8 cách chữa á sừng từ lá trầu không bạn không nên bỏ qua!

Á sừng là căn bệnh mãn tính cần dùng thuốc lâu dài, vì vậy, khi điều trị, bệnh nhân có xu hướng tìm đến những bài thuốc dân gian an toàn, không gây tác dụng phụ mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Bài thuốc sử dụng lá trầu không hoàn toàn phù hợp với những điều kiện đó. Dưới đây là 8 cách sử dụng lá trầu không trị á sừng bạn không nên bỏ qua. Cùng tìm hiểu nhé!

Cơ chế chữa á sừng của lá trầu không

Á sừng là một bệnh lý viêm da cơ địa  mãn tính với nhiều biểu hiện như: da bị khô, nứt nẻ, bong tróc, nhất ở vùng lòng da ở bàn tay, chân.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh á sừng: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị!

Cơ chế chữa á sừng của lá trầu không 1
Hình ảnh bệnh á sừng

Lá trầu không có tên khoa học là Piper betle, thuộc họ Trầu (Piperaceae), là một loại cây phổ biến ở nước ta. Nó không chỉ là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt, mà còn có tác dụng khắc phục nhiều vấn đề ngoài da, đặc biệt là bệnh á sừng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra, lá trầu không có chứa rất nhiều hoạt chất hữu cơ như: betel-phenol (hay Chavibetol), Chavicol, Cadinen… đặc biệt có tới 2,5% thành phần hỗn hợp tinh dầu, có thể kể đến như eugenol, cineol, estragol, methyl eugenol…

Ngoài ra, loại thảo dược này còn chứa rất nhiều acid hữu cơ như acid nicotinic, acid amin và các vitamin tốt cho da như vitamin C, vitamin A…

Cơ chế chữa á sừng của lá trầu không 2
Hình ảnh lá trầu không

Nhờ đó, lá trầu không có tác dụng trong chữa các bệnh lý ngoài ra, trong đó có bệnh á sừng:

  • Sát khuẩn: Các hoạt chất có trong lá trầu không giúp tiêu diệt vi khuẩn Gram + và Gram – và một số loại nấm gây hại cho da, nên giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
  • Bảo vệ da: Trong lá trầu không có hàm lượng lớn các tinh dầu và các vitamin A, B1, B2… có tác dụng nâng cao chức năng của hàng rào bảo vệ da, giúp phòng chống bệnh á sừng tái phát.
  • Đẩy nhanh tốc độ phục hồi da và làm lành vết thương: Nhờ có hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa giúp ức chế sự phát triển của các gốc tự do, lá trầu không giúp hoạt hóa quá trình tăng sinh và tái tạo tế bào, tạo điều kiện giúp các tổn thương do á sừng mau lành hơn.

Từ những công dụng trên có thể thấy lá trầu không chữa á sừng là một biện pháp dân gian cho hiệu quả tương đối tốt. Với một số thể bệnh á sừng nhẹ, hoặc bệnh nhân mới mắc có thể tham khảo, áp dụng chữa á sừng tại nhà bằng nguyên liệu này.

Top 8 cách chữa á sừng từ lá trầu không 

Chữa á sừng từ lá trầu không là biện pháp rất dễ thực hiện, chi phí thấp, an toàn và lành tính. Tuy nhiên để các biện pháp này phát huy công dụng tối đa, người bệnh nên thực hiện theo đúng hướng dẫn.

Dưới đây là 8 cách chữa á sừng từ lá trầu không hiệu quả nhất:

Bài thuốc uống trị á sừng

Bài thuốc uống trị á sừng 1

Chữa á sừng bằng nước lá trầu không nhanh chóng và dễ thực hiện nên được rất nhiều người bệnh áp dụng. Cách này vừa giúp cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất có trong lá, giúp tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, đồng thời cũng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng từ bên trong.

Dưới đây là hướng dẫn nấu nước lá trầu không, bệnh nhân có thể áp dụng ngay tại nhà:

  • Bước 1: Lá trầu không đem rửa sạch bụi bẩn, ngâm 15 phút trong nước muối loãng và vớt ra để ráo nước.
  • Bước 2: Bạn vò nát hoặc thái nhỏ lá trầu không, đem nấu cùng 500ml nước sạch trong khoảng 20 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Nước lá trầu không dùng để uống nhiều lần trong ngày.

Bệnh nhân nên uống nước lá trầu không khi còn nóng để dược liệu phát huy tối đa công dụng. Với phương pháp này, bạn nên thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày, tình trạng á sừng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Ngâm rửa với lá trầu không

Ngâm rửa với lá trầu không 1

Với những bệnh nhân bị á sừng trên một phần nhỏ diện tích cơ thể, như ở chân, tay… thì có thể áp dụng cách ngâm rửa với lá trầu không. Phương pháp này sẽ giúp tẩy lớp da dày sừng, bong tróc, vừa giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại trên bề mặt da, ngăn ngừa bội nhiễm. Cách này còn giúp dưỡng ẩm cho da, phòng ngừa á sừng tái phát.

Cách thực hiện rất đơn giản như sau:

  • Bước 1: Đem lá trầu không rửa sạch bụi bẩn, ngâm mười lăm phút trong nước muối loãng và vớt ra để ráo nước.
  • Bước 2: Bạn đem vò nát lá trầu không, đêm nấu cùng 2l nước sôi trong khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Bạn dùng nước lá trầu không để nguội hoặc pha với nước mát để ngâm rửa vùng da bị bệnh.

Cách này nên được thực hiện mỗi ngày một lần vào buổi tối, trong ít nhất khoảng 20 phút. Mặc dù đơn giản, dễ thực hiện nhưng cách này sẽ giúp giảm ngứa ngáy, nổi vảy sừng và dưỡng da rất hiệu quả.

Tắm lá trầu không trị á sừng toàn thân

Nếu tình trạng á sừng đang gặp phải ở diện tích da lớn, tổn thương trên diện rộng, bệnh nhân có thể áp dụng biện pháp tắm lá trầu không trị viêm da cơ địa toàn thân. Tương tự như biện pháp ngâm, rửa, cách này cũng giúp hỗ trợ cải thiện các tổn thương ngoài da do bệnh, cấp ẩm tự nhiên, tăng cường sức đề kháng cho da.

Bạn có thể dùng lá trầu không tươi hoặc phơi khô để tắm theo cách sau:

  • Bước 1: Đem lá trầu không rửa sạch bụi bẩn, ngâm rửa với nước muối loãng trong khoảng 15 phút.
  • Bước 2: Vò nhẹ lá trầu không, thêm một chút muối và đem nấu cũng lượng nước sôi vừa đủ trong khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Bạn dùng nước nấu lá trầu không để tắm, ngâm mình trong 15 – 20 phút. Phần bã lá có thể tận dụng để chà xát nhẹ nhàng trên da.
  • Bước 4: Tắm lại với nước sạch và tiến hành dưỡng ẩm cho da.

Khi áp dụng cách này, bạn chỉ nên sử dụng 10 lá trầu không mỗi lần tắm, 2 -3 lần mỗi tuần. Không nên tắm với lượng quá lớn lá trầu không do có thể gây vàng da, nhất là khi tắm cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng không nên tắm với nước quá nóng do có thể gây bỏng, tổn thương và làm mất độ ẩm tự nhiên của da, khiến tình trạng á sừng nặng hơn.

Đắp lá trầu không trị á sừng

Đắp lá trầu không trị á sừng 1
Đắp lá trầu không chị á sừng là cách chữa tuy đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao

Nhờ phương pháp này, các dưỡng chất có trong lá trầu không sẽ thấm sâu vào da, giảm triệu chứng của bệnh và tăng tác dụng giảm viêm, tiêu độc, bong tróc và nứt nẻ trên da.

Để thực hiện cách này, Bệnh nhân cần:

  • Bước 1: Lá trầu không đem rửa sạch bụi bẩn, ngâm rửa với nước muối loãng và vớt ra để ráo nước.
  • Bước 2: Vò nát hoặc xã nát lá trầu không cùng với một chút muối.
  • Bước 3: Bệnh nhân vệ sinh sạch sẽ vùng da bị á sừng rồi đem chà xát lá trầu không đã giã nát trực tiếp trên bề mặt da.
  • Bước 4: Rửa lại da với nước sạch rồi dưỡng ẩm cho da.

Khi thực hiện phương pháp này, bạn cần lưu ý không nên chà sát quá lâu mà chỉ nên giữ trong khoảng 10 – 15 phút. Bởi lẽ nếu để quá lâu, tinh bột trong lá có thể làm tình trạng á sừng, viêm da trầm trọng thêm.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên chà xát nhẹ nhàng, tránh gây các tổn thương trên da.

Cách này nên được thực hiện đều đặn hằng ngày trong khoảng hai tháng để phát huy tối đa công dụng.

Xông hơi lá trầu không chữa á sừng

Lá trầu không chứa hàm lượng lớn các tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng khi bị mắc á sừng.

Xông hơi lá trầu không sẽ giúp bay hơi và lan tỏa tinh dầu có trong lá, giúp da thẩm thấu và hấp thu các tinh dầu này dễ dàng hơn. Nhờ đó, cơ thể được cung cấp những hóa chất cần thiết để đẩy lùi nhanh tình trạng á sừng.

Bệnh nhân có thể thực hiện theo những bước dưới đây:

  • Bước 1: Bạn đem rửa sạch một nắm lá trầu không và ngâm với nước muối loãng trong khoảng mười lăm phút.
  • Bước 2: Vò nhẹ lá trầu không rồi đem đun sôi với nước trong khoảng 15 phút.
  • Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh rồi thực hiện xông hơi. Trong quá trình xông, nên dùng một tấm khăn lớn để che đậy, đồng thời giữ khoảng cách hợp lý với nước để tránh bị bỏng. Khi nước nguội, phần bã lá trầu không còn lại có thể tận dụng để chà xát lên da, giúp tăng hiệu quả trị liệu.

Cách này nên thực hiện hai lần mỗi ngày, vào bất kỳ lúc nào bị ngứa. Đây được đánh giá là phương pháp trị á sừng hiệu quả, giúp giảm nhanh cơn ngứa ngáy, dưỡng ẩm cho da, đồng thời phòng ngừa cảm lạnh, tạo giấc ngủ ngon cho người bệnh.

Chữa á sừng với lá trầu không và gừng tươi

Chữa á sừng với lá trầu không và gừng tươi 1

Để tăng cường hiệu quả trị á sừng của lá trầu không, người ta thường phối hợp cùng với gừng tươi – vị dược liệu có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Sự kết hợp của hai vị dược liệu này sẽ giúp tăng tác dụng đẩy lùi á sừng, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh mang lại.

Để thực hiện phương pháp này, bạn cần:

Chuẩn bị:

  • Một nắm lá trầu không.
  • Một củ gừng tươi.

Tiến hành:

  • Bước 1: Lá trầu không đem rửa sạch bụi bẩn, ngâm 15 phút với nước muối loãng và vớt ra để ráo nước. Gừng tươi bỏ vỏ, rửa cho hết bụi bẩn rồi đập dập.
  • Bước 2: Đun sôi 3l nước sôi và cho gừng cùng lá trầu không vào, tiếp tục đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Nước gừng lá trầu không thu được dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh hoặc pha loãng thành nước tắm, ngâm mình.

Cách này có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp đẩy lùi á sừng hiệu quả hơn.

Trầu không và muối biển – đẩy lùi á sừng

Muối biển vừa là gia vị không thể thiếu trong căn bếp, vừa là vị thuốc có tính sát trùng, kháng khuẩn rất hiệu quả. Vì vậy, sử dụng lá trầu không và muối biển trị á sừng là bài thuốc được rất nhiều người bệnh áp dụng, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn, bội nhiễm và các tổn thương trên da.

Chuẩn bị: 

  • 3 -5 lá trầu không.
  • 2g muối tinh.

Tiến hành: 

  • Bước 1: Lá trầu không đem rửa sạch bụi bẩn, ngâm trong nước muối loãng và vớt ra để ráo nước.
  • Bước 2: Lá trầu không đem thái nhỏ, giã nhuyễn để lấy nước cốt.
  • Bước 3: Cho thêm 100ml nước cùng với muối tinh vào phấn nước cốt thu được, khuấy đều cho tan.
  • Bước 4: Làm sạch vùng da bị á sừng, thoa phần dung dịch lá trầu không và muối lên da, để yên trong khoảng 5 phút, lặp lại đều đặn 2 -3 lần mỗi ngày.
  • Bước 5: Rửa sạch da với nước và tiến hành dưỡng ẩm cho da.

Bạn cần tránh bôi hỗn hợp này lên vùng da có vết thương hở vì có thể gây xót. Cách này nên được duy trì trong khoảng 3 tháng để phát huy hiệu quả điều trị cao nhất.

Combo trầu không – bồ kết giúp giảm á sừng

Combo trầu không - bồ kết giúp giảm á sừng 1
Quả bồ kết chứa hàm lượng Saponin rất dồi dào, giúp kháng viêm và làm giảm cơn ngứa

Bên cạnh gừng tươi, bồ kết cũng là một loại dược liệu có thể phối hợp với lá trầu không để trị á sừng.

Bạn có thể kết hợp lá trầu không và quả bồ kết theo cách sau đây:

Chuẩn bị:

  • Một nắm lá trầu không tươi.
  • 10 quả bồ kết.

Tiến hành: 

  • Bước 1: Lá trầu không đem rửa sạch bụi bẩn, ngâm trong nước muối loãng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Bước 2: Bồ kết đem rửa sạch, đem nướng qua với lửa đến khi thấy mùi thơm bốc lên.
  • Bước 3: Lá trầu không và bồ kết đem nấu chung với 4l nước sôi trong khoảng 30 phút.
  • Bước 4: Nước thảo dược thu được có thể dùng để tắm rửa vùng da bị á sừng hằng ngày.
Lưu ý: mặc dù bồ kết đem lại tác dụng trị á sừng rất hiệu quả, làm giảm tốc độ kết vảy của bệnh á sừng, tuy nhiên, tuyệt đối không dùng bồ kết cho phụ nữ có thai vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Lưu ý khi sử dụng lá trầu không trị á sừng

Á sừng là căn bệnh phức tạp, chưa rõ nguyên nhân, dai dẳng và khó điều trị hoàn toàn. Vì vậy, dùng lá trầu không để trị bệnh chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu bên ngoài của bệnh như ngứa ngáy, đau rát, bong tróc da, kết vẩy sừng mà không điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh. Khi gặp các yếu tố và điều kiện thuận lợi, á sừng rất dễ tái phát trở lại.

Khi sử dụng lá trầu không trị á sừng, để bài thuốc phát huy hiệu quả tối đa, người bệnh cần chú ý:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng phương pháp này. Một số trường hợp bệnh nhân bị dạ ứng với lá trầu không có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
  • Khi chọn nguồn nguyên liệu, bệnh nhân nên chọn lá trầu không tự nhiên, không có hóa chất bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Phương pháp dùng lá trầu không trị á sừng cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng không thể thay chỉ định của bác sĩ, bạn cần duy trì sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn.
Tóm lại, sử dụng lá trầu không trị á sừng mặc dù an toàn, dễ thực hiện nhưng chỉ là biện pháp hỗ trợ giảm khó chịu cho bệnh nhân trong giai đoạn bệnh mới khởi phát, bong vảy sừng ở mức độ nhẹ mà không thể trị triệt để bệnh.

☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc trị á sừng lưu ý lựa chọn và cách sử dụng!

Bệnh nhân nên tham khảo một giải pháp khác, vừa giúp cải thiện tình trạng á sừng nhanh chóng, vừa hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát – kem bôi Sodermix.

Kem bôi Sodermix – liệu pháp đẩy lùi bệnh á sừng

Sodermix được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp là liệu pháp trị á sừng hoàn toàn không chứa Corticoid, hiện đã có mặt tại hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới.

Kem bôi Sodermix - liệu pháp đẩy lùi bệnh á sừng 1

Dòng kem bôi Sodermix có chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với làn da phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có cơ địa da nhạy cảm… Bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng.

Ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại nhất nước Pháp, Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa Enzym SOD chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu. Hoạt chất này được chứng minh là có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngứa ngáy, tróc vảy sừng ở bệnh nhân á sừng.

Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da.

Kem Sodermix thuộc số ít các sản phẩm trên thị trường đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trị bệnh viêm da cơ địa. Kết quả cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm.

Bạn có thể tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ XEM TẠI ĐÂY

Để đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY

Lời kết

Trên đây là những mẹo trị á sừng từ lá trầu không mà bệnh nhân có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Rất mong bài viết sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị thích hợp nhất để làm giảm nhanh những triệu chứng khó chịu do bệnh á sừng gây ra.

Cập nhật lúc: 02/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...