn, sản phẩm nào không chứa corticoid mà lại có tác dụng nhanh trong việc hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm đặc biệt là chàm da mặt thì SODERMIX Cream chính là sự lựa chọn phù hợp nhất.
SODERMIX® CREAM có thành phần tự nhiên gồm Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu và bộ đôi dầu khoáng, dầu trái bơ. Trong đó, Enzym SOD là chất chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể người, nhờ đó giúp Sodermix nhanh chóng chặn đứng phản ứng viêm ngứa, mẩn đỏ khó chịu trong bệnh chàm.
Ngoài ra, bộ đôi dầu tự nhiên trong Sodermix giúp giữ ẩm và phục hồi vùng da bị chàm. Để chàm da mặt khỏi nhanh chóng, không để lại tổn thương gây mất thẩm mỹ trên da, tốt nhất bạn nên sử dụng kem bôi sodermix ngay từ khi bệnh bắt đầu hình thành những triệu chứng.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Công dụng của sản phẩm trong việc trị chàm là giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy và phục hồi tổn thương đã được chứng minh lâm sàng, được tin dùng với nhiều chuyên gia da liễu.
Kem bôi Sodermix có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Âu và đến nay đã được phân phối đi nhiều nước. Nó đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong các dạng kem bôi hỗ trợ điều trị các triệu chứng của chàm sữa.
Xem thêm:
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.