Viêm da nhiễm trùng có nhiều dạng với nguyên nhân và đặc điểm khác nhau. Cần xác định chính xác tình trạng bệnh để có hướng điều trị hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát. Mục lụcViêm da nhiễm trùng là gì?Các dạng viêm da nhiễm trùng thường gặp nhấtChốc lởViêm mô tế bàoViêm nang lôngNhọtViêm quầngĐiều trị viêm da nhiễm trùng như thế nào?Vệ sinh da hàng ngàySử dụng thuốc theo chỉ địnhKết hợp Sodermix – đẩy lùi viêm da nhiễm trùng hiệu quả!Những quan niệm sai lầm về viêm da nhiễm trùng!Bệnh chỉ gặp ở trẻ emKhông nguy hiểmBị phải kiêng gió, kiêng nướcChỉ cần dùng kháng sinh là đủ!Phòng ngừa viêm da nhiễm trùng tái phát Viêm da nhiễm trùng là gì? Viêm da nhiễm trùng là tình trạng nhiễm trùng trên da mà ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải. Da là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân nhiễm khuẩn từ bên ngoài nhưng cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài vi sinh vật cộng sinh trên cơ thể. Bình thường chúng không gây bệnh, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển và tấn công gây nhiễm trùng vùng da đó. Hình ảnh viêm da nhiễm trùng Nhiễm trùng da thường do vi khuẩn, nấm, virus,… xuất hiện tại những vùng kẽ, da nếp gấp, vùng da khó vệ sinh. Bệnh thường gặp ở đối tượng người già, trẻ em hoặc mắc các bệnh lý như đái tháo đường, đang trong quá trình hóa, xạ trị,… Các dạng viêm da nhiễm trùng thường gặp nhất Da được cấu tạo gồm có 3 lớp là thượng bì, trung bì và hạ bì. Dựa vào vị trí nhiễm trùng, người ta chia nhiễm trùng da thành 2 dạng nông và sâu. Viêm da nhiễm trùng nông là những tổn thương từ lớp trung bì nông trở lên như chốc, viêm nang lông hay nhọt. Còn những tổn thương từ lớp trung bì nông trở xuống như nhọt cụm, viêm quầng, viêm mô tế bào,… là viêm da nhiễm trùng sâu. Nếu chủ quan không điều trị đúng cách, bệnh lý này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các dạng viêm da nhiễm trùng thường gặp. Chốc lở Chốc lở là bệnh nhiễm trùng da nông gây ra bởi vi khuẩn, vùng da thường mắc bệnh là cổ, tay hoặc mặt. Nguyên nhân được cho là do tổn thương hở (vết xước, cắt phát ban,…) nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Chốc lở là một dạng của viêm da nhiễm trùng Chốc lở có khả năng lây nhiễm rất cao, do vậy còn có tên gọi khác là chốc lây. Thông thường, bệnh chốc lở được phân thành 3 loại là chốc không có bọng nước, chốc có bọng nước và chốc loét. Triệu chứng đầu tiên khi bị chốc lở là trên da xuất hiện các vết loét đỏ hoặc mụn nước. Những vết loét này có thể nhanh chóng vỡ ra và để lại những mảng da sần sùi màu nâu vàng. Dần dần những vùng chốc lở ngày càng lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể gây ngứa ngáy, đôi khi thấy đau nhức. Viêm mô tế bào Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng da lan sâu xuống lớp biểu bì và mô dưới da. Bệnh thường bắt đầu bằng những vệt đỏ trên da, đi kèm đau nhức, ớn lạnh, sốt nhẹ đến sốt cao. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể tấn công đến mô sâu gây áp xe, hoại tử, viêm cân cơ. Thậm chí gây nhiễm trùng huyết, sốc là những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng. Cần phát hiện sớm tình trạng viêm mô tế bào để điều trị kịp thời bằng kháng sinh đường tiêm hoặc dùng thuốc đặt trong da,… Viêm nang lông Viêm nang lông là dạng viêm da nhiễm trùng phổ biến nhất song không nhiều bệnh nhân biết xử lý đúng dẫn đến những tổn thương sâu và tạo sẹo vĩnh viễn. Vị trí tổn thương là các nang dưới chân lông. Các nang lông này mang theo vi khuẩn và mủ gây đau rát và ngứa. Viêm nang lông là một dạng viêm da nhiễm trùng phổ biến Nguyên nhân gây bệnh có thể do môi trường ẩm ướt, cạo, nhổ, wax lông, sử dụng corticoid tại chỗ, thời tiết nóng ẩm. Ban đầu lỗ chân lông hơi sưng đỏ, đau, sau hình thành mụn mủ nhỏ quanh chân lông. Vài ngày sau mụn mủ khô, để lại vảy tròn màu nâu sẫm, sau cùng vảy bong ra và không để lại sẹo. Trong một số trường hợp nhiễm khuẩn sâu, nhiều mụn mủ hình thành rải rác hoặc tụ lại thành đám đỏ, cứng cộm và nặn ra mủ. Nhọt Nhọt là một dạng viêm da nhiễm trùng gây đau nghiêm trọng, chúng thường khởi phát với vết sưng đỏ trên da, dần tích tụ mủ thành mụn lớn cho đến khi vỡ ra. Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn tấn công vào u nang lông qua những vết thương hở, vết cắt hoặc vết côn trùng cắn. Bệnh thường xảy ra ở những vùng có lông, nhất là những vùng cọ xát nhiều, băng kín, đổ mồ hôi nhiều như cổ, mặt, nách và mông. Nhọt gây sưng đỏ, đau đớn, tích tụ dịch mủ,… Ban đầu trên da nổi u đỏ, đau quanh chân lông, nắn cứng cộm. Dần dần u mềm có biểu hiện tạo mủ, tạo ngòi. Sau 8 – 10 ngày nhọt mềm ra, mủ vỡ và nặn ra ngòi, sau đó lành sẹo. Nếu nhọt to có thể kèm theo sốt, đau đớn và nổi hạch ở vùng da xung quanh. Nhọt ở vùng quanh miệng còn gọi là “đinh râu” rất nguy hiểm, vi khuẩn có thể từ chỗ này xâm nhập qua tĩnh mạch nền sọ vào tuần hoàn chung gây nhiễm khuẩn huyết. Viêm quầng Đây là một tình trạng viêm mô tế bào nông ở da. Thường xảy ra kèm viêm mạch bạch huyết do liên cầu tan huyết nhóm A hoặc do nhiễm tụ cầu. Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp hay qua đường máu khi có các chấn thương ở mô. Trên da xuất hiện một mảng cứng chắc, phù nề có giới hạn rõ với bờ dốc, kèm triệu chứng nóng đỏ, đau. Tổn thương có thể lan rộng, xuất hiện bọng nước hay mủ trên bề mặt, có xu hướng phù, viêm đường bạch mạch. Vết ban đỏ có giới hạn rõ và có thể thấy mụn nước ở xung quanh hoặc có giới hạn rõ, giữa tổn thương có khi có phỏng nước thậm chí loét hoại tử. Viêm quầng rất nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách Ngoài ra, bệnh có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, hạch lympho khu trú sưng đau,… ở những người có sức đề kháng yếu. Viêm quầng cực kỳ nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể gặp phải biến chứng viêm nội tâm mạc, khớp, màng não, bạch cầu tăng cao công thức chuyển trái, albumin niệu và có nguy cơ tử vong. Điều trị viêm da nhiễm trùng như thế nào? Tùy theo tác nhân gây bệnh và dạng bệnh viêm da nhiễm trùng mà việc lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Đa phần các bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách kết hợp các phương pháp sau: Vệ sinh da hàng ngày Trước khi dùng các dung dịch sát khuẩn hay bôi thuốc kháng sinh, người bệnh cần vệ sinh vùng da bị nhiễm trùng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Dùng bông hay khăn sạch lau khô nhẹ nhàng vùng da tổn thương. Để da khô rồi thực hiện những bước điều trị tiếp theo. Vệ sinh vùng da tổn thương hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn Sử dụng thuốc theo chỉ định Sau khi được thăm khám và các định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau: Thuốc kháng sinh: Được chỉ định cho những trường hợp viêm da nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhóm thuốc này giúp tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng, giảm tình trạng viêm mủ, ngăn ngừa viêm da bội nhiễm. Một số kháng sinh hay dùng như Clindamycin, Penicillin,… Thuốc kháng nấm: Dùng trong những trường hợp nhiễm nấm. Nhóm thuốc này có thể ở dạng toàn thân hoặc bôi tại chỗ, ví dụ như: nystatin, griseofulvin, ketoconazol, axit benzoic, axit salicylic,… Thuốc kháng virus: Trường hợp viêm da nhiễm trùng do virus sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc này. Các thuốc nhóm này thường gặp như Acyclovir, famciclovir và valacyclovir,… Thuốc khác: Bác sĩ có thể chỉ định kèm các thuốc khác nhằm chống viêm, giảm ngứa, cải thiện triệu chứng khó chịu tại vùng da nhiễm trùng. Dung dịch sát khuẩn: Dung dịch sát khuẩn như povidon iod 10%, hồ nước, dung dịch xanh methylen 1%, dung dịch chlorhexidine,… có tác dụng làm sạch vùng da viêm nhiễm. Khi sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng thuốc để tránh gặp phải tác dụng không mong muốn. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc điều trị viêm da Kết hợp Sodermix – đẩy lùi viêm da nhiễm trùng hiệu quả! Kem bôi Sodermix là giải pháp an toàn, mang lại hiệu quả cao trong việc đẩy lùi viêm da nhiễm trùng. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường cho đến hiện tại ứng dụng Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) chiết xuất từ quả cà chua xanh giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, trung hòa các gốc tự do từ đó nhanh chóng đẩy lùi tình trạng sưng viêm, giảm đau, giảm ngứa ngáy hiệu quả. Kem Sodermix đẩy lùi viêm da nhiễm trùng hiệu quả, an toàn! Ngoài ra, trong kem Sodermix còn chứa thành phần dầu quả bơ cùng với các loại dầu khoáng tự nhiên giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, khôi phục vùng da tổn thương nhanh chóng. Sản phẩm hoàn toàn không chứa corticoid nên cực kỳ an toàn, người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không cần băn khoăn về tác dụng phụ. Những người có làn da nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú đều có thể sử dụng. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và hiện đang được sử dụng rộng rãi tại 108 quốc gia trên toàn thế giới. Sodermix hiện đã được phân phối tại hơn 5000 nhà thuốc trên toàn quốc, xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY hoặc Đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY Những quan niệm sai lầm về viêm da nhiễm trùng! Trong thực tế có rất nhiều quan niệm sai lầm về căn bệnh này, chẳng hạn như: Bệnh chỉ gặp ở trẻ em Nhiễm trùng da là tình trạng viêm nhiễm gây ra do nhiều tác nhân. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em do làn da còn non nớt, nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương bởi các kích thích từ bên ngoài. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc các bệnh viêm da nhiễm trùng, đặc biệt là viêm nang lông, nhọt, chốc,… Viêm da nhiễm trùng có thể xảy ra ở mọi đối tượng Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm da nhiễm trùng ở người lớn là: Trên cơ thể có những vết xước, vết cắt do ngã, chấn thương khiến các vi sinh vật gây hại dễ xâm nhập và gây bệnh. Môi trường sống chật chội, ẩm ướt, bí bách, thời tiết nóng ẩm. Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, không rửa tay kỹ hoặc tắm rửa không sạch khiến các vi khuẩn gây hại vẫn còn tồn tại và phát triển trên da, lâu dần gây nên các bệnh về da. Sử dụng sữa tắm, dầu gội nhưng không rửa sạch lại khiến các hóa chất trong sữa tắm vẫn còn tồn đọng trên da, gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến làn da. Không nguy hiểm Trên thực tế, phần lớn các dạng viêm da nhiễm trùng thường xuất hiện ở mức độ nhẹ, chỉ cần dùng thuốc bôi ngoài da vài ngày là khỏi, thậm chí có thể tự hết mà không cần điều trị. Chính vì vậy, không ít người nhầm tưởng rằng bệnh này không hề nguy hiểm. Tuyệt đối không chủ quan khi bị viêm da nhiễm trùng! Tuy phần lớn trường hợp không nguy hiểm nhưng vẫn có một số trường hợp tiến triển nặng dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Trong đó, hai biến chứng đặc trưng nhất là hội chứng bong vảy da do tụ cầu và viêm cầu thận cấp do liên cầu. Khi bị nhiễm khuẩn, tụ cầu không chỉ ảnh hưởng đến vùng da ở vị trí đó mà còn giải phóng độc tố vào trong máu. Độc này lan khắp toàn thân và đến những vùng da khác gây bong tróc, bọng nước. Biến chứng này rất nguy hiểm, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể dẫn đến tử vong. Biến chứng viêm cầu thận cấp cũng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Nếu diễn tiến nặng, nó có thể dẫn đến suy thận cấp làm trẻ tử vong. Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể xâm nhập vào trong máu gây nhiễm khuẩn huyết, nặng hơn có thể bị sốc nhiễm khuẩn và nguy hiểm đến tính mạng. Bị phải kiêng gió, kiêng nước Mọi người thường lầm tưởng rằng các bệnh về da cần kiêng gió và nước để tránh bệnh trở nặng hơn. Nhưng trên thực tế, điều này không hề chính xác. Khi bị viêm da nhiễm trùng, vùng da bị tổn thương nên rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, gió bên ngoài. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn phải kiêng gió và nước. Đặc biệt là vào mùa hè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi và tích tụ nhiều tế bào chết trên da. Do vậy, việc không tắm rửa sạch sẽ làm tuyến bã nhờn tiết ra nhiều kết hợp với vi khuẩn trên da khiến các tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Vệ sinh cá nhân, tắm rửa thường xuyên giúp ngăn ngừa biến chứng viêm da nhiễm trùng Bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương bằng các dung dịch sát khuẩn phù hợp hàng ngày. Kết hợp với vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng ngừa nhiễm khuẩn lan ra các vùng da khác. Chỉ cần dùng kháng sinh là đủ! Một trong số thuốc điều trị chính của viêm da nhiễm trùng là kháng sinh, nhưng không đồng nghĩa với việc chỉ cần kháng sinh là đủ. Chính vì quan niệm sai lầm này mà tình trạng người bệnh tự ý mua thuốc kháng sinh bôi không hề ít. Điều này có thể làm bệnh còn có thể nặng hơn cũng như làm tăng tỷ lệ kháng kháng sinh nếu điều trị không đúng cách. Bên cạnh đó, những biện pháp điều trị hỗ trợ như vệ sinh sạch sẽ, sát khuẩn hoặc giữ ẩm da cũng không kém phần quan trọng. Hơn nữa, một số loại nhiễm trùng da do virus, nấm không thể cải thiện bằng kháng sinh. Phòng ngừa viêm da nhiễm trùng tái phát Các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm trùng da, bao gồm: Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, tránh tình trạng bụi bẩn và dầu thừa ứ đọng trên da. Nên dùng các loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ để làm sạch và loại bỏ vi khuẩn tích tụ trên bề mặt da. Sử dụng đồ dùng sinh hoạt riêng, tránh dùng chung với những thành viên trong gia đình. Thường xuyên vệ sinh môi trường sống, quần áo, chăn gối và đồ chơi cho trẻ em. Vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, trước và sau bữa ăn. Chăm sóc và vệ sinh các vết thương hở trên da đúng cách nhằm hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Viêm da nhiễm trùng là một nhóm bệnh lý bao gồm nhiều bệnh riêng lẻ khác nhau, vì thế việc điều trị cũng tùy vào mỗi trường hợp cụ thể. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu uy tín để được thăm khám và điều trị, tránh việc điều trị sai cách dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về sau. Tài liệu tham khảo: https://hellobacsi.com/da-lieu/nhiem-trung-da/viem-da-nhiem-trung/ https://isofhcare.com/viem-da-nhiem-trung-ban-hieu-gi-ve-benh-ly-nay–0 https://youmed.vn/tin-tuc/nhiem-trung-da-do-vi-khuan-nhung-dieu-ban-can-biet/ http://www.benhvien103.vn/viem-da-mu/ https://suckhoedoisong.vn/thuoc-dieu-tri-viem-da-mu-su-dung-the-nao-cho-dung-169210921122656599.htm https://medlatec.vn/tin-tuc/7-dang-viem-da-nhiem-trung-pho-bien-thuong-gap-nhat-s107-n22718 Chia sẻ13
Viêm da cơ địa
Viêm da đầu ngón tay: Nguyên nhân và điều trị đúng cách!
Viêm da đầu ngón tay gây không ít phiền toái trong công việc cũng như hoạt động thường ngày. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng khó lường. Vậy, nguyên nhân gây bệnh là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?… Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết về tình trạng này! Mục lục Viêm da đầu ngón tay là bệnh gì? Nguyên nhân gây viêm da đầu ngón tay Viêm da đầu ngón tay có nguy hiểm không? Điều trị viêm da đầu ngón tay như thế nào? Mẹo dân gian chữa viêm da đầu ngón tay Thuốc Tây y trị viêm da đầu ngón tay Biện pháp chăm sóc tại nhà Đẩy lùi viêm da đầu ngón tay với kem bôi Sodermix! Viêm da đầu ngón tay là bệnh gì? Viêm da đầu ngón tay là dạng viêm da cơ địa, xuất hiện tổn thương tại vùng da các đốt ngón tay và quanh ngón tay. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng như đỏ, ngứa rát, nổi sần, khô ráp và bong tróc da. Không chỉ xuất hiện tại các đầu ngón tay, tình trạng này còn có thể xuất hiện ở các vùng da khác như bàn tay, bàn chân và các ngón chân,… Viêm da đầu ngón tay đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, đỏ rát, bong tróc, khô ráp,… Viêm da đầu ngón tay thường tiến triển theo 3 giai đoạn sau: Giai đoạn cấp tính: Vùng da đầu ngón tay sưng đỏ, có thể xuất hiện các nốt sần và mụn nước li ti. Sau một thời gian, mụn nước bị vỡ khiến dịch lỏng bên trong chảy ra ngoài, sau đó da đóng vảy và gây ngứa ngáy khó chịu. Trong giai đoạn chảy dịch, nếu không chăm sóc tốt có thể dẫn đến bội nhiễm rất nguy hiểm. Giai đoạn bán cấp: Triệu chứng bệnh trở nên nhẹ nhàng hơn, các cơn ngứa ngáy vẫn tiếp tục diễn ra âm ỉ, nhưng không còn sưng đỏ và tiết dịch nữa. Giai đoạn mãn tính: Vùng da viêm trở nên sậm màu hơn và xuất hiện tình trạng bong tróc, nứt nẻ, cơn ngứa ngáy trở nên dữ dội hơn. Nếu người bệnh gãi hoặc chà xát có thể khiến vết nứt chảy máu, tổn thương trở nên nặng hơn. Ở giai đoạn mãn tính, triệu chứng bệnh tái phát nhiều lần theo chu kỳ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi lao động, sinh hoạt hàng ngày.. Nguyên nhân gây viêm da đầu ngón tay Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị tối ưu nhất! Viêm da đầu ngón tay có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nắm rõ nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm da đầu ngón tay. Thay đổi thời tiết: Trời lạnh giá, hanh khô làm cho vùng da đầu ngón tay khô lại, dễ dẫn đến tình trạng bong tróc, nứt nẻ,… Tiếp xúc với hóa chất: Việc tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với nhiều loại hóa chất như xà phòng, sữa tắm,… có thể gây phá hủy rào cản lipid trên bề mặt da, khiến da trở nên nhạy cảm hơn, gây kích ứng da, viêm da tay,… Yếu tố cơ địa: Viêm da đầu ngón tay có liên quan đến yếu tố di truyền và hệ miễn dịch của cơ thể. Những người có cha mẹ mắc bệnh trước đó thì nguy cơ khởi phát bệnh cao hơn bình thường. Lối sống thiếu lành mạnh: Thường xuyên stress, sử dụng chất kích thích,… khiến cơ thể dễ bị tổn thương và làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn bình thường. Viêm da đầu ngón tay có nguy hiểm không? Viêm da đầu ngón tay được đánh giá là tình trạng không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc bệnh. Tuy nhiên, những cơn ngứa ngáy dai dẳng gây không ít khó chịu, ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hơn nữa, vùng da ngón tay bong tróc rất mất thẩm mỹ khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin. Chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời hạn chế biến chứng có thể xảy ra Đầu ngón tay là vùng da thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường xung quanh, nếu không điều trị kịp thời, vi sinh vật bên ngoài môi trường có thể dễ dàng xâm nhập qua vùng da tổn thương gây bội nhiễm rất nguy hiểm. Khi đã bị nhiễm trùng, quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn, thậm chí là gây ra các biến chứng nặng nề như: Loạn dưỡng móng: Móng tay biến dạng, biến đổi màu sắc, mỏng giòn, dễ gãy hơn. Biến chứng này thường xảy ra khi bệnh nhân có viêm da bội nhiễm nấm đầu ngón tay. Nhiễm khuẩn da: Tụ cầu hay liên cầu là những tác nhân gây nhiễm khuẩn da thường gặp nhất. Chúng dễ dàng xâm nhập vào vùng da tổn thương gây sưng đỏ, đau đớn, tích tụ dịch mủ đầu ngón tay. Nhiễm trùng huyết: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng của người bệnh. Mặc dù đây là biến chứng hiếm gặp nhưng người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm trên, ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng bệnh viêm da đầu ngón tay, bạn nên đến cơ sở da liễu uy tín để được các bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách. Điều trị viêm da đầu ngón tay như thế nào? Để cải thiện triệu chứng bệnh viêm da đầu ngón tay, bạn có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp dưới đây. Mẹo dân gian chữa viêm da đầu ngón tay Mẹo dân gian chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, chưa có biến chứng Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng các loại thảo dược có tác dụng cải thiện triệu chứng khó chịu của tình trạng viêm da đầu ngón tay. Một số mẹo dân gian được áp dụng phổ biến là: Chữa bằng lá trầu không: Lá trầu không chứa tinh dầu và các vitamin khoáng chất có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, cung cấp độ ẩm giúp da lấy lại tính đàn hồi tự nhiên. Ngâm rửa vùng da tổn thương với nước lá trầu không giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng da. Cách thực hiện: Hái một nắm lá trầu không, đem rửa sạch bụi bẩn. Đun sôi khoảng 1 lít nước, sau đó vò nhẹ lá trầu không thả vào nồi nước sôi. Đun nhỏ lửa thêm 15 phút rồi tắt bếp. Chờ đến khi nước còn ấm thì thực hiện ngâm rửa vùng da tổn thương, bạn có thể dùng phần bã lá trầu chà xát nhẹ nhàng vùng da bệnh. Kiên trì thực hiện theo cách này 2 – 3 lần/ tuần, sau vài tuần sẽ thấy hiệu quả. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Lá trầu không chữa viêm da cơ địa Chữa bằng lá chè xanh: Chè xanh có chứa chất chống oxy hóa như catechin, sterol, tanin,… có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng viêm, ngứa ngáy hiệu quả, giúp cải thiện triệu chứng khó chịu cho người bệnh viêm da đầu ngón tay. Cách thực hiện: Lá chè xanh đem rửa sạch rồi vớt ra cho ráo nước. Cho lá chè đã rửa sạch vào nồi nước đun sôi, đun khoảng 15 phút để các hoạt chất trong lá chè hòa vào trong nước. Chờ nước nguội bớt và thực hiện ngâm rửa vùng da bị viêm với nước chè xanh. Áp dụng cách này 3 – 4 lần mỗi tuần, các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc sẽ sớm cải thiện. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng gel lô hội, dưa leo, dầu dừa,… đắp lên vùng da bị viêm cũng cho hiệu quả tương tự. Tuy nhiên, phương pháp chữa viêm da đầu ngón tay bằng mẹo dân gian chỉ có hiệu quả đối với trường hợp viêm da nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng. Hơn nữa, các mẹo dân gian chỉ giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng chứ không chữa dứt điểm bệnh, nên bạn cũng không nên quá lạm dụng phương pháp này. Thuốc Tây y trị viêm da đầu ngón tay Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc Tây y theo từng tình trạng bệnh Trường hợp viêm da đầu ngón tay nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc Tây y nhằm giải quyết nhanh chóng các triệu chứng cấp tính của bệnh nhân. Thuốc chứa Corticoid: Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm cấp tính, viêm nặng vùng da đầu ngón tay. Thông thường đối với tình trạng này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chứa corticoid dạng bôi ngoài da. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như làm mỏng da, tăng nhạy cảm với ánh sáng,… nên bạn cần thận trọng khi sử dụng, không nên dùng thuốc kéo dài. Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa ngáy trên bệnh nhân viêm da đầu ngón tay, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Thuốc ức chế calcineurin: Tuy hiệu quả chống viêm không mạnh bằng Corticoid nhưng thuốc ức chế calcineurin thường được chỉ định phối hợp Corticoid để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc được chỉ định cho trường hợp viêm da nghiêm trọng, khi các thuốc khác không kiểm soát được triệu chứng. Thuốc có tác dụng ức chế phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể, làm dịu các triệu chứng bệnh. ☛ Chi tiết tham khảo: Thuốc đặc trị viêm da Mặc dù đem lại hiệu quả nhanh chóng trong cải thiện triệu chứng bệnh viêm da đầu ngón tay, nhưng các nhóm thuốc đều có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng dùng, thời gian dùng, tránh lạm dụng thuốc. Biện pháp chăm sóc tại nhà Sử dụng găng tay khi tiếp xúc với hóa chất, xà phòng để hạn chế kích ứng da Biện pháp chăm sóc da tại nhà đúng cách giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc viêm da đầu ngón tay tại nhà. Sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% vệ sinh vùng da bị viêm hàng ngày để phòng ngừa vi sinh vật gây hại xâm nhập gây nhiễm trùng, sau khi rửa thấm khô bằng khăn sạch, đảm bảo vùng da tổn thương luôn được khô thoáng. Tránh xa các hóa chất, xà phòng và các tác nhân gây kích ứng da. Bạn nên sử dụng găng tay khi bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất, tác nhân gây kích ứng. Không được gãi vùng da tổn thương vì có thể gây nứt rách, vỡ mụn nước, chảy máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hạn chế sử dụng găng tay len, dạ vì chúng có thể dính chặt vào vùng da tổn thương gây đau đớn. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm lành tính để khi vùng da đầu ngón tay quá khô và xuất hiện tình trạng bong tróc, nứt nẻ. Xây dựng lối sống lành mạnh, tránh xa chất kích thích, bổ sung các vitamin khoáng chất từ rau củ quả tươi, uống đủ nước giúp bệnh nhanh chóng hồi phục. ☛ Tham khảo thêm: Viêm da nên ăn gì, kiêng gì? Đẩy lùi viêm da đầu ngón tay với kem bôi Sodermix! Nếu bạn đang gặp nhiều phiền toái vì viêm da đầu ngón tay thì hãy lựa chọn ngay sản phẩm kem bôi lành tính, hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả, đó là Sodermix! Sodermix – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người viêm da đầu ngón tay! Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường có chứa enzyme Superoxide Dismutase (SOD). SOD được chiết xuất từ cà chua xanh lành tính với cơ thể, có tác dụng cắt đứt phản ứng viêm, giảm nhanh ngứa ngáy, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, Sodermix còn được bổ sung dầu trái bơ và dầu khoáng thiên nhiên giúp dưỡng ẩm, bảo vệ da và tăng cường tái tạo da tổn thương, rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Sodermix đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả tác dụng trên những bệnh nhân viêm da cơ địa. Sau 2 – 3 ngày, bệnh nhân giảm cảm giác ngứa ngáy. Sau 3 tuần cho thấy 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn triệu chứng, trong khi đó nhóm bình thường chỉ có 75%. Đây là liệu pháp không chứa Corticoid, lành tính với cơ thể, có thể dùng được cho trẻ em! Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Đến nay, kem Sodermix đã có mặt trên 108 quốc gia và được nhiều chuyên gia da liễu khuyên dùng! Bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng sản phẩm! Sodermix hiện đã được phân phối tại hơn 5000 nhà thuốc trên toàn quốc, xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY hoặc Đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh viêm da đầu ngón tay. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến công việc thường ngày mà còn gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dầu hiệu bệnh, bạn hãy đi khám sớm để được hướng dẫn điều trị đúng cách và kịp thời. Tài liệu tham khảo: https://thuockimthuy.com/viem-da-dau-ngon-tay/ https://dermnetnz.org/topics/fingertip-dermatitis https://www.skinsupport.org.uk/conditions-details/hand-dermatitis-how-care-your-hands
Mách các loại lá chữa viêm da cơ địa tốt nhất
Viêm da cơ địa là căn bệnh mãn tính phổ biến, gây nhiều phiền toái và khó khăn đến người bệnh. Bài viết dưới đây cung cấp cho các bạn thông tin và các phương pháp dân gian chữa bệnh viêm da cơ địa. Mục lụcBệnh viêm da cơ địa là gì? Triệu chứng ra sao?Top 6 loại lá chữa viêm da cơ địa tốt nhất1. Lá khế2. Lá ổi3. Lá đu đủ4. Lá trầu không5. Lá lốt6. Lá tía tôLưu ý khi sử dụng lá chữa viêm da cơ địaKem bôi Sodermix – lựa chọn chữa viêm da cơ địa an toàn, hiệu quả cao Bệnh viêm da cơ địa là gì? Triệu chứng ra sao? Viêm da cơ địa là một bệnh lý về da rất hay gặp, phổ biến ở Việt Nam. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những triệu chứng xuất hiện ở bệnh viêm da cơ địa có thể thay đổi theo từng giai đoạn, từng thời kỳ và từng lứa tuổi. Bệnh có xu hướng kéo dài đến tuổi trưởng thành, tái đi tái lại khiến ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh. Bệnh viêm da cơ địa liên quan mật thiết tới cơ địa và tính di truyền nên đây không phải là bệnh lây nhiễm. Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp giữa người này và người khác. Một số triệu chứng thường gặp phổ biến ở bệnh viêm da cơ địa như: Da dày lên, da sần, nứt nẻ, bong vảy. Khô da, da sưng do gãi. Rất ngứa làm trẻ khó ngủ hay ngủ không ngon giấc. Xuất hiện vết sưng có kích thước nhỏ, khi gãi có thể chảy dịch nhất là ở trên mặt, da quanh đầu gối, mắt cá chân và khuỷu tay, thậm chí nổi ban trên toàn cơ thể. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Dấu hiệu viêm da cơ địa từng giai đoạn! Viêm da cơ địa có thể lan ra vùng da khác nếu chất dịch nhầy chảy ra từ vùng da bị tổn thương gây nhiễm trùng kế phát. Bởi vậy, khi bạn có triệu chứng, dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa hãy tới thăm khám các bác sĩ chuyên khoa ngay nhé! Triệu chứng điển hình của bệnh viêm da cơ địa là các thương tổn ở da và ngứa vô cùng Các yếu tố làm ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh viêm da cơ địa có thể là: thay đổi thời tiết, tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy mạnh, với xà phòng…. Thêm vào đó, môi trường cũng là nguyên nhân gây kích hoạt triệu chứng viêm da cơ địa bất cứ lúc nào. Top 6 loại lá chữa viêm da cơ địa tốt nhất Sử dụng các loại lá để chữa viêm da cơ địa là phương pháp khá phổ biến, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Cách thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm tìm và lành tính, có thể làm tại nhà mà lại giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Trong tự nhiên có các loại dược liệu chứa dược tính nhất định, hỗ trợ điều trị bệnh lý khác nhau. Người bệnh bị viêm da cơ địa nên sử dụng loại dược liệu có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Ví dụ điển hình là: lá khế, lá ổi, lá lốt….. Các loại lá thường an toàn, không gây tác dụng phụ, làm làn da chắc khỏe hơn, không tốn chi phí.Dưới đây là các loại lá và cách thực hiện để cải thiện tình trạng viêm da cơ địa. 1. Lá khế Theo Đông y, lá khế có vị chát, tính mát nên có tác dụng giải độc cho cơ thể hiệu quả. Nghiên cứu Y học hiện đại, thành phần trong lá khế có chứa flavonoid và saponosid giúp ức chế các hoạt động của vi khuẩn Gram (+) giúp kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Do vậy, lá khế có khả năng thuyên giảm triệu chứng ngứa ngáy, viêm, sưng tấy; hỗ trợ điều trị các bệnh về da đặc biệt là viêm da cơ địa. Bài thuốc lá khế chữa viêm da cơ địa Nguyên liệu: 100g lá khế. Cách thực hiện: Đem lá khế đi rửa và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút rồi vớt ra để ráo. Vò nát lá khế đem cùng 2 lít nước đun sôi. Sau khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, đun tiếp khoảng 10-15 phút thì tắt bếp. Đổ nước ra chậu cho nguội bớt rồi dùng nước đó vệ sinh vùng da bị viêm, bã lá lốt dùng chà xát lên da. Dùng khăn lau khô và làm sạch bã dược liệu trên da là có thể mặc quần áo. Thực hiện 3-4 lần/ 1 tuần để đạt được hiệu quả. Lá khế giúp cải thiện viêm da cơ địa hiệu quả 2. Lá ổi Theo Y học cổ truyền, lá ổi có vị đắng, tính ấm có khả năng se niêm mạc, hỗ trợ thúc đẩy làm lành vết thương và giải độc. Thành phần hóa học có trong lá ổi gồm tinh dầu, polyphenol, tanin… có khả năng làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Vượt trội hơn, lá ổi có Bergiadia giúp chống oxy hóa, cải thiện và làm lành vùng da bị tổn thương. Bergiadia còn thúc đẩy quá trình tái tạo da, chống lão hóa da, giúp làn da đàn hồi và săn chắc tốt hơn. Chính vì vậy mà lá ổi là một trong những loại dược liệu để hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm da cơ địa phổ biến. Sử dụng lá ổi để hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa ở tình trạng vừa và nhẹ Bài thuốc lá ổi chữa viêm da cơ địa Nguyên liệu: 1 nắm lá ổi Cách thực hiện: Rửa sạch lá ổi với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và để ráo. Nấu nước sôi và cho lá ổi vào rồi để nguội. Ngâm 15 -20 phút vùng da tổn thương vào nước lá ổi vừa đun, cùng lúc đó dùng phần bã chà nhẹ nhàng vào vết thương. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng lượng nước ổi trên và gia tăng thêm lượng nước để tắm. Hãy làm theo phương pháp này 1 ngày 1 lần để cải thiện bệnh viêm da cơ địa. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: 3 cách trị viêm da cơ địa bằng lá ổi 3. Lá đu đủ Lá đu đủ có tính bình, vị đắng, tác dụng làm giảm sưng tấy, giảm ngứa ngáy. Đồng thời, loại dược liệu này còn mang tính kháng khuẩn cao, kháng viêm cao, giảm nhanh tình trạng viêm. Thành phần dược tính có trong lá đu đủ giúp điều trị tốt bệnh viêm da cơ địa phải kể đến hai loại enzyme là Papain và Chymopapain có khả năng chống bội nhiễm do vi khuẩn gây ra đồng thời giúp giảm sưng, giảm ngứa, chống viêm. Thành phần khác trong lá đu đủ như: vitamin A, vitamin C, beta – caroten… có tác dụng hỗ trợ, bảo vệ da khỏe mạnh, xoa dịu nhanh cảm giác ngứa ngáy, ửng đỏ, nóng rát do viêm da. Do đó, lá đu đủ là 1 trong những loại lá được lựa chọn để hỗ trợ điều trị các bệnh về da đặc biệt là viêm da cơ địa. Lá đu đủ thúc đẩy hồi phục những thương tổn ở da, giảm tình trạng ngứa ngáy và đau rát Bài thuốc từ lá đu đủ chữa viêm da cơ địa Nguyên liệu: 5 lá đu đủ già Cách thực hiện: Đem rửa sạch lá đu đủ và ngâm với nước muối rồi để ráo. Cắt nhỏ lá đu đủ rồi xay nhuyễn hoặc cho vào cối giã. Đắp hỗn hợp vừa làm được lên vùng da bị thương tổn trong vòng 20 – 25 phút. Để hiệu quả cao, người bệnh phải kiên trì đắp 2 lần / 1 ngày vào sáng và tối để hỗ trợ điều trị triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy. 4. Lá trầu không Lá trầu không từ xa xưa tới nay được sử dụng như một vị thuốc điều trị nhiều bệnh lý, phổ biến nhất là viêm da cơ địa. Theo Đông y, lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt tác nhân gây viêm da cơ địa. Bởi lẽ, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng và đi vào 3 kinh: phế, tỳ, vị. Thành phần hóa học của lá trầu không có chứa flavonoid làm giảm nổi mẩn, giảm ngứa, kháng viêm. Do vậy, lá trầu không có khả năng cải thiện viêm da cơ địa. Ngoài ra, tăng sinh collagen, làm lành vết thương một cách nhanh chóng cũng là công dụng tuyệt vời của lá trầu không. Bài thuốc lá trầu không không nên áp dụng trong trường hợp vết thương hở, sưng tấy hay mưng mủ Bài thuốc lá trầu không chữa viêm da cơ địa Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không tươi, muối hạt. Cách thực hiện: Mang lá trầu không rửa sạch với nước và ngâm với nước muối 20 – 30 phút để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt lá. Sau đó vớt chúng ra và để ráo. Cho lá trầu không sạch vào nồi cùng 2 lít nước và thêm 1 muỗng cà phê muối hạt rồi đun sôi. Pha loãng với nước lạnh vừa đủ để tắm. Bệnh nhân cần áp dụng phương pháp tắm lá trầu không 1 ngày 1 lần. ☛ Tham khảo đầy đủ: Lá trầu không chữa viêm da cơ địa có hiệu quả? 5. Lá lốt Lá lốt có tính ấm, hơi cay, vị nồng và mùi thơm. Do vậy loại dược liệu này dùng để làm ấm bụng, chống phong hàn, giúp hạ sốt và điều trị cảm lạnh. Bên cạnh đó, lá lốt còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành một cách nhanh chóng nhưng vùng da bị tổn thương. Đồng thời loại dược liệu này còn giúp xoa dịu ngứa ngáy, đau, viêm, sưng, nóng rát… do viêm da cơ địa. Thành phần lá lốt chứa các hoạt chất như: Beta- caryophylen, flavonoid, benzyl acetat…. Những hoạt chất này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cực mạnh đặc biệt là khi giã nát. Khi giã nát làm lá lốt phát huy tối đa tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh trong đó có tụ cầu vàng Staphylococcus – loại vi khuẩn xuất hiện và lây lan nhanh chóng của bệnh viêm da cơ địa. Lá lốt có khả năng khắc phục rất tốt tình trạng bệnh viêm da cơ địa cả người lớn và trẻ em Bài thuốc lá lốt chữa viêm da cơ địa Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi, muối biển Cách thực hiện: Rửa sạch lá lốt với nước muối pha loãng và để ráo. Đem lá lốt đi xay nhuyễn hoặc giã nát. Dùng hỗn hợp vừa thu được đắp lên vùng da bị thương tổn 20 – 25 phút rồi rửa sạch. Người bệnh nên kiên trì thực hiện bài thuốc này 1 ngày 2 lần thì bệnh viêm da cơ địa sẽ thuyên giảm nhanh chóng. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bật mí cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt 6. Lá tía tô Lá tía tô chứa các khoáng chất ( kẽm, sắt, lưu huỳnh…) và vitamin B6, B1, A, B4, K, C giúp hỗ trợ ức chế hoạt động của vi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, lá tía tô còn có khả năng chống nhiễm khuẩn, tăng cường chức năng gan. Do vậy làm cho lá tía tô là lựa chọn để chữa bệnh viêm da cơ địa phổ biến. Hoạt chất có trong lá tía tô làm tái tạo lại vùng da đang bị tổn thương Bài thuốc lá tía tô chữa viêm da cơ địa Nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô tươi, 1 miếng khăn mỏng Cách thực hiện: Lá tía tô rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo. Đem lá tía tô sao nóng trên chảo rồi tắt bếp. Cho hỗn hợp vào khăn mỏng đã chuẩn bị rồi đắp lên vùng da bị thương tổn. Bệnh nhân nên thực hiện đều mỗi ngày để đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh viêm da cơ địa. ☛ Tham khảo thêm: 4 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô Lưu ý khi sử dụng lá chữa viêm da cơ địa Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của các loại lá chữa viêm da cơ địa, còn một số nhược điểm như: phải đảm bảo trong quá trình thực hiện lá và các dụng cụ luôn sạch; lá dạng thô sẽ chứa cả loại hoạt chất có lợi và gây hại… Điều này dẫn đến việc người bệnh có thể bị dị ứng với loại lá đó hoặc gây bội nhiễm ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. Tùy thuộc cơ địa mà người bệnh nên lựa chọn phương pháp phù hợp để chữa bệnh, tránh dùng các loại lá mẫn cảm với cơ thể. Ưu tiên các loại dược liệu có sẵn trong vườn nhà để tránh lẫn các hóa chất, tạp chất gây nguy hại đến sức khỏe người bệnh. Sử dụng lá chữa viêm da cơ địa tác dụng chậm nên người bệnh phải kiên trì. Ngoài ra, ở góc nhìn khoa học phương pháp này chưa được kiểm chứng và chỉ đáp ứng với trường hợp triệu chứng mức độ nhẹ. Nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương trước khi sử dụng các phương pháp trên. Điều này giúp chúng ta ngăn ngừa việc viêm nhiễm lây lan rộng và giảm nguy cơ bội nhiễm. Bên cạnh áp dụng các bài thuốc dùng dược liệu chữa viêm da cơ địa, người bệnh cần có biện pháp bảo vệ làn da khi ra tham gia hoạt động ngoài trời. Bệnh nhân nên giảm thiểu việc làn da tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, ánh nắng mặt trời…. Sau thời gian áp dụng phương pháp nếu bệnh tình không chuyển biến tốt, bệnh nhân nên đến thăm khám các bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể. ☛ Tham khảo thêm: Tổng hợp mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà Kem bôi Sodermix – lựa chọn chữa viêm da cơ địa an toàn, hiệu quả cao Phát huy được các ưu điểm và loại bỏ nhược điểm của phương pháp dùng lá chữa viêm da cơ địa, sản phẩm Sodermix – kem bôi ngoài da lành tính, hiệu quả, an toàn cho người sử dụng đã ra đời. Sodermix là sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, kem bôi Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay có chứa enzym SOD – hoạt chất có nguồn gốc từ trái cà chua xanh châu Âu. Enzym SOD có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây nên phản ứng ngứa, viêm da, nổi mẩn đỏ… ở người bệnh viêm da cơ địa. Bên cạnh đó, Sodermix có chứa các thành phần tinh chất trong quả bơ, dầu khoáng thiên nhiên làm dưỡng ẩm, nuôi dưỡng da, tăng tái tạo da. Qua đó thấy được Sodermix là lựa chọn tốt nhất để giảm nhanh chóng tình trạng bong rát, nứt nẻ, ngứa ngáy, mẩn đỏ ở da. Kem Sodermix – 1 trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa hàng đầu hiện nay Hiện nay Sodermix nhận được nhiều đánh giá tích cực của người dùng và các chuyên gia. Ngay tại Việt Nam, sản phẩm được dùng phổ biến tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện 108, bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy…. Kem bôi Sodermix đã được chứng minh lâm sàng có thể cải thiện tổn thương da do viêm da cơ địa lên đến 90%. Chỉ sau 2-3 ngày sử dụng, người bệnh đã cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt. Đặc biệt, sản phẩm có thể giúp hạn chế tối đa nguy cơ tái phát khi sử dụng đều đặn, đủ liệu trình từ 2-3 tháng. Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Sodermix, vui lòng xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng tận nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY Chia sẻ12
Viêm da cơ địa mụn nước: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm da cơ địa là một căn bệnh mạn tính rất phổ biến, mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt, triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của mỗi người. Vậy viêm da cơ địa mụn nước là gì? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây ngay nhé! Mục lụcViêm da cơ địa mụn nước là gì?Nguyên nhân gây viêm da cơ địa mụn nước3 giai đoạn của viêm da cơ địa mụn nướcViêm da cơ địa mụn nước có nguy hiểm không?Điều trị viêm da cơ địa mụn nước như thế nào?Thay đổi lối sống sinh hoạtSử dụng bài thuốc dân gianSử dụng các loại thuốc đặc trịSodermix – lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân viêm da cơ địa mụn nước Viêm da cơ địa mụn nước là gì? Viêm da cơ địa mụn nước gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) là một bệnh viêm da mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần và xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Dấu hiệu điển hình của bệnh là những thương tổn trên nền da khô kèm ngứa. Để làm dịu cơn khó chịu, bệnh nhân thường gãi nhiều tạo nên vòng xoắn bệnh lý “ngứa – gãi – viêm” khiến cho vi trùng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Viêm da cơ địa mụn nước là một trong những hình thái thường gặp của Atopic Dermatitis, biểu hiện ở mặt, cổ tay, các nếp gấp,… Triệu chứng này có thể khởi phát sau cơn ngứa, tổn thương ở dạng nông hoặc sâu. Tùy vào tình trạng bệnh mà lượng mụn nước sẽ ít hay nhiều, khi vỡ có thể lan ra vùng da lành. Một thời gian sau, khi mụn nước bong ra, làn da trở nên bong tróc và khô ráp gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa mụn nước Di truyền là nguyên nhân thường gặp gây viêm da cơ địa mụn nước Viêm da cơ địa mụn nước là hậu quả của sự tương tác giữa nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: Di truyền là nguyên nhân chính, 60% người bị viêm da cơ địa cũng có con bị bệnh, tỷ lệ này sẽ tăng lên đến 80% nếu cả bố và mẹ mắc bệnh. Bên cạnh đó, nhiều phát hiện di truyền đã phát hiện rằng những vùng nhiễm sắc thể khác nhau không chỉ liên quan đến viêm da cơ địa mà còn hen suyễn, vảy nến,… Bất thường về đáp ứng miễn dịch do sự phản ứng quá mức của cơ thể trước những tác nhân gây kích thích. Rối loạn chức năng của hàng rào bảo vệ da bởi sự sụt giảm chất béo ở lớp thượng bì, ảnh hưởng đến khả năng ngăn chặn và đáp ứng viêm của bề mặt. Bên cạnh đó, hệ thống bảo vệ da rối loạn còn làm khiến cho da dễ mất nước, tạo điều kiện cho dị nguyên, vi trùng, chất gây kích ứng xâm nhập vào vùng tổn thương. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh như thay đổi thời tiết đột ngột, thức ăn, khói bụi, mạt nhà, chất sát khuẩn,… cũng có khả năng dẫn đến nổi mụn nước trên những bệnh nhân vốn đã có cơ địa dị ứng. ☛ Chi tiết tại: Nguyên nhân viêm da cơ địa ở cả người lớn và trẻ nhỏ 3 giai đoạn của viêm da cơ địa mụn nước Từng giai đoạn viêm da cơ địa sẽ thể hiện các triệu chứng khác nhau Viêm da cơ địa mụn nước có thể biểu hiện theo nhiều hình thái khác nhau ở từng đối tượng như trẻ bú mẹ, trẻ em, thiếu niên và người lớn. Tuy nhiên, căn bệnh sẽ tiến triển thành 3 giai đoạn cụ thể bao gồm: Giai đoạn cấp tính: Đặc trưng bởi đám da đỏ không có ranh giới, xuất hiện dát sẩn, mụn nước tiết dịch vàng. Nếu gãi nhiều, mụn nước có thể vỡ ra và lan sang vùng da lành xung quanh. Đây cũng là giai đoạn biểu hiện mụn nước rõ rệt nhất, người bệnh cần lưu ý để tránh bội nhiễm tại nơi tổn thương. Giai đoạn bán cấp: Các triệu chứng diễn biến nhẹ nhàng hơn, không có tình trạng viêm như phù nề hay tiết dịch. Giai đoạn mạn tính: Vùng da tổn thương trở nên dày và thâm, thậm chí xuất hiện vết nứt gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Nếu tình trạng mụn nước xuất hiện dai dẳng và có dấu hiệu của phù nề, sung huyết, sốt cao,… thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng có thể xảy ra. Viêm da cơ địa mụn nước có nguy hiểm không? Viêm da cơ địa mụn nước nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm Viêm da cơ địa là một căn bệnh mạn tính, buộc người bệnh phải tuân thủ lối sinh hoạt khoa học, thực hiện phác đồ điều trị hợp lý. Bệnh có thể diễn biến hàng tháng, hàng năm và tái đi tái lại rất nhiều lần. Con số thống kê đã chỉ ra rằng, khoảng 50% trẻ em khỏi bệnh ở tuổi thiếu niên, tuy nhiên một nửa còn lại vẫn còn tồn tại cho đến tuổi trưởng thành. Viêm da cơ địa mụn nước ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, bao gồm rối loạn giấc ngủ, dễ bị kích ứng, tự kỷ ở trẻ em. Không chỉ vậy, căn bệnh còn tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống kinh tế gia đình bởi đây là bệnh mạn tính, cần điều trị trong thời gian dài. Nếu kịp thời xử lý và chăm sóc tốt mụn nước, căn bệnh sẽ được kiểm soát và kết thúc sớm chu kỳ. Tuy nhiên, mụn nước có thể vỡ ra gây biến chứng bội nhiễm tụ cầu vàng hay vi khuẩn Herpes, tác động trực tiếp lên sức khỏe của người bệnh! ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Biến chứng của viêm da cơ địa! Điều trị viêm da cơ địa mụn nước như thế nào? Mục tiêu điều trị của viêm da cơ địa mụn nước chính là tăng cường sức mạnh của hàng rào bảo vệ da, ngăn chặn hiện tượng nhiễm khuẩn và ức chế quá trình viêm. Những điều này sẽ được giải quyết hiệu quả thông qua một vài nguyên tắc sau: Thay đổi lối sống sinh hoạt Thay đổi chế độ sinh hoạt sẽ giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của viêm da cơ địa Vòng xoắn bệnh lý khiến cho viêm da cơ địa mụn nước ngày càng tiến triển không khỏi đó là “ngứa – gãi – viêm”. Chính vì thế, người bệnh cần tránh chà xát, gãi lên vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề như: Hạn chế tiếp xúc với những chất dễ gây kích ứng như hóa chất, xà phòng, bụi bẩn,… Sử dụng kem dưỡng ẩm lành tính để tránh mất nước cho da. Thực hiện bôi cho trẻ theo nguyên tắc 3 – 3 – 3 (3 lần/ ngày, 3 phút sau khi tắm, 30 phút trước khi sử dụng các sản phẩm đặc trị khác). Không dùng trực tiếp đồ len dạ lên vùng da bị tổn thương. Thay vào đó, hãy ưu tiên sử dụng những bộ đồ thoáng mát được làm từ cotton. Thực hiện chế độ ăn khoa học, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất có trong rau củ quả, trái cây ít đường, uống đủ nước. Đặc biệt, hạn chế dùng các chất kích thích như rượu bia, đồ ăn cay nóng,… ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Viêm da cơ địa nên ăn gì, kiêng gì? Sử dụng bài thuốc dân gian Lá khế là một trong những nguyên liệu lành tính, rẻ tiền và an toàn cho người bệnh Sử dụng các bài thuốc dân gian nhằm hỗ trợ cải thiện triệu chứng nổi mụn nước trong viêm da cơ địa, nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm. Một số bài thuốc được lưu truyền từ xa xưa có thể kể đến như: Lá khế: Theo Đông Y, lá khê có tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc. Chính vì thế, lá khê đóng vai trò như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống viêm, giảm ngứa ngáy, tránh cho mụn nước bị vỡ lan sang vùng da lành. Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị một nắm lá khế tươi rửa sạch và một nắm muối biển. Đầu tiên, hãy vò nát lá khế và đun cùng khoảng 2 lít nước sạch, muối biển cho đến lúc sôi. Tắt bếp và để nguội, rửa nhẹ lên vùng da tổn thương. Thực hiện đều đặn mỗi tuần một lần để cải thiện triệu chứng! Dầu dừa: Là chất dưỡng ẩm tự nhiên, cải thiện tình trạng da khô ráp và giảm bớt hiện tượng dị ứng trên da. Bài thuốc được thực hiện như sau: Làm sạch vùng da tổn thương bằng nước mát, lau khô rồi thoa một lượng dầu dừa nguyên chất lên vùng tổn thương. Massage nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc cho tinh chất nhẹ nhàng thấm vào da. Đợi khoảng 45 phút cho dầu dừa khô bớt rồi dùng khăn khô, sạch lau lại. Bạn cũng nên lưu ý không nên dùng quá nhiều dầu dừa, không để qua đêm bởi có thể gây bít tắc cổ chân lông, tăng tình trạng viêm nhiễm. Lá lốt: Là nguyên liệu dân gian quen thuộc giải quyết các triệu chứng trong bệnh da liễu. Không chỉ vậy, trong lá lốt còn chứa flavonoid, ancaloit, benzyl,… đều là những hoạt chất giảm đau, kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Cách thực hiện bài thuốc như sau: Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi rửa sạch, để ráo nước. Nấu lá lốt cùng 2 lít nước cho đến khi sôi thì để lửa thêm khoảng 15 phút. Đổ ra thau lớn, thêm nước mát để tắm hằng ngày cho tới khi cải thiện triệu chứng. Những bài thuốc dân gian chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu trên những bệnh nhân viêm da cơ địa mụn nước nhẹ, chưa vỡ mụn nước. Chính vì thế, người bệnh cần có sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ chuyên môn khi thực hiện các phương pháp trên. ☛ Tham khảo thêm tại: Kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa sau 10 năm Sử dụng các loại thuốc đặc trị Dưỡng ẩm là nguyên tắc không thể thiếu trong bất cứ giai đoạn nào của bệnh Một số loại thuốc được kê đơn trong điều trị viêm da cơ địa mụn nước qua từng giai đọan khác nhau bao gồm: Giai đoạn cấp tính Dưỡng ẩm vùng tổn thương bằng các sản phẩm lành tính, không cồn, không chất bảo quản. Sử dụng kháng sinh để tránh biến chứng bội nhiễm tụ cầu vàng và vi khuẩn Herpes. Điều trị triệu chứng ngứa và dị ứng bằng thuốc kháng Histamin. Một số trường hợp viêm nhiễm nặng cần cân nhắc sử dụng kem bôi chứa Corticoid ngắn ngày. Giai đoạn bán cấp và mạn tính Giữ nước cho da bằng kem dưỡng ẩm lành tính. Thuốc kháng Histamin làm dịu cơn ngứa ngáy khó chịu của bệnh nhân. Một số thuốc chống viêm không chứa Corticoid như Tacrolimus được lựa chọn để thay thế Corticoid, tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể lựa chọn những phương pháp điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân gây viêm da cơ địa như giải mẫn cảm, UVA, UVB,… nếu tình trạng bệnh không được cải thiện. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc trị viêm da cơ địa loại nào tốt? Những loại thuốc kể trên đều có tác dụng không mong muốn lên cơ thể người bệnh, đặc biệt thuốc chứa Corticoid không thể dùng kéo dài bởi chúng có thể gây hại cho làn da, teo da. Vì vậy, hãy đến cơ sở uy tín để thăm khám, xác định giai đoạn bệnh và được kê đơn thuốc phù hợp với bản thân! Sodermix – lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân viêm da cơ địa mụn nước Sodermix là sản phẩm lành tính, được chiết xuất 100% từ thiên nhiên Nếu bạn đang tìm kiếm một dòng kem bôi lành tính, hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa mụn nước thì Sodermix là sự lựa chọn hoàn hảo. Là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường có chứa Enzyme Superoxide Dismutase (SOD), Sodermix được nhiều bệnh nhân tin tưởng và sử dụng trong thời gian dài. Nhờ những nguyên liệu thiên nhiên vô cùng lành tính chiết xuất từ cà chua xanh, mỡ quả bơ,… Sodermix cực kỳ phù hợp trên những cơ địa nhạy cảm, an toàn cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, sản phẩm không chứa Corticoid, thích hợp cho một liệu trình điều trị kéo dài, không gây ra tác dụng phụ. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Những hoạt chất lành tính có trong Sodermix có khả năng làm dịu cơn ngứa ngáy, chống viêm, giảm phù nề. Không chỉ vậy, Sodermix còn ức chế tăng sinh Collagen quá mức tránh sẹo xấu, dưỡng ẩm, khôi phục nhanh vùng da bị tổn thương. Lời kết Bài viết trên đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về căn bệnh viêm da cơ địa mụn nước. Hy vọng rằng, những thông tin hữu ích trên sẽ cải thiện các triệu chứng khó chịu, giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống! Tham khảo thêm tại: https://hongngochospital.vn/mun-nuoc-can-benh-khong-he-don-gian/ https://dalieu.vn/benh-viem-da-co-dia/ Chia sẻ13
TOP 4 bài thuốc Đông y chữa á sừng hiệu quả!
Bệnh á sừng được ví là ‘hung thần của làn da’ bởi thường gây ra nhiều đau đớn, thiếu tự tin cho bệnh nhân. Có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh nhưng việc sử dụng các bài thuốc cổ truyền đang được quan tâm nhiều hơn cả. Cùng khám phá top 4 bài thuốc Đông y chữa á sừng hiệu quả trong bài viết dưới đây ngay nhé! Mục lụcBệnh á sừng là gì? Dấu hiệu nhân biếtChữa bệnh á sừng bằng thuốc Đông y có hiệu quả không?4 bài thuốc Đông y chữa á sừng hiệu quả1. Bài thuốc thứ nhất2. Bài thuốc thứ hai3. Bài thuốc thứ ba4. Bài thuốc thứ tưƯu – nhược điểm của thuốc Đông y chữa á sừngƯu điểmNhược điểmLưu ý khi dùng thuốc Đông chữa á sừngSodermix – phục hồi làn da tổn thương do á sừng Bệnh á sừng là gì? Dấu hiệu nhân biết Á sừng là một bệnh lý lành tính và phổ biến ở những người viêm da cơ địa Bệnh á sừng là một bệnh da liễu mạn tính, biểu hiện tổn thương bằng tình trạng bong tróc, nứt nẻ. Căn bệnh này có thể khởi phát ở bất kỳ đâu trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở tay và chân. Đây là một bệnh tương đối lành tính tuy nhiên sẽ gây ra nhiều khó chịu và làm mất thẩm mỹ cho cơ thể người bệnh. Một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh á sừng có thể kể đến như: Da bị khô, nứt nẻ, ngứa, bong tróc nhất là ở vùng lòng bàn tay, bàn chân. Tình trạng này có thể nặng nề hơn vào mùa lạnh, dẫn đến phần da tổn thương bị xước, rớm máu gây nhiều đau đớn. Vùng da tổn thương sẽ dày lên và chai sần, có khả năng lan ra cả vùng da lành xung quanh. Vào mùa hè sẽ xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti gây ngứa và cực kỳ khó chịu. Đầu ngón, kẽ ngón và bàn ngón tay chân là những nơi thường xuyên xuất hiện triệu chứng. Vì rất dễ bong tróc nên vùng tổn thương có khả năng nhiễm nấm và vi khuẩn cao. Các yếu tố gây dị ứng hay kích ứng thường là nguyên nhân khởi phát bệnh á sừng. Bên cạnh đó, nếu tiếp xúc nhiều với hóa chất, chất tẩy rửa mạnh, xăng dầu,… khi đang mắc bệnh thì tình trạng sẽ trở nên nặng nề và trầm trọng hơn. Hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu là giải quyết triệu chứng chứ không dứt điểm được nguyên nhân nên bệnh á sừng sẽ tái đi tái lại theo một chu kỳ nhất định. ☛ Tham khảo thêm: Á sừng có tự khỏi không, bao lâu thì khỏi? Chữa bệnh á sừng bằng thuốc Đông y có hiệu quả không? Bệnh á sừng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể Trong Đông y, bệnh á sừng khởi phát do có sự rối loạn chức năng giải độc của can thận, “âm hư sinh nội nhiệt”. Do độc tố tích tụ dưới da, bệnh nhân cảm thấy nóng trong người, ngứa ngáy và đau rát. Bệnh sẽ tiến triển nặng khi gặp phong hàn hay ngoại tà xâm nhập từ bên ngoài. Ngày nay, y học đã có nhiều phát triển vượt bậc nhưng nhiều người vẫn lựa chọn sử dụng các bài thuốc Đông y chữa á sừng vì sự lành tính, an toàn. Á sừng là một bệnh da liễu mạn tính vậy nên rất khó chữa. Thế nhưng, nếu kiên trì áp dụng đúng cách những bài thuốc cổ truyền thì các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm, rút ngắn thời gian tái bệnh. Cho đến bây giờ vẫn không thể khẳng định rằng bài thuốc Đông y giải quyết tận gốc bệnh á sừng, thế nhưng không thể phủ nhận được hiệu quả trong điều trị của phương pháp này. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên lưu ý rằng hiệu quả của thuốc Đông y trên từng người là khác nhau. Trước khi áp dụng, người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng ở cơ sở y tế và có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. ☛ Tham khảo thêm tại: Cách chữa bệnh á sừng dứt điểm hiệu quả! 4 bài thuốc Đông y chữa á sừng hiệu quả Đối với bệnh á sừng ở mức độ nhẹ, tổn thương chỉ xuất hiện ở một vài vị trí nhất định thì người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn phương pháp cổ truyền để điều trị. Một số bài thuốc Đông y dùng để hỗ trợ cải thiện triệu chứng rõ rệt nhất bao gồm: 1. Bài thuốc thứ nhất Thuốc Đông y được tin dùng bởi sự lành tính, an toàn Nguyên liệu gồm: Hà thủ ô 12gr Huyền sâm 12gr Hỏa ma nhân 12gr Ké đầu ngựa 12gr Sinh địa 12gr Cách thực hiện: Mang những vị thuốc trên tiến hành đun sôi trên lửa nhỏ cùng 4 chén nước lọc. Cẩn thận canh giờ cho đến khi còn khoảng 1 chén nước thì tắt bếp, lọc lấy cốt và uống ngay khi còn ấm. Để cải thiện các dấu hiệu khó chịu của bệnh, nên dùng đều đặn 1 thang thuốc mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm. 2. Bài thuốc thứ hai Thuốc Đông y được rất nhiều người bệnh á sừng tin dùng Nguyên liệu gồm: Kinh giới 12gr Rau má 12gr Bồ công anh 12gr Trinh nữ hoàng cung 10gr Xích đồng 9gr Thổ phục linh 12gr Hạ khô thảo 12gr Đơn tướng quân 12gr Cách thực hiện: Đem tất cả những vị thuốc trên sắc với 3 chén nước lọc, đun lửa nhỏ cho đến khi vơi còn khoảng 1 bát nước. Lúc này, cho thêm khoảng 3 chén nước nữa để tiến hành sắc lần thứ hai là đã có thể uống được. Nên sử dụng kiên trì 2 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng khó chịu mà bệnh á sừng gây ra. 3. Bài thuốc thứ ba Thuốc Đông y được đánh giá cao về tính an toàn cũng như hiệu quả trị bệnh Không chỉ sử dụng bài thuốc Đông y chữa á sừng ở dạng uống, bệnh nhân còn có thể kết hợp với phương pháp ngâm rửa toàn thân. Nhờ cách này, dưỡng chất sẽ thấm sâu vào lớp biểu bì, ngăn ngừa hiện tượng nứt da cũng như tình trạng tổn thương lan ra vùng da lành khác. Nguyên liệu gồm: Hoa tiêu 12gr Phác tiêu 12gr Dã hoa cúc 12gr Cách thực hiện: Sử dụng tất cả những nguyên liệu trên cho vào nồi lớn rồi đun cùng với khoảng 5 lít nước, đến khi sôi cho nhỏ lửa và đun tiếp trong 15 phút. Đổ nước ra thau và đợi đến khi nguội, dùng tắm như bình thường. Bệnh nhân cũng có thể ngâm vùng da tổn thương trong vài phút, thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi khỏi bệnh! 4. Bài thuốc thứ tư Sử dụng thuốc Đông y để tắm nhằm cải thiện các triệu chứng khó chịu mà bệnh á sừng gây ra Nguyên liệu gồm: Khô phàn 120gr Mang tiêu 500gr Hoa cúc dại 240gr Xuyên tiêu 120gr Cách thực hiện: Cũng như bài thuốc thứ ba, bạn đem tất cả các vị thuốc đun sôi trong 5 lít nước, giảm lửa nhỏ trong 15 phút tiếp theo. Chắt lấy nước và sử dụng để tắm hằng ngày sẽ nhận thấy được sự cải thiện cực kỳ rõ rệt! Tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người mà bác sĩ y học cổ truyền sẽ gia giảm linh hoạt các thành phần trong bài thuốc. Vậy nên, bệnh nhân cần đến phòng khám Đông y uy tín để được kê thuốc và hướng dẫn chi tiết, cụ thể! Ưu – nhược điểm của thuốc Đông y chữa á sừng Thuốc Đông y có nhiều điểm mạnh và điểm yếu mà người dùng nên lưu ý Bất cứ phương pháp chữa bệnh nào cũng đều có những ưu – nhược điểm nhất định, và các bài thuốc cổ truyền cũng vậy. Những đặc điểm mà người bệnh nên lưu ý có thể kể đến như: Ưu điểm Thừa hưởng những công lao mà cha ông ta đã để lại từ bao đời, các bài thuốc Đông y chữa á sừng được nhiều người bệnh tin dùng bởi những ưu điểm: Nguyên liệu của thuốc Đông y đều là những thảo dược lành tính, thân thiện với sức khỏe nên rất an toàn, ít gây ra tác dụng phụ cho người bệnh. Không chỉ giảm thiểu những triệu chứng khó chịu của bệnh á sừng, những bài thuốc Đông y còn góp phần nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Thuốc Đông y tác động từ sâu bên trong, thậm chí hỗ trợ giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây bệnh nên mang đến hiệu quả cao, giảm thiểu nguy cơ tái phát. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm vô cùng nổi bật, phương pháp điều trị bệnh á sừng bằng thuốc Đông y vẫn còn một vài nhược điểm như sau: Thuốc có tác dụng chậm, kéo dài từ 2 – 3 tháng vậy nên người bệnh phải thật kiên trì và sử dụng đều đặn mới thấy cải thiện triệu chứng. Phần sơ chế nguyên liệu và sắc thuốc khá phức tạp, không phù hợp cho những người bận rộn. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà thuốc có tác động hiệu quả hay không. Với số ít người bị dị ứng thuốc Đông y thì cần tìm phương pháp khác an toàn hơn. Lưu ý khi dùng thuốc Đông chữa á sừng Bệnh nhân cần thay đổi lối sống và sinh hoạt để chữa bệnh nhanh chóng hơn Để phát huy được hiệu quả tối ưu của những bài thuốc Đông y điều trị bệnh á sừng, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt đồng thời chăm sóc vùng da tổn thương thật cẩn thận. Những biện pháp cụ thể bao gồm: Lựa chọn phòng khám y học cổ truyền uy tín để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, đồng thời đảm bảo chẩn đoán đúng bệnh và chất lượng của thuốc. Giữ gìn sạch sẽ vùng da bệnh, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thuốc tẩy rửa, hóa chất, xăng dầu,… Tránh gãi hay cào mạnh lên nơi tổn thương bởi điều này sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng, thậm chí lan sang vùng da lành khác. Làn da phải được làm sạch hằng ngày và bổ sung độ ẩm cần thiết. Bệnh nhân có thể lựa chọn những sản phẩm lành tính, không chứa chất gây hại cho da. Cần nâng cao hệ miễn dịch bằng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau xanh, cam, bưởi, xoài,… Vận động đều đặn mỗi ngày, hạn chế căng thẳng bởi sự thay đổi nội tiết có thể làm kéo dài thời gian khỏi bệnh. ☛ Tham khảo thêm tại: Á sừng nên làm gì, kiêng gì? Sodermix – phục hồi làn da tổn thương do á sừng Sodermix được sản xuất từ các nguyên liệu lành tính, được nhiều người tin dùng Sodermix là một sản phẩm độc đáo, được phối hợp giữa nhiều loại nguyên liệu từ thiên nhiên cùng những kỹ thuật tinh chế hiện đại. Nhờ sự lành tính từ enzyme SOD được chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu, Sodermix được đánh giá là kem bôi chuyên biệt cho người viêm da cơ địa, đặc biệt là bệnh nhân á sừng. Những hoạt chất an toàn, có tính sinh học cao trong Sodermix đã góp phần giải quyết những dấu hiệu ngứa ngáy, nứt nẻ mà bệnh á sừng gây ra. Bên cạnh đó, sự kết hợp hoàn hảo giữa dầu trái bơ và dầu khoáng còn hỗ trợ dưỡng ẩm, làm bong nhanh lớp sừng đồng thời giảm sần sùi cho làn da của người bệnh. Với ba tiêu chí nổi bật, Sodermix nhanh chóng nhận được nhiều đề cử từ các chuyên gia cũng như sự tin tưởng của nhiều khách hàng, gồm: Không chứa Corticoid – thành phần gây hại cho làn da vốn nhạy cảm. Giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, mẩn đỏ chỉ trong vòng 2 – 3 ngày sử dụng. Hỗ trợ tái tạo nhanh vùng da tổn thương, ngăn ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả. Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Sodermix, vui lòng xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng tận nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY Lời kết Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn top 4 bài thuốc Đông y chữa á sừng an toàn, phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau. Chắc chắn rằng, sự hiểu biết kỹ lưỡng về các phương pháp chữa bệnh sẽ là chìa khóa giúp bệnh nhân nâng cao sức khỏe và đời sống của bản thân mình! sừng Chia sẻ11
Khắc phục viêm da cơ địa tái đi tái lại - đâu là giải pháp?
Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu phổ biến, có thể gặp ở tất cả mọi người. Đáng nói, các triệu chứng bệnh rất dễ tái đi tái lại, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, công việc, tâm lý và cả thẩm mỹ của người bệnh. Vậy khắc phục tình trạng viêm da cơ địa tái phát liên tục bằng cách nào? Hãy cùng Sodermix.com làm rõ nhé! Mục lụcVì sao viêm da cơ địa dễ tái đi tái lại?Viêm da cơ địa tái đi tái lại có nguy hiểm không?Làm sao để hạn chế viêm da cơ địa tái đi tái lại?Điều trị viêm da cơ địa đúng cáchThay đổi lối sống thói quen sinh hoạtKết hợp bổ sung dinh dưỡng hợp lýSodermix – giải pháp kiểm soát viêm da cơ địa tái đi tái lại Vì sao viêm da cơ địa dễ tái đi tái lại? Theo các các chuyên da, viêm da cơ địa là bệnh lý mạn tính, có liên quan yếu tố cơ địa, di truyền và hệ miễn dịch. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là tình trạng da khô, ngứa, nứt nẻ, có thể kèm theo các mảng đỏ, nổi mụn nước và tiết dịch,… Hiện nay y học vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi dứt điểm viêm da cơ địa, các biện pháp điều trị chủ yếu tập trung cải thiện triệu chứng theo từng đợt khởi phát và tái phát. Do đó, bệnh thường có xu hướng bùng phát trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi. Hình ảnh minh họa bàn tay bị viêm da cơ địa Một số nguyên nhân có thể khiến viêm da cơ địa tái đi tái lại bao gồm: Thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên như lông động vật, nguồn nước ô nhiễm, các loại xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa,… sẽ khiến da bị kích ứng, tạo điều kiện cho viêm da cơ địa bùng phát. Hệ miễn dịch suy yếu khiến các yếu tố dị nguyên, vi khuẩn, nấm,… dễ dàng tấn công cơ thể và làn da, làm tăng nguy cơ khởi phát và tái phát viêm da cơ địa. Căng thẳng kéo dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu, đồng thời làm giảm khả năng đáp ứng điều trị, khiến bệnh viêm da cơ địa dễ tái phát và diễn tiến dai dẳng. Không điều trị hoặc điều trị sai cách là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa tiến triển mãn tính, tái phát liên tục và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Các nguyên nhân khác: Dị ứng thực phẩm, vệ sinh kém, cơ địa nhạy cảm,… cũng là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho viêm da cơ địa bùng phát. Viêm da cơ địa tái đi tái lại có nguy hiểm không? Thông thường viêm da cơ địa chỉ gây những tổn thương trên da và không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng tái phát liên tục có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, các tổn thương trên da có thể lan rộng, kéo dài và hình thành các vết sẹo thâm sạm, mất thẩm mỹ. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, viêm da cơ địa dễ tiến triển mãn tính, trở nên nghiêm trọng và có thể khiến bệnh nhân phải đối diện với các biến chứng như: Nhiễm trùng, bội nhiễm: Viêm da cơ địa kéo dài không được điều trị đúng cách cùng với quá trình người bệnh gãi cào, khiến tổn thương da nghiêm trọng hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, bội nhiễm. Lichen hóa: Thói quen gãi, chà xát da để giảm ngứa hoặc tình trạng viêm da cơ địa tái phát liên tục khiến tổn thương mới chồng lên tổn thương cũ, sẽ làm xuất hiện các mảng lichen hóa trên da, lúc này vùng da bị bệnh sẽ bị sừng hóa, trở nên dày, khô, nổi cộm, vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Tăng khả năng mắc bệnh liên quan đến cơ địa: Theo các chuyên gia, viêm da cơ địa kéo dài có thể khiến cơ thể tăng sản sinh kháng nguyên IgE, làm cơ địa người bệnh ngày càng trở nên nhạy cảm, gia tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh hen suyễn, dị ứng, viêm kết mạc dị ứng,… Suy nhược cơ thể: Cảm giác ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt vào ban đêm, gây tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Bên cạnh đó, cảm giác khó chịu cũng khiến người bệnh mệt mỏi, căng thẳng,… Tình trạng này kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống. Làm sao để hạn chế viêm da cơ địa tái đi tái lại? Để hạn chế tình trạng viêm da cơ địa tái đi tái lại, người bệnh cần có biện pháp điều trị phù hợp, đồng thời cần chăm sóc da đúng cách, áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh và dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Điều trị viêm da cơ địa đúng cách Điều trị đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện triệu chứng và hạn chế nguy cơ tái phát. Để việc điều trị đạt hiệu quả, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám ngay khi mới xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, đồng thời cần thực hiện các nguyên tắc sau: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Người bệnh không nên tự ý điều trị viêm da cơ địa bằng bất cứ phương pháp nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Cần sử dụng thuốc đúng liều lượng được hướng dẫn, tuyệt đối không lạm dụng thuốc để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh nên đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp và biết chính xác loại thuốc cần dùng Một số loại thuốc có thể được chỉ định để điều trị viêm da cơ địa: Thuốc bôi tại chỗ: giúp cải thiện triệu chứng và tình trạng sưng viêm tại chỗ. Các thuốc thường dùng bao gồm: thuốc sát trùng, thuốc bạt sừng làm mềm da, Corticoid tại chỗ,… Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong các trường hợp viêm da cơ địa có nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm. Các thuốc thường dùng bao gồm: Cefalexin, Cefuroxim, Ceftriaxon, Tazobactam, Erythromycin, Clarithromycin,… Thuốc kháng histamine: Có tác dụng ức chế các phản ứng dị ứng, giảm ngứa do viêm da cơ địa gây ra. Một số thuốc thường được sử dụng: Chlorpheniramin, Fexofenadin, Certerizin,… Thuốc uống Corticoid: Được chỉ định trong trường hợp viêm da cơ địa bùng phát mạnh hoặc lan rộng trên cơ thể. Thuốc thường được sử dụng gồm: Prednisolon, Metasone. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, viêm da cơ địa cũng có thể được điều trị bằng liệu pháp quang trị liệu hoặc kết hợp liệu pháp tâm lý để hỗ trợ kiểm soát bệnh. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Phác đồ điều trị viêm da cơ địa Hạn chế gãi ngứa: Viêm da cơ địa thường xuất hiện kèm theo vòng lặp “ngứa – gãi – ngứa”, những cơn ngứa có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh gãi cào, chà xát. Nếu gãi ngứa không cẩn thận sẽ khiến da bị tổn thương, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm, dẫn đến việc điều trị bị kéo dài và trở nên khó khăn hơn. Không những vậy, thói quen gãi cào trong thời gian dài cũng có thể làm xuất hiện các mảng lichen hóa trên da, rất mất thẩm mỹ. Gãi ngứa có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm để làm mềm và giữ ẩm da, giảm ngứa ngứa, đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát. Nên duy trì thói quen thoa kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày kể cả khi các triệu chứng đã biến mất, đặc biệt khi thời tiết hanh khô có thể thoa kem 3 lần/ngày. Thời điểm phù hợp nhất để thoa kem dưỡng ẩm là sau khi tắm khoảng 10 phút hoặc trước khi đi ngủ. Thay đổi lối sống thói quen sinh hoạt Xây dựng các thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học có thể giúp cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa và hạn chế nguy cơ tái phát. Giữ vệ sinh da sạch sẽ, nên tắm rửa hàng ngày với các loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, lành tính, phù hợp với làn da. Không nên tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, tránh tắm quá lâu làm mất cân bằng độ ẩm trên da, tạo điều kiện cho viêm da cơ địa tiến triển. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại như xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa, nguồn nước ô nhiễm, bụi bẩn,… vì chúng có thể khiến bệnh tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu buộc phải tiếp xúc với các loại hóa chất, bạn nên đeo găng tay và sử dụng những đồ bảo hộ cần thiết. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài làm ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình điều trị, khiến gia tăng nguy cơ tái phát. Kết hợp bổ sung dinh dưỡng hợp lý Theo các chuyên gia, bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm, ngứa và góp phần hạn chế viêm da cơ địa tái phát. Người bệnh viêm da cơ địa nên tăng cường bổ sung: Thực phẩm giàu vitamin: Ngoài tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, các loại vitamin A, B, C, E còn có thể hỗ trợ phục hồi tổn thương da, giúp da trở nên mềm mại, mịn màng hơn. Thực phẩm giàu omega-3: Omega-3 là acid béo tự nhiên, có khả năng chống oxy hóa, chống viêm hữu hiệu, giúp hạn chế hư tồn và thúc đẩy phục hồi tổn thương da. Omega-3 có nhiều trong các thực phẩm như: cá thu, cá hồi, dầu cá,… Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm có khả năng ức chế tế bào Mast sản sinh ra histamine, từ đó làm giảm triệu chứng viêm ngứa hiệu quả. Một số thực phẩm chứa kẽm bao gồm: ngao, sò, ốc, hến, nấm,… Nước lọc: Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho da từ sâu bên trong, đồng thời hỗ trợ đào thải độc tố, từ đó cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa. Bên cạnh việc tăng cường bổ sung dưỡng chất cần thiết, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, rượu bia và các thực phẩm dễ gây kích ứng như tôm, cua, trứng, sữa,… để kiểm soát triệu chứng viêm da cơ một cách hiệu quả nhất. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm da cơ địa nên ăn gì, kiêng gì? Sodermix – giải pháp kiểm soát viêm da cơ địa tái đi tái lại Sodermix là dòng kem bôi chuyên biệt cho các trường hợp chàm ngứa, tổ đỉa, viêm da cơ địa được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp. Ngay từ khi mới ra mắt, sản phẩm đã được đông đảo người tiêu dùng quan tâm và đánh giá cao. Tính đến nay, Sodermix đã được tin dùng bởi các chuyên gia da liễu đầu ngành tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Sản phẩm có khả năng chống viêm, giảm ngứa ưu việt nhờ chứa Enzyme superoxide dismutase (SOD) – một hoạt chất chống oxy hóa đặc hiệu, mạnh nhất trong cơ thể. SOD có thể phân giải các gốc tự do một cách hiệu quả, làm giảm nhanh các triệu chứng viêm da cơ địa. Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không chứa Corticoid nên rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài bổ sung enzyme SOD, Sodermix còn chú thành phần dầu trái bơ và dầu khoáng thiên nhiên, giúp cung cấp độ ẩm, làm dịu và mềm da, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương da, trả lại cho người bệnh làn da sáng mịn, đều màu và khỏe mạnh hơn. Kem bôi Sodermix đã được chứng minh lâm sàng có thể cải thiện tổn thương da do viêm da cơ địa lên đến 90%. Đặc biệt, sản phẩm có thể giúp hạn chế tối đa nguy cơ tái phát khi sử dụng đều đặn, đủ liệu trình từ 2-3 tháng. Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Sodermix, vui lòng xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng tận nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY Viêm da cơ địa là bệnh lý mạn tính, dai dẳng và rất dễ tái phát, chính vì vậy người bệnh cần hết sức kiên trì trong quá trình điều trị. Hơn hết, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường trên da, từ đó kiểm soát bệnh nhanh chóng, hiệu quả nhất. Chia sẻ10