Các loại chàm

Bệnh chàm tai: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Chàm tai là một trường hợp của bệnh chàm eczema khi mà các triệu chứng xuất hiện ở vùng da tai hoặc xung quanh tai. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, từ người lớn cho tới trẻ nhỏ với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như những rủi ro có thể xảy ra, mọi người cần nắm rõ những kiến thức cơ bản về chứng bệnh này. Cụ thể các thông tin về chàm tai chúng tôi sẽ cung cấp qua bài viết dưới đây. Mục lụcBệnh chàm tai là gì? Có mấy loại?Nguyên nhân gây chàm taiDấu hiệu nhận biết chàm taiChẩn đoán chàm tai như thế nào?Chàm tai có nguy hiểm? Khi nào cần gặp bác sĩ?Biện pháp điều trị chàm tai hiện nay1. Tránh xa dị nguyên2. Chăm sóc tại nhà3. Dùng thuốc khi cần thiếtSodermix  – Liệu pháp hoàn hảo cho chứng chàm tai Bệnh chàm tai là gì? Có mấy loại? Chàm tai là một dạng của bệnh chàm, khi đó vùng da bên trong hoặc bên ngoài ống tai bị phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, kích ứng,… Có nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng này, chẳng hạn như di truyền, hệ miễn dịch, tiếp xúc chất dị ứng, kích ứng,… Thông thường, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người bị viêm da tiết bã, vẩy nến sẽ có nguy cơ mắc chàm tai cao hơn bình thường. Bệnh không có khả năng truyền nhiễm từ người này sang người khác qua tiếp xúc thông thường nhưng lại rất dễ lan rộng sang các vùng da lành khác trên cơ thể người mắc. ➤ Tìm hiểu thêm: Bệnh chàm – Nguyên nhân, phân loại và cách chữa hiệu quả Dưới đây là 3 loại chàm phổ biến thường xuất hiện ở vùng tai: Chàm dị ứng: Thường xuất hiện ở phía sau tai hoặc trong ống tai với biểu hiện gồm da khô, ngứa ngáy, nứt nẻ,… Chàm bã nhờn: Hình thành do sự rối loạn của tuyến bã nhờn và sự tác động của nấm Malassezi. Xuất hiện nhiều ở vùng da đầu, cổ, tai,… Chàm da: Gặp nhiều ở người cao tuổi và tác nhân gây bệnh thường là do thay đổi thời tiết Nguyên nhân gây chàm tai Nguyên nhân chính xác gây chàm tai cho đến hiện tại vẫn chưa xác định rõ ràng. Chỉ biết bệnh có liên quan đến đột biến gen di truyền và sự rối loạn hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Theo đó, các đột biến gen này gây ảnh hưởng đến một prtein tên Filaggrin khiến da dễ bị kích ứng, viêm nhiễm. Ngoài ra, còn có một số yếu tố được xem là làm tăng nguy cơ bùng phát chàm tai, cụ thể như: Dị ứng với các dị nguyên như mạt bụi, phấn hoa, lông động vật, thức ăn,… Thời tiết thay đổi, khô hanh, nóng lạnh đột ngột,… Đeo trang sức, khuyên tai bằng kim loại dễ gây kích ứng như Niken. Sử dụng khăn mặt hoặc đội mũ bằng chất liệu như len, dạ,… rất dễ gây kích ứng da. Không vệ sinh mặt, tóc, da đầu, tai sạch sẽ hoặc sử dụng những sản phẩm làm sạch không phù hợp. Thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc. Căng thẳng, stress kéo dài Dấu hiệu nhận biết chàm tai Cũng giống như các bệnh chàm khác, khi bị chàm tai người bệnh sẽ gặp các triệu chứng cơ bản như: Khô da, tróc vảy ở khu vực ống tái hoặc xung quanh tai. Da tai nổi các mẩn có màu đỏ hoặc hồng nhạt, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Vùng da xung quanh tai có thể bị phù nề, sưng đỏ và viêm. Có thể có dịch lỏng chảy ra từ bên trong tai. Các tổn thương có thể ảnh hưởng đến vùng da lân cận phía sau tai, gáy,… Các triệu chứng này thông thường sẽ tiến triển từ nhẹ đến nặng. Với trường hợp nặng, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với các triệu chứng nghiêm trọng như: Khu vực nhiễm bệnh da trở nên sưng, đỏ, thậm chí là đổi màu. Da khô ráp, nhạy cảm, dễ kích ứng gây đau rát. Vùng da tổn thương nứt nẻ, chảy máu. Da bên trong ống tai bị nhiễm trùng. Lưu ý: Người bệnh chàm tai có thể sẽ cảm thấy cực kỳ ngứa ngáy và khó chịu, tuy nhiên mọi người cần tránh cào gãi hay ma sát mạnh ở vùng da này vì như vậy sẽ khiến tổn thương da trở nên nghiêm trọng, khó điều trị hơn. Chẩn đoán chàm tai như thế nào? Bác sĩ có thể chẩn đoán chàm tai và đánh giá tình trạng bệnh thông qua các triệu chứng bên ngoài đồng thời tiến hành kiểm tra tai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm da để chẩn đoán chàm tai cũng như xác định tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi một số câu về yếu tố cơ địa dị ứng của người bệnh hoặc người thân trong gia đình họ để xác định bệnh chàm do di truyền. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết da tai sau khi tham khảo lịch sử y tế của người bệnh. Việc làm này sẽ giúp bác sĩ loại bỏ các bệnh lý tương tự như vảy nến, viêm da dày sừng,… Chàm tai có nguy hiểm? Khi nào cần gặp bác sĩ? Tương tự như các bệnh chàm da khác, chàm tai không phải là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng những triệu chứng mà chúng gây ra lại ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt và thẩm mỹ của người mắc. Chàm tai tiến triển dai dẳng qua nhiều giai đoạn, khó điều trị và rất dễ tái phát. Nếu không phát hiện sớm, điều trị đúng cách, bệnh sẽ trở nặng, gây khó khăn cho quá trình chữa trị, thậm chí gây bội nhiễm da, để lại sẹo vĩnh viễn. Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm chàm tai, các phương pháp hiện tại đều nhằm khắc phục triệu chứng, ngăn bệnh tái phát trở lại. Vì vậy, mọi người cần chủ động nhận biết, đi khám da liễu ngay khi thấy có triệu chứng nghi ngờ mắc chàm tai để ngăn ngừa và điều trị bệnh tốt hơn. Ngoài ra, trong các trường hợp sau, người bệnh cần gặp bác sĩ ngay để có biện pháp khắc phục phù hợp: Chàm tai tái đi tái lại liên tục, thời gian tái phát ngày càng rút ngắn. Triệu chứng không thuyên giảm sau một thời gian áp dụng các biện pháp điều trị. Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm ở vùng da bị bệnh. Biện pháp điều trị chàm tai hiện nay Vì chàm tai được xem là bệnh da liễu mãn tính, kéo dài dai dẳng nên việc điều trị đòi hỏi người bệnh phải kiên trì. Điều trị chàm càng sớm thì thời gian điều trị càng được rút ngắn, nguy cơ tái phát càng thấp. Ngược lại, nếu chủ quan, để mặc kệ, bệnh sẽ chuyển sang mãn tính rất khó điều trị, tái phát liên tục và dễ gặp biến chứng. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện bệnh chàm tai hiệu quả, mọi người có thể tham khảo 1. Tránh xa dị nguyên Một trong những yếu tố phổ biến gây bùng phát chàm tai đó là tiếp xúc với các dị nguyên, chẳng hạn như: mỹ phẩm, dầu gội, phấn hoa, lông động vật, ánh nắng mặt trời, gió,… Vì thế, khi thấy xuất hiện các triệu chứng ngoài da của bệnh, cần xác định được yếu tố dị nguyên gây kích ứng, đồng thời có các biện pháp loại bỏ cũng như chủ động tránh xa chúng. Tránh xa các loại mỹ phẩm gây kích ứng da Tóm lại, để kiểm soát tốt được các bệnh lý chàm nói chung và chàm tai nói riêng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến yếu tố dị nguyên như sau: Tránh xa các loại mỹ phẩm, dầu gội chứa hoặc nghi ngờ chứa các chất gây kích ứng da. Loại bỏ các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,… ra khỏi thực đơn Không mặc trang phục hoặc đội mũ làm bằng chất liệu có thể gây ngứa như len, dạ,… Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo,…) hoặc đồ vật có lông trong nhà. Chăn, ga, gối cũng nên dùng loại có bề mặt trơn nhẵn. Kiểm soát tốt tâm trạng, hạn chế tình trạng căng thẳng, stress kéo dài gây rối loạn nội tiết, dẫn tới phát ra các bệnh lý ngoài da. Không đeo trang sức, khuyên tai bằng kim loại, đặc biệt là Niken Cách ly người bệnh với các yếu tố kích thích được coi là biện pháp đầu tiên cần thực hiện giúp ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Loại bỏ được căn nguyên gây bệnh kết hợp với điều trị triệu chứng thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn, bệnh cũng nhanh chóng được khắc phục. 2. Chăm sóc tại nhà Hiệu quả điều trị chàm tai cũng sẽ phụ thuộc phần nào vào các biện pháp chăm sóc và chế độ dinh dưỡng tại nhà. Vì thế, quá trình chăm sóc tại nhà, người bệnh cần lưu ý: – Giữ vùng da bị bệnh luôn sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên sẽ hạn chế tình trạng viêm nhiễm, tổn thương, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bệnh lây lan sang các vùng da lành khác. – Bổ sung đầy đủ độ ẩm cho da bằng cách uống đủ nước mỗi ngày hoặc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chuyên biệt cho da chàm. Da đủ ẩm sẽ hồi phục và tăng sức đề kháng, nhanh chóng đẩy lùi bệnh. – Để vùng da bị chàm tai luôn được thông thoáng, hạn chế che chắn quá mức. – Hạn chế chọc ngoáy, chà sát mạnh ở vùng tai, đặc biệt là không nên dùng tay tác động vào khu vực này vì vi khuẩn ở tay có thể theo đó mà xâm nhập vào vùng da bị bệnh gây nhiễm trùng. – Có thể cải thiện tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy ngoài da bằng cách chườm nóng vùng da tai bị chàm. Nên chườm bằng một chiếc khăn ẩm, đồng thời kiểm soát nhiệt độ nước trước khi chườm, tránh tình trạng nước quá nóng hoặc quá lạnh gây kích ứng vết chàm. ➤ Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp cách chữa bệnh chàm đơn giản tại nhà 3. Dùng thuốc khi cần thiết Với những trường hợp cần thiết hoặc triệu chứng chàm tai diễn tiến nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc phù hợp sau khi tiến hành kiểm tra, thăm khám. Các nhóm thuốc thường được kê trong điều trị chàm tai gồm: – Thuốc bôi chứa corticoid: Tác dụng chống viêm, giảm sưng, giảm ngứa ngáy. Tuy nhiên, không nên sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài vì sẽ gây teo da, giãn tĩnh mạch, mòn da,… – Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc gây ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch giúp ngăn chặn phản ứng dị ứng từ đó hạn chế bùng phát bệnh. Vì thuốc có thể gây một số tác dụng phụ nghiêm trọng nên người bệnh chỉ dùng trong trường hợp cần thiết. – Thuốc kháng histamin: Tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa ngáy. Thường dùng dưới dạng viên uống, theo toa hoặc không theo toa. Tác dụng phụ của thuốc là gây buồn ngủ, mất tập trung nên khuyến cáo dùng thuốc vào ban đêm. – Corticosteroid đường uống/tiêm: Loại thuốc này chỉ dùng trong trường hợp chàm mức độ nặng, khó kiểm soát. Tùy thuộc vào loại thuốc mà có thể sử dụng theo đường uống hoặc tiêm. Thuốc mang lại hiệu quả khá cao nhưng chỉ được dùng trong một thời gian ngắn nhất định, dùng lâu sẽ gặp tác dụng phụ nguy hiểm. – Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp các tổn thương da bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh không có tác dụng chữa chàm mà chỉ điều trị các bệnh nhiễm trùng kèm theo. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà liều lượng và thời gian sử dụng thuốc là khác nhau. Vì những loại thuốc điều trị chàm tai ở trên đều ẩn chứa những tác dụng phụ nguy hiểm nên người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc mà bác sĩ đề ra. Không được tự ý mua thuốc về sử dụng, tự ý thay đổi liều lượng, thời gian sử dụng khi chưa được sự cho phép từ bác sĩ. Ngoài ra, nếu gặp bất cứ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc, cần nhanh chóng báo lại cho bác sĩ để có biên pháp xử trí kịp thời. Sodermix  – Liệu pháp hoàn hảo cho chứng chàm tai Cùng với các biện pháp điều trị ở trên, mọi người có thể kết hợp cùng với kem bôi Sodermix để đẩy lùi các triệu chứng chàm tai một cách nhanh chóng và hiệu quả. Kem bôi Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu. SOD này có tác dụng trung hòa các gốc tự do (gốc tự do là căn nguyên gây nên chàm, viêm da cơ địa,…) từ đó giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy, mẩn đỏ, mụn nước,… do chàm gây ra. Ngoài ra, thành phần Sodermix còn chứa  dầu trái bơ và dầu khoáng tự nhiên khác giúp tăng khả năng dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ tái tạo làn da bị tổn thương, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Các thí nghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh hiệu quả trong việc trị bệnh viêm da cơ địa – Eczema của Sodermix. Kết quả cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm. Đặc biệt hơn cả, Sodermix có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, KHÔNG CHỨA CORTICOID nên cực kỳ an toàn với làn da, có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ. Sản phẩm thích hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Chỉ sau khoảng 2 – 3 ngày sử dụng, người bệnh đã có thể cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Kết luận Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh chàm tai cũng như một số phương pháp phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, mọi người đã hiểu rõ hơn phần nào về chứng bệnh này, đồng thời có thêm kiến thức giúp chăm sóc và bảo vệ da tốt hơn. Chúc mọi người có một làn da thật khỏe mạnh! Chia sẻ16

Mách bạn cách trị chàm môi tận gốc

Những ai từng bị chàm môi chắc hẳn vẫn còn ám ảnh vì những khó chịu mà chúng gây ra. Khi đó, họ chỉ muốn nhanh chóng tìm cách thoát khỏi chúng càng nhanh càng tốt. Vậy mọi người đã biết cách trị chàm môi hiệu quả chưa? Nếu chưa, hãy tìm hiểu một số cách hay dưới đây. Mục lụcThông tin cơ bản về bệnh chàm môiCách trị chàm môi bằng thuốc TâyKem dưỡng ẩmKem bôi chứa CorticoidThuốc kháng Histamin H1Thuốc kháng sinhMẹo trị chàm môi tại nhàMẹo trị chàm môi từ mật ongBài thuốc từ nha đam trị chàm môiCách trị chàm môi bằng lá ổiDùng dầu dừa trị chàm môiĐắp môi bằng quả bơ để trị chàmSodermix – Giải pháp tối ưu cho bệnh chàm môiNhững lưu ý khi điều trị chàm môi Thông tin cơ bản về bệnh chàm môi Chàm môi hay còn được gọi với các tên khác như viêm da môi, viêm môi vảy tiết,… là một bệnh lý tương đối phổ biến xảy ra ở vùng da môi, biểu hiện dưới nhiều mức độ khác nhau. Nhẹ thì là khô môi, nứt môi, tróc vảy,… nặng hơn là tình trạng viêm lan rộng ra xung quanh miệng gây đỏ da, phù nề, mụn nước, ngứa ngáy, viêm loét,… Nguyên nhân chính gây chàm môi có thể do di truyền, cơ địa và hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, các yếu tố tác động khác như môi trường, thời tiết, thói quen liếm môi, dùng son môi gây kích ứng,… cũng khiến chàm môi bùng phát. Chàm môi không chỉ gây đau đớn, khó chịu, bất tiện trong giao tiếp và ăn uống mà còn ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của người mắc, tạo tâm lý tự ti, e ngại khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Bệnh chàm môi nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo thâm vĩnh viễn, nặng hơn là tình trạng bội nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, ngay khi thấy dấu hiệu chàm môi xuất hiện, người bệnh nên chủ động đi thăm khám sớm, đồng thời có các biện pháp chữa trị phù hợp, tránh để bệnh kéo dài vừa tốn thời gian điều trị vừa tăng nguy cơ biến chứng. ➤ Xem chi tiết: Bệnh chàm môi – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị Cách trị chàm môi bằng thuốc Tây Trị chàm môi bằng thuốc Tây là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh, được áp dụng hầu hết ở các phòng khám, bệnh viện da liễu. Sau khi thăm khám, chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp giúp bệnh nhân kiểm soát nhanh triệu chứng. Dưới đây là một số loại thuốc trị chàm môi thường được kê: Kem dưỡng ẩm Dưỡng ẩm môi thường xuyên giúp giảm tình trạng khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy Chàm môi gây khô môi, nứt nẻ, bong tróc,… nên việc dưỡng ẩm môi là cực kỳ quan trọng trong việc điều trị bệnh. Vừa giúp làm mềm môi, giảm ngứa, vừa ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập qua các vết nứt môi gây nhiễm trúng. Các loại kem dưỡng ẩm như Eucerin, Aquaphor, Vasaline,… được sử dụng nhiều trong điều trị chàm môi, mang lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên trao đổi với bác sĩ để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với cơ địa của bản thân, nên chọn những sản phẩm lành tính, không hương liệu và chất phụ gia. Đặc biệt, cần tránh xa những loại dưỡng môi hoặc son môi chứa chất gây kích ứng vì chúng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Kem bôi chứa Corticoid Nhóm thuốc này có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đỏ, dị ứng,… hiệu quả tốt cho đối tượng bị bệnh chàm nói chung và chàm môi nói riêng. Kem Hydrocortisone 1% được xem là thuốc chứa corticoid đặc trị cho bệnh chàm môi, người bệnh có thể thoa trực tiếp thuốc lên vùng da bị chàm 2 lần/ngày để kiểm soát nhanh các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra. Tuy hiệu quả nhanh chóng nhưng nhóm thuốc này không phù hợp để sử dụng lâu dài vì chúng có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như bào mỏng da, giãn mao mạch, viêm nang lông, teo da, thậm chí là gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và hệ thần kinh. Vậy nên, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc này trong một khoảng thời gian ngắn, theo quy định của bác sĩ, và thường là 1-2 tuần. Thuốc kháng Histamin H1 Thuốc kháng histamin H1 cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu Thuốc này có khả năng ức chế chất trung gian Histamin, từ đó làm giảm ngứa ngáy, đau rát, dị ứng, căng thẳng, mất ngủ do chàm môi gây ra. Thuốc được sử dụng dưới 2 dạng là bôi và uống. Với Histamin đường uống có thể gây các tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, mất tập trung,… nên người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc kháng Histamin H1, bao gồm 2 nhóm chủ yếu là: Thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 1: promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin, hydroxyzin,… Thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 2:  loratadin, cetirizin, fexofenadin,… Thuốc kháng sinh Thuốc kháng sinh chỉ dùng trong trường hợp chàm môi xuất hiện nhiễm trùng, bội nhiễm. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng. Kháng sinh trị chàm môi được dùng dưới cả dạng bôi, uống, tiêm. **Lưu ý: Dùng thuốc Tây trị chàm môi tuy hiệu quả mang lại nhanh chóng nhưng lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy nên người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc hoặc lạm dụng thuốc quá đà. Việc này có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, khó điều trị và tăng nguy cơ biến chứng. Mẹo trị chàm môi tại nhà Với những trường hợp chàm môi nhẹ, các triệu chứng mới khởi phát, người bệnh có thể tham khảo một vài mẹo đơn giản dưới đây giúp giảm sự khó chịu của bệnh: Mẹo trị chàm môi từ mật ong Mật ong được xem là vị thuốc quý, mang vị ngọt, tính bình, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu nhanh tình trạng ngứa ngáy, đau rát da. Chính vì thế, mật ong được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị chàm da, nhất là chàm da môi. Không chỉ giúp sát khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng nhanh chóng mà chúng còn dưỡng ẩm, thúc đẩy phục hồi vùng da tổn thương hiệu quả. Dùng mật ong trị chàm môi như sau: Lấy một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ cho vào chén. Tiếp đó vệ sinh sạch sẽ vùng da môi bị bệnh, xong dùng tay hoặc bông gòn thấm mật ong rồi thoa lên chỗ bị chàm. Để nguyên vậy đến khi mật ong khô thì rửa lại với nước ấm. Ngày nên thực hiện 1 lần, tốt nhất là vào buổi tối trước khi ngủ, sau 1 tuần sẽ thấy tình trạng chàm môi được cải thiện đáng kể. Bài thuốc từ nha đam trị chàm môi Nha đam (Lô hội) là loại thảo dược với vô vàn lợi ích cho sức khỏe nói chung và lợi ích cho làn da nói riêng. Đặc biệt, chúng cực hiệu quả trong việc điều trị các bệnh liên quan đến chàm như chàm da mặt, chàm môi,… Trong nha đam chứa nhiều hợp chất Polysaccharid, Monosaccharid tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường đề kháng cho da cực tốt. Prostaglandin và các axít béo chưa bão hoà giúp giảm sưng viêm, khắc phục dị ứng, làm lành nhanh các tổn thương da. Ngoài ra, các vitamin và axit amin khác có trong nha đam còn có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, hạn chế tình trạng bong tróc, nứt nẻ. Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi đem rửa sạch, bỏ phần vỏ bên ngoài, cạo lấy phần gel nha đam bên trong. Lấy gel này thoa trực tiếp lên vùng da môi bị chàm đã được vệ sinh sạch trước đó. Để gel khô tự nhiên trên da xong rửa lại bằng nước ấm. Áp dụng bài thuốc 1 lần/ngày, kiên trì trong vài ngày sẽ thấy được hiệu quả. Cách trị chàm môi bằng lá ổi Ổi chắc hẳn là loại cây rất quen thuộc với người dân nước ta bởi chúng được trồng phổ biến trong vườn nhà. Ngoài hái trái để ăn hoặc ép nước uống thì còn một công dụng khác của cây này mà không phải ai cũng biết. Đó chính là dùng lá ổi để chữa một số bệnh ngoài da như chàm, viêm da cơ địa, nước ăn chân,… Theo các nghiên cứu khoa học, trong lá ổi chứa nhiều hoạt chất tanin, β-bisabolene và caryophyllene có khả năng chống oxy hóa cao, khử các gốc tự do mạnh mẽ, cực phù hợp cho việc điều trị các triệu chứng như khô nứt, ngứa ngáy, mẩn đỏ, lở loét,.. mà bệnh chàm môi gây ra. Ngoài ra, các hoạt chất beta-sitosterol, avicularin, quereetin, guaijaverin và leucocyanidin có trong lá ổi còn giúp kháng viêm, kháng khuẩn, cải thiện tình trạng đau rát, ngứa ngáy môi và vùng da xung quanh môi hiệu quả. Cách dùng lá ổi chữa chàm môi rất đơn giản: Lấy 20gr lá ổi tươi mang rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng 15 phút để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn và bụi bẩn còn sót lại. Tiếp đó vớt lá ổi ra, rửa lại bằng nước sạch một lần nữa. Cho lá ổi vào nồi cùng khoảng 800 ml nước, đun đến khi hỗn hợp đặc lại thì tắt bếp. Trong khi chờ nước lá ổi nguội bớt thì vệ sinh vùng da môi bị chàm sạch sẽ, sau đó dùng bông gòn thấm nước lá ổi đặc thoa đều lên vùng da bị bệnh. Để khoảng 25-30 phút xong rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện mẹo này đều đặn ngày 2 lần, trong khoảng 3-5 ngày sẽ thấy triệu chứng chàm môi thuyên giảm đáng kể. Dùng dầu dừa trị chàm môi Dầu dừa không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, hạn chế nứt nẻ, bong tróc mà nó còn có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, giảm sưng, phù hợp dùng để chữa trị các triệu chứng chàm nói chung và chàm môi nói riêng. Người bị chàm môi chỉ cần lấy một lượng vừa đủ dầu dừa nguyên chất cho vào chén, sau đó dùng tay hoặc bông gòn thấm dầu dừa thoa lên vùng môi hoặc da xung quanh môi bị chàm đã được vệ sinh sạch trước đó. Để dầu dừa trên da khoảng 60 phút cho các hoạt chất phát huy tác dụng, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Nên thực hiện ngày 1 lần trước khi đi ngủ, đều đặn trong 2 tuần để hiệu quả mang lại tối đa. Đắp môi bằng quả bơ để trị chàm Thịt quả bơ chứa nhiều axit oleic cùng với vitamin A, E có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm môi, nuôi dưỡng và tái tạo các tế bào da bị tổn thương hiệu quả. Vì thế loại quả này cực hữu hiệu cho những ai bị mắc chàm da, đặc biệt là chàm môi. Cách chữa chàm môi bằng quả bơ thực hiện như sau: Lấy phần thịt của 1/4 quả bơ đem nghiền nát, rồi dùng đó như mặt nạ đắp lên vùng da môi bị bệnh. Để mặt nạ bơ trên da khoảng 30 phút cho các tinh chất thẩm thấu sâu vào trong. Cuối cùng, dùng khăn ướt lau sạch hết phần bơ trên da đi. Nên thực hiện cách này hàng ngày để cải thiện vùng da bị chàm tốt hơn. **Lưu ý: Tuy các mẹo dân gian này khá lành tính vì nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nhưng hiệu quả của các bài thuốc này không quá cao, chỉ có tác dụng giảm triệu chứng với những trường hợp bệnh nhẹ, còn trường hợp bệnh nặng thì hầu như không mang lại thay đổi. Khi áp dụng các mẹo này cần phải xử lý nguyên liệu sạch sẽ, loại bỏ hết tạp chất nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn, bội nhiễm. ➤ Tham khảo thêm: Mẹo chữa bệnh chàm đơn giản tại nhà Sodermix – Giải pháp tối ưu cho bệnh chàm môi Một giải pháp tối ưu cho bệnh chàm môi được rất nhiều người tin dùng hiện nay đó là kem bôi Sodermix – Sản phẩm được nhập khẩu từ Pháp, thành phần tự nhiên, hoàn toàn không chứa Corticoid nên cực an toàn với làn da. Kem bôi Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay giúp bổ sung Superoxide Dismutase (SOD) chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp phân giải các gốc tự do, từ đó giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn, viêm nhiễm mà chàm môi gây ra. Các thí nghiệm lâm sàng cũng đã chỉ ra hiệu quả trong việc điều trị viêm da cơ địa – Eczema của kem bôi Sodermix. Kết quả cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm. Chứng minh lâm sàng hiệu quả trị chàm của Sodermix Ngoài ra, Sodermix còn chứa dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên khác, có tác dụng làm mềm ẩm da, cải thiện tình trạng bong tróc, nứt nẻ, phục hồi nhanh các tổn thương, ngăn ngừa chàm tái phát trở lại. Sodermix cream với chiết xuất 100% từ tự nhiên, không chứa Corticoid nên mọi người có thể an tâm khi sử dụng kem bôi này để hỗ trợ điều trị bệnh chàm lâu dài mà không lo gặp tác dụng phụ. Để triệu chứng chàm môi hết nhanh chóng, không để lại tổn thương gây mất thẩm mỹ trên da, người bệnh nên sử dụng Sodermix ngay từ đầu, khi thấy dấu hiệu của bệnh mới khởi phát, sẽ giúp ngăn chặn kịp thời và tránh chàm lan rộng hơn. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Những lưu ý khi điều trị chàm môi Để việc chữa trị chàm môi đem lại hiệu quả cao, bệnh nhanh khỏi và hạn chế tái phát, mọi người cần lưu ý những vấn đề sau: Uống đủ nước mỗi ngày (2-3 lít/ngày) để tăng cường độ ẩm tự nhiên cho da. Vệ sinh sạch sẽ môi và vùng da quanh miệng mỗi khi ăn xong. Hạn chế thói quen liếm môi, không cạy bóc vảy trên môi. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò,… Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, stress. Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không được bỏ điều trị giữa chừng khi thấy các triệu chứng đã giảm bớt. Trong quá trình điều trị nếu xảy ra bất cứ vấn đề gì bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ. Nếu nghi ngờ chàm môi khởi phát do các yếu tố dị ứng, kích ứng (son môi, mỹ phẩm,…) thì cần dừng tiếp xúc ngay với tác nhân đó và tránh tiếp xúc lại. Như vậy sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh, đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát. Trên đây là một số cách trị chàm môi mang lại hiệu quả cao, được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, để biết mình phù hợp với phương pháp nào thì người bệnh cần chủ động đi thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ. Không nên tự áp dúng bừa một cách nào đó, hậu quả để lại sẽ rất nguy hiểm. Nếu mọi người còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, hãy kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp nhanh nhất. Chia sẻ2

Chàm khô ở mặt: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Chàm khô ở mặt không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của người mắc. Thậm chí nếu không điều trị đúng cách, chúng có thể gây biến chứng và để lại sẹo thâm vĩnh viễn trên mặt. Vậy bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về chứng bệnh này, từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cho đến cách điều trị bệnh hiệu quả. Các bạn hãy cùng theo dõi. Mục lụcChàm khô ở mặt là gì? Có lây không?Nhận biết chàm khô ở mặt qua các dấu hiệu đặc trưngNguyên nhân gây chàm khô ở mặtChàm khô ở mặt có gây tác hại gì nguy hiểm không?Khi nào cần gặp bác sĩ?Những cách trị chàm khô ở mặtDưỡng ẩm da mặtDùng thuốc Tây trị chàm khô ở mặtChữa chàm khô ở mặt bằng quang trị liệuDùng mẹo dân gianSodermix – Giải pháp hoàn hảo cho bệnh chàm khô ở mặtLưu ý phòng ngừa và chăm sóc khi bị chàm khô ở mặt Chàm khô ở mặt là gì? Có lây không? Chàm khô là một bệnh lý viêm da mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da khô ráp, bong tróc, ửng đỏ, ngứa ngáy. Bệnh khởi phát khi lớp sừng Keratin của da không được cung cấp đủ nước khiến cấu trúc da mất đi sự cân bằng, từ đó phát sinh các triệu chứng kể trên. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, phổ biến phải kể đến là vùng da mặt. Những thương tổn mà chàm khô ở mặt gây ra ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến người bệnh trở nên tự ti hơn. Đặc biệt, nếu cào gãi nhiều có thể làm bệnh trở nên tồi tệ, da mặt sần sùi, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Chàm khô ở mặt là một dạng của bệnh chàm da, tuy các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài của bệnh nhìn khá mất thẩm mỹ và đáng sợ nhưng đây hoàn toàn không phải là một căn bệnh có khả năng lây nhiễm. Bệnh chỉ tiến triển trên da của người mắc chứ không lây truyền qua người khác qua tiếp xúc thông thường. Chính vì vậy, mọi người cần có cái nhìn thiện cảm hơn với những ai đang mắc bệnh, loại bỏ ngay tâm lý kỳ thị, xa lánh vì như vậy sẽ khiến họ trở nên mặc cảm, tự ti hơn. ➤ Tham khảo thêm: Chàm khô là gì? Chi tiết về bệnh Nhận biết chàm khô ở mặt qua các dấu hiệu đặc trưng Khi bị chàm khô ở mặt, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng sau: Lúc mới khởi phát, trên da sẽ xuất hiện rải rác những mảng đỏ hơi nổi cộm. Nếu chúng xuất hiện ở vùng xung quanh mắt sẽ khiến mí mắt bị sưng hoặc viêm. Những mảng đỏ này lan rộng dần trên da gây cảm giác khô rát, ngứa, khó chịu. Lúc này, da rất dễ bị nứt nẻ, bong tróc thành từng mảng. Nhiều vùng da nứt nẻ có thể rỉ máu. Có thể xuất hiện những mụn trắng li ti trên vùng da bị tổn thương. Chúng có thể phát triển thành mụn nước xong vỡ ra, chảy dịch, đóng vảy trên da. Kèm với đó là triệu chứng ngứa ngáy kéo dài, dai dẳng không dứt. Nguyên nhân gây chàm khô ở mặt Di truyền là nguyên nhân gây chàm khô ở mặt Nguyên nhân gây chàm khô ở mặt đến hiện tại vẫn chưa được thống kê đầy đủ, dưới đây là một số yếu tố được xem là nguyên nhân chính gây bùng phát bệnh: Do yếu tố bên trong cơ thể: – Di truyền: Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sự khởi phát của bệnh, sự thiếu hụt hoạt chất filaggrin do di truyền khiến da bị mất đi độ ẩm, tăng khả năng bùng phát chàm khô. Theo các con số thống kê, nếu bố mẹ mắc bệnh chàm khô thì khả năng con cái bị bệnh lên tới trên 50%. – Cơ địa: Là yếu tố chính gây bùng phát chàm khô. Nếu cơ địa nhạy cảm, da khô hoặc rối loạn bã nhờn thì nguy cơ mắc chàm khô sẽ cao hơn. – Rối loạn chuyển hóa: Các cơ quan trong cơ thể như hệ thần kinh, tiêu hóa, nội tiết,… bị rối loạn hoạt động cũng được xem là nguyên nhân gây chàm khô ở mặt. – Bệnh lý: Những người mắc các bệnh lý liên quan đến đại tràng, gan, thận, dạ dày,… dễ có nguy cơ mắc chàm khô ở mặt hơn người bình thường. Do tác động bởi các yếu tố bên ngoài: – Dị nguyên: Tiếp xúc với các loại dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,… có thể gây kích ứng, tăng nguy cơ khởi phát chàm khô ở mặt. – Thời tiết: Thời tiết khô hanh khiến da mất độ ẩm, nứt nẻ, bong tróc,… tạo điều kiện thuận lợi cho chàm khô ở mặt bùng phát. – Thực phẩm: Hải sản, sữa, trứng,… là các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, khiến các triệu chứng chàm khô ở mặt nghiêm trọng hơn. – Mỹ phẩm: Một số thành phần có trong các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da mặt có thể gây kích ứng, từ đó làm khởi phát triệu chứng chàm khô. Chàm khô ở mặt có gây tác hại gì nguy hiểm không? Chàm khô ở mặt chủ yếu gây những tổn hại ngoài da và hầu như không làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, những triệu chứng của chàm khô ở mặt lại tác động lớn đến yếu tố thẩm mỹ, tạo tâm lý e ngại, thiếu tự tin khi giao tiếp cho người mắc. Ngoài ra, tình trạng ngứa ngáy dai dẳng mà chàm khô gây ra còn khiến người bệnh cảm thấy bứt rứt, khó chịu, gây mất ngủ, khó ngủ, thời gian dài sẽ gây suy nhược cơ thể. Ở một vài trường hợp, chàm khô ở mặt không được chăm sóc, điều trị đúng cách có thể gây ra những biến tướng và tác động nghiêm trọng như: Chàm bội nhiễm: Xảy ra khi vùng da tổn thương bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập. Chúng sẽ gây những tổn hại da sâu hơn khiến da tụ mụ, sưng viêm nặng nề, khó phục hồi lại như trạng thái ban đầu. Để lại sẹo thâm: Vùng da mặt thường mỏng và có độ nhảy cảm cao so với những vùng da khác, nếu không xử lý và khắc phục chàm khô nhanh chóng, đúng cách bệnh sẽ kéo dài làm da thâm nhiễm và hình thành sẹo vĩnh viễn. Khi nào cần gặp bác sĩ? Vì da mặt là vùng da quan trọng, chịu trách nhiệm lớn trong thẩm mỹ nên nhất định phải được quan tâm cẩn thận. Vậy nên, mọi người cần sớm gặp bác sĩ da liễu nếu nghi ngờ mình bị chàm khô ở mặt hoặc khi da mặt gặp phải các triệu chứng sau: Bọng mắt bị sưng, đỏ. Mí mắt sưng hoặc viêm. Mẩn đỏ xuất hiện nhiều trên 2 gò má, trán, cằm đồng thời dần lan rộng ra các vùng da xung quanh. Da mặt khô, bong tróc, sần sùi. Xuất hiện những mụn nước li ti hoặc có dấu hiệu mưng mủ, bội nhiễm trên da. Nghiêm trọng hơn là da bị nứt nẻ, chảy máu. Ngoài ra, người bệnh đang điều trị chàm khô ở mặt cũng nên tìm gặp bác sĩ ngay nếu thấy các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm mà lại tiến triển xấu hơn. Như vậy sẽ giúp ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Những cách trị chàm khô ở mặt Ngay khi thấy các triệu chứng chàm khô ở mặt xuất hiện, người bệnh cần sớm thăm khám để có phương pháp điều trị kịp thời. Việc phát hiện và khắc phục sớm sẽ rút ngắn thời gian điều trị đồng thời ngăn chặn các biến chứng xấu có thể xảy ra. Sau khi kiểm tra và chẩn đoán, tùy vào mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp thường thấy gồm: Dưỡng ẩm da mặt Cơ chế hình thành chàm khô là do lớp sừng Keratin của da không được cấp đủ ẩm vì thế để khắc phục bệnh thì việc cung cấp độ ẩm cho da đóng vai trò rất quan trọng. Da được cấp ẩm đầy đủ sẽ hạn chế được bong tróc, khô nứt trên bề mặt, từ đó sẽ dần dần đẩy lùi các triệu chứng chàm khô. Lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm da mặt cũng cực kỳ quan trọng. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn sản phẩm phù hợp với làn da của mình. Tránh trường hợp mua phải sản phẩm không hợp có thể gây kích ứng, khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Dùng thuốc Tây trị chàm khô ở mặt Thuốc Tây trị chàm khô mang lại hiệu quả nhanh chóng nên là phương pháp được khá nhiều người áp dụng. Tùy vào mức độ tổn thương da và khả năng đáp ứng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp, thường là: – Thuốc bôi chứa Corticoid: Thường được điều chế dưới dạng kem bôi, thuốc mỡ. Thuốc có tác dụng giảm nhanh tình trạng viêm ngứa, phù nề, đỏ rát da,… Loại thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm trên da nếu sử dụng lâu dài nên người bệnh cần đặc biệt cẩn trọng khi dùng. – Thuốc ức chế Calcineurin bôi tại chỗ: Gồm 2 loại là mỡ tacrolimus và kem pimecrolimus, có tác dụng điều hòa miễn dịch, làm giảm tình trạng viêm, ngứa trên da. Loại này có dược tính như Corticoid nhưng ít tác dụng phụ hơn, thường dùng cho trường hợp người bệnh chàm kháng Corticoid hoặc bôi ở những vùng da mỏng như da mặt, hậu môn. – Thuốc kháng Histamin H1: Công dụng giảm ngứa ngáy khi có các yếu tố dị ứng khiến triệu chứng chàm khô trở nên nghiêm trọng hơn. Sử dụng thuốc kháng Histamin H1 có thể gây buồn ngủ nên chú ý không dùng chúng tại thời điểm cần sự tập trung. – Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp chàm khô ở mặt xuất hiện bội nhiễm. Thuốc kháng sinh sẽ ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. ➤ Tham khảo thêm: Thuốc trị chàm khô được bác sĩ chỉ định hiện nay Khi sử dụng thuốc trị chàm khô ở mặt cần tuân thủ liều lượng và tần suất mà bác sĩ quy định. Không được tự ý mua thuốc hoặc tự ý thay đổi liều lượng, thời gian dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Với nhóm thuốc điều trị tại chỗ chỉ nên bôi một lớp mỏng trên da. Nếu gặp bất cứ vấn đề nào trong quá trình điều trị cần thông báo ngay cho bác sĩ. Chữa chàm khô ở mặt bằng quang trị liệu Nếu trường hợp chàm khô ở mặt trở nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác thì bác sĩ có thể cho bệnh nhân tiến hành quang trị liệu. Quang trị liệu là phương pháp sử dụng ánh sáng đặc biệt (tia UV) để kích thích các tế bào da, làm các tế bào da trở lại trạng thái bình thường một lần nữa, từ đó đẩy lùi các triệu chứng mà chàm da gây ra. Tuy hiệu quả của phương pháp này khá khả quan nhưng chi phí điều trị tốn kém và gây nhiều bất tiện cho người bệnh nên phương pháp này không được áp dụng rộng rãi. Dùng mẹo dân gian Với những trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng mới khởi phát, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo đơn giản dưới đây sẽ giúp giảm bớt phần nào sự khó chịu: Thoa dầu dừa nguyên chất Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, bảo vệ da rất tốt. Người bệnh chàm khô ở mặt có thể dùng chúng để cải thiện tình trạng bong tróc, ngứa ngáy. Sau khi vệ sinh sạch vùng da tổn thương, bôi một lớp mỏng dầu dừa lên, để trong vòng 15 phút rồi rửa lại với nước. Thực hiện 2 lần/tuần để thấy hiệu quả. Đắp mặt bằng khoai tây Khoai tây có khả năng kháng viêm, cấp ẩm, bài trừ những vết thâm trên bề mặt da. Do đó cực phù hợp cho những ai bị chàm khô. Lấy 1 củ khoai tây rửa sạch, xay mịn xong đắp lên vùng da bị bệnh. Nên đắp vào buổi tối và để qua đêm, sáng hôm sau dậy rửa sạch lại da bằng nước. Thực hiện ngày 1 lần, sau vài ngày sẽ thấy kết quả bất ngờ. Đắp nha đam Nha đam giúp cấp ẩm, làm mềm da, tăng cường phục hồi tổn thương da, giảm đau rát rất tốt. Người bị chàm khô ở mặt chỉ cần lấy phần ruột nha đam tươi (đã được xử lý sạch) đắp lên vị trí da bị tổn thương, để trong vòng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sẽ thấy các triệu chứng của bệnh dịu hẳn. Nên thực hiện hàng ngày để hiệu quả mang lại tốt nhất. ***Lưu ý: Các mẹo ở trên chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, trường hợp bệnh nặng hầu như là không có tác dụng. Vì là nguyên liệu thiên nhiên nên trước khi sử dụng cần được xử lý kỹ, loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, ngăn chặn chúng gây kích ứng da, khiến bệnh trở nên nặng hơn. ➤ Xem thêm: Tổng hợp cách chữa chàm khô theo dân gian Sodermix – Giải pháp hoàn hảo cho bệnh chàm khô ở mặt Kem bôi Sodermix được nhập khẩu từ Pháp là sản phẩm chuyên biệt cho chứng viêm da cơ địa, chàm khô, chàm sữa với khả năng đánh bay tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy, mụn nước nhanh chóng mà lại cực kỳ an toàn cho người sử dụng. Kem bôi Sodermix giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da mặt Sodermix là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa Enzym SOD (Superoxid Dismutase) chiết xuất từ cà chua xanh Châu Âu có khả năng khử các gốc tự do, chống oxy hóa mạnh mẽ, từ đó giảm nhanh tình trạng viêm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước do chàm khô gây ra. Thành phần của Sodermix còn chứa bộ đôi dầu dưỡng ẩm là Dầu trái bơ và Dầu khoáng thiên nhiên giúp làm mềm da, giảm bong tróc và khô da. Đồng thời kích thích phục hồi da, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Không những thế, các thí nghiệm lâm sàng cũng cho thấy hiệu quả giảm triệu chứng viêm da cơ địa, chàm Eczema của Sodermix. Có đến có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn bệnh sau 21 ngày sử dụng Sodermix, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm. Kết quả thí nghiệm lâm sàng chứng minh hiệu quả của kem bôi Sodermix Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không chứa Corticoid nên cực an toàn, người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không lo gặp tác dụng phụ. Sản phẩm phù hợp với cả những đối tượng nhạy cảm nhất như trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SDERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Lưu ý phòng ngừa và chăm sóc khi bị chàm khô ở mặt Để các phương pháp trị chàm khô ở mặt mang lại hiệu quả cao cũng như phòng ngừa, ngăn chặn bệnh tái phát trở lại, mọi người cần thay đổi lối sống và cách chăm sóc da khoa học hơn. Cụ thể gồm: Uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, ngăn chặn tình trạng da thiếu ẩm, khô nứt. Dưỡng ẩm da thường xuyên bằng sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp, nên chọn những sản phẩm lành tính, giảm nguy cơ kích ứng. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ nhằm tránh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn , virus gây bệnh phát triển. Không sử dụng những loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc, chứa thành phần dễ gây kích ứng. Vào những ngày trời chuyển hanh khô đột ngột nên chú ý giữ ấm cơ thể và đảm bảo da không bị quá khô. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các thực phẩm cay nóng, dễ gây dị ứng như thịt bò, hải sản,… Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất từ rau củ quả tươi nhằm tăng cường sức khỏe và đề kháng cho da. Tập thể dục thường xuyên, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh xa căng thẳng, stress,…. Chàm khô ở mặt là chứng bệnh ngoài da khá phổ biến, tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của người mắc. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chứng bệnh này. Đồng thời biết được cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp nhanh nhất. Chia sẻ15

Chàm mụn nước: nguyên nhân và điều trị!

Trên da nổi những mảng hồng ban kèm theo mụn nước ngứa ngáy, khó chịu rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh chàm mụn nước. Vậy bệnh chàm mụn nước là gì? Bạn đã biết gì về nó chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua các thông tin dưới đây. Mục lụcChàm mụn nước là bệnh gì?Nguyên nhân gây chàm mụn nướcDấu hiệu nhận biết chàm mụn nướcChàm mụn nước có nguy hiểm không? Có lây không?Chữa chàm mụn nước như thế nào?Dùng thuốc Tây điều trị chàm mụn nướcÁp dụng các mẹo dân gianSử dụng kem bôi SodermixCách phòng tránh chàm mụn nước Chàm mụn nước là bệnh gì? Chàm mụn nước là bệnh lý da liễu khá phổ biến, được xem một dạng của bệnh chàm eczema. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ cho đến thanh thiếu niên, người lớn tuổi,… Nhất là những người có cơ địa nhạy cảm hoặc sống ở khu vực thời tiết hanh nóng thì nguy cơ mắc chàm mụn nước sẽ cao hơn. Chàm mụn nước có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là ở vùng đầu, 2 bên má, cằm, bàn tay, lòng bàn chân. Đặc trưng của bệnh là tình trạng nổi nhiều mẩn đỏ dưới dạng mụn nước, ngứa ngáy, khó chịu vô cùng. Nếu người bệnh cào gãi hay chà xát mạnh sẽ khiến mụn nước vỡ ra, tăng nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nguyên nhân gây chàm mụn nước Theo các chuyên giá đánh giá, chàm mụn nước có liên quan mật thiết đến yếu tố cơ địa và di truyền. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng được xem là làm tăng nguy cơ, kích thích chàm mụn nước bùng phát. Cụ thể như sau: Yếu tố cơ địa: Nếu người nào có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như rối loạn nội tiết, rối loạn tiêu hóa, rồi loạn thần kinh,… thì sẽ dễ bị chàm mụn nước hơn bình thường. Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu về chàm mụn nước cho thấy nếu trong gia đình có cha mẹ, người thân bị mắc bệnh này thì tỷ lệ con cháu về sau bị mắc bệnh cũng rất cao, có thể cao gấp đôi so với người bình thường. Yếu tố bệnh lý: Thực tế cho thấy những người bị mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, gan, thận, đại tràng sẽ có nguy cơ bùng phát chàm mụn nước cao hơn bình thường. Yếu tố dị nguyên: Tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, mạt bụi, lông chó mèo,… cũng được xem là nguyên nhân gây kích ứng, khiến chàm mụn nước bùng phát. Yếu tố thời tiết: Thời tiết nắng nóng, hanh khô, độ ẩm thấp khiến da dễ bị mất nước, khô ráp, tạo điều kiện thuận lợi cho các triệu chứng chàm mụn nước xuất hiện. Tiếp xúc hóa chất độc hại: Việc thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại có trong thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc nhuộm, xi măng, sơn nước,… hoặc làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất  như thủy ngân, lưu huỳnh, chlorocid, sulfamid,… cũng là nguyên nhân dẫn đến chàm mụn nước. Một số yếu tố khác: Ngoài các yếu tố kể trên thì dị ứng thực phẩm, dị ứng mỹ phẩm, chất liệu quần áo, căng thẳng, stress… cũng là nguyên nhân gây bùng phát chàm mụn nước. Dấu hiệu nhận biết chàm mụn nước Khi bị chàm mụn nước, người bệnh sẽ có các dấu hiệu cụ thể như sau: Trên da xuất hiện những vết hồng ban (mẩn đỏ) kèm theo những mụn nước li ti, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Các mụn nước mọc tập trung thành từng mảng, ban đầu có màu trắng đục, sau có thể chuyển sang màu hồng. Lúc mới xuất hiện, các mụn nước này thường cứng và khó vỡ nếu cào nhẹ. Nhưng càng về sau chúng càng căng mọng, chứa rất nhiều dịch nhầy ở trong. Nếu bị chà xát, cào gãi mạnh mụn nước sẽ vỡ ra gây trợt da, đau rát, thậm chí là chảy máu. Trường hợp những mụn nước không bị vỡ thì sau khoảng 20 ngày chúng sẽ bị chảy nước vàng đồng thời đóng thành lớp vảy sần dày trên da. Chàm mụn nước có nguy hiểm không? Có lây không? Chàm mụn nước không phải là bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh lại gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, đời sống của người mắc. Đặc biệt là những cơn ngứa dữ dội làm mất tập trung, chất lượng học hành, công việc giảm sút. Ngứa vào ban đêm gây mất ngủ, lâu dài sẽ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, trầm cảm. Không chỉ vậy, chàm mụn nước còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm từ đó hạn chế tiếp xúc xã hội. Thậm chí một số trường hợp người bị chàm mụn nước không chăm sóc, điều trị đúng cách khiến bệnh lan rộng, lở loét, tăng khả năng nhiễm trùng, chàm bội nhiễm, nguy cơ tử vong nếu không được can thiệp y tế kịp thời. Chàm mụn nước có lây nhiễm? Nhìn thấy những triệu chứng ngoài da của chàm mụn nước chắc hẳn nhiều người đều nghĩ đây là một bệnh có khả năng lây nhiễm. Nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược, chàm mụn nước không phải là một bệnh truyền nhiễm nên nó không có khả năng lây lan từ người này sang người khác qua các tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm, hôn, ăn uống chung bát cốc,… Vì thế mọi người không cần lo lắng, đặc biệt là không được kỳ thị khi tiếp xúc với người mắc bệnh này. Việc kỳ thị, xa lánh còn thể làm tâm lý người mắc bị tổn thương, khiến tình trạng bệnh của họ trở nên trầm trọng hơn. Một vấn đề khác cũng được khá nhiều người thắc mắc đó là chàm mụn nước có tự khỏi được không? Bệnh chàm có chữa được không? Câu trả lời là chàm mụn nước không thể tự khỏi được, thậm chí bệnh này đến nay vẫn chưa có cách nào chữa được dứt điểm. Người bệnh cần áp dụng các biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp để giảm thiểu các triệu chứng đồng thời ngăn chặn nguy cơ tái phát trở lại. Dưới đây là một số phương pháp trị chàm mụn nước hiệu quả, mọi người có thể tham khảo. Chữa chàm mụn nước như thế nào? Dùng thuốc Tây điều trị chàm mụn nước Sau khi thăm khám và kiểm tra, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp giúp ức chế triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc thường được chỉ định gồm: Thuốc mỡ hoặc kem dưỡng ẩm: Giúp dưỡng ẩm,chống khô da, làm mềm da. Một số loại thuốc mỡ có thể chứa thêm thành phần chống viêm và kháng khuẩn. Thuốc bôi chứa corticoid: Có tác dụng chống viêm, giảm phù nề. Loại thuốc này cần cẩn trọng khi sử dụng, không nên dùng lâu dài bởi chúng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây mòn da, teo da, giãn mạch máu dưới da,… Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc này sẽ tác động lên hệ miễn dịch nhằm ngăn chặn phản ứng dị ứng từ đó chặn đứng bệnh bùng phát. Tuy nhiên loại thuốc này nguy cơ tác dụng phụ cũng rất cao, cần hết sức thận trọng khi dùng. Thuốc kháng histamin: Giúp giảm tình trạng dị ứng, ngứa ngáy do chàm mụn nước gây ra. Thuốc có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh gây mất tập trung, buồn ngủ,… Thuốc kháng sinh: Giúp ức chế vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Dùng trong trường hợp các tổn thương do chàm mụn nước gây ra có dấu hiệu nhiễm trùng, bội nhiễm. Thuốc kháng sinh có thể được dùng dưới các dạng bôi, uống, tiêm. Thuốc corticoid dạng uống/tiêm: Bác sĩ có thể đề xuất loại này trong trường hợp bệnh nặng. Thuốc sát trùng: Có tác dụng diệt khuẩn, dùng trong một số trường hợp vùng da tổn thương bị trầy xước hoặc vết thương hở. Các loại gồm: Milian bôi ngoài da, Eosine Cooper 2% hoặc thuốc tím pha loãng với nước ấm để tắm toàn thân. Tuy hiệu quả mang lại nhanh chóng nhưng dùng thuốc Tây chữa chàm mụn nước lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy nên, người bệnh cần tuân thủ đúng mọi chỉ định của bác sĩ đề ra. Nếu gặp bất cứ biểu hiện bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân nên ngưng ngay lại và báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt ☛ Tham khảo thêm: Thuốc điều trị chàm theo từng thể bệnh Áp dụng các mẹo dân gian Ngoài việc dùng thuốc Tây, người bị chàm mụn nước có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây cũng mang lại hiệu quả giảm triệu chứng tương đối khả quan: Chữa chàm mụn nước với lá ổi Trong lá ổi chứa rất nhiều các dược chất giúp ức chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn Staphylococcus aureus – tác nhân gây nhiễm trùng ngoài da. Ngoài ra, lá ổi còn chứa hoạt chất flavonoid giúp chống viêm, tiêu viêm hiệu quả. Vì công dụng tốt với làn da như vậy nên từ lâu trong dân gian đã truyền tai nhau cách dùng lá ổi để chữa chàm mụn nước. Cách làm như sau: Chuẩn bị khoảng 300gr lá ổi tươi. Rửa sạch lá ổi, để cho ráo nước. Đun sôi khoảng 2 lít nước xong cho lá ổi vào nấu cùng để ép ra tinh dầu và dược chất. Nấu xong, tắt bếp, để nước nguội bớt. Trong lúc chờ nước nguội thì người bệnh vệ sinh sạch vùng da bị chàm mụn nước. Tiếp đó, ngâm rửa vùng da bị bệnh với nước lá ổi trong khoảng 15-20 phút. Có thể dùng xác lá ổi chà nhẹ lên vùng bị chàm để dược chất thấm sâu vào da hơn. Thực hiện đều đặn ngày 1 lần để hiệu mang lại tối ưu. Lá trầu không giảm viêm ngứa khi bị chàm mụn nước Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những hoạt chất có trong lá trầu không có tác dụng trị chàm rất hiệu quả. Cụ thể như sau: Hoạt chất Chavicol, Chavibetol, Cađinen trong lá trầu không được xem là các kháng sinh thực vật với khả năng sát khuẩn mạnh, giúp làm sạch da, ngăn ngừa nhiễm trùng. Tinh dầu (chủ yếu là Eugenol) giup chống viêm, giảm ngứa, cải thiện tình trạng da bị chàm. Các vitamin, khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa có trong lá trầu không còn giúp giữ ẩm da, ngăn ngừa bong tróc, thúc đẩy quá trình phục hồi vùng da tổn thương. Cách dùng lá trầu không giảm viêm ngứa khi bị chàm mụn nước cực đơn giản: Lấy 30gr lá trầu không bánh tẻ mang rửa sạch, ngâm với nước muối, xong vớt ra để ráo. Tiếp đó, đem vò nát lá trầu không cho ra tinh dầu hoặc có thể cho vào cối giã nhuyễn. Vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ xong đắp lá trầu không đã vò nát (giã nhuyễn) lên đồng thời xoa nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút. Tiếp tục để nguyên trạng thái như vậy thêm 10 phút nữa cho tinh dầu thấm sâu vào da. Cuối cùng, dùng khăn mềm ẩm lau sạch vùng da bị bệnh hoặc rửa lại da với nước ấm. Thực hiện ngày 1 lần sẽ thấy tình trạng viêm ngứa do chàm giảm hẳn. Ngoài dùng trầu không theo cách này, người bệnh chàm mụn nước có thể bôi nước cốt trầu không hoặc ngâm rửa với nước đun lá trầu không cũng mang lại hiệu quả tương tự. Bôi nước lá sim trị chàm mụn nước Trong lá sim chứa lượng dồi dào các hoạt chất cực hữu ích cho người bị chàm mụn nước như allagi tannim, rhodomyrtone và betullin, triterpen,… Chúng được xem như là chất kháng sinh tự nhiên mạnh, với công dụng kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện tình trạng mụn nước, ngứa ngáy, ngăn ngừa chàm lan rộng hiệu quả. Cách thực hiện bài thuốc trị chàm mụn nước từ lá sim như sau: Chuẩn bị 2 nắm lá sim tươi, mang rửa sạch nhiều lần với nước muối loãng để làm sach và sát khuẩn. Cho lá sim đã sơ chế vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, đun sôi đến khi hỗn hợp trong nồi đặc sánh lại. Chờ cho hỗn hợp nguội bớt rồi lấy bôi lên vùng da bị bệnh đã được vệ sinh sạch trước đó. Giữ như vậy trong 20 phút xong rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện ngày 2 lần, đều đặn trong 1-2 tuần sẽ thấy triệu chứng chám mụn nước thuyên giảm hẳn. ☛ Xem thêm: Cách chữa bệnh chàm tại nhà hiệu quả Tác dụng của các bài thuốc dân gian phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người. Thực tế cũng có người kiên trì áp dụng và thành công. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng các mẹo này chỉ mang tính chất tham khảo và phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, những trường hợp bệnh nặng hầu như là không mang lại kết quả. Vậy nên, nếu sau một khoảng thời gian áp dụng mà triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc da bị dị ứng thì người bệnh cần ngưng ngay đồng thời đến gặp bác sĩ để có phương pháp phù hợp hơn. Sử dụng kem bôi Sodermix Sử dụng thuốc Tây tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm trong khi các mẹo dân gian thì hiệu quả mang lại không cao. Vậy đâu được xem là giải pháp tối ưu cho bệnh chàm mụn nước? Vừa nhanh chóng đánh bay các triệu chứng khó chịu, vừa an toàn không tác dụng phụ. Đó chính sản phẩm kem bôi Sodermix được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, phân phối và sử dụng rộng rãi ở 108 quốc gia trên thế giới. Đặc điểm nổi bật của Sodermix phải kể đến thành phần enzyme Superoxide Dismutase (SOD) chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu. Đây được xem là hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, khử gốc tự do mạnh mẽ, từ đó nhanh chóng cắt đứt phản ứng viêm, đánh bay tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn, mụn nước,… do bệnh chàm gây ra. Ngoài ra, Sodermix còn chứa dầu trái bơ và dầu khoáng tự nhiên khác không chỉ giúp làm mềm, dưỡng ẩm da, cải thiện bong tróc, nứt nẻ mà còn tăng cường hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa bệnh tái phát. Các nghiên cứu lâm sàng cũng đã chứng minh được hiệu quả trong việc trị bệnh viêm da cơ địa – Eczema của kem bôi Sodermix. Kết quả cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm. Kết quả thí nghiệm lâm sàng chứng minh hiệu quả của kem bôi Sodermix Một điều đặc biệt khác ở Sodermix đó là sản phẩm hoàn toàn KHÔNG CHỨA CORTICOID nên cực kỳ an toàn, phù hợp với cả những đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai,… mọi người có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không lo gặp tác dụng phụ. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Cách phòng tránh chàm mụn nước Để phòng tránh mắc chàm mụn nước cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại, mọi người cần lưu ý những vấn đề sau: Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nên mặc những loại trang phục thoải mái, chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Thường xuyên lau chùi, dọn dẹp nhà cửa, giặt chăn ga, nệm trải giường để loại bỏ các dị nguyên có thể gây chàm mụn nước. Chú ý khi sử dụng các sản phẩm tắm gội, đọc kỹ thành phần để tránh kích ứng. Nên chọn các sản phẩm chiết xuất thảo dược vừa lành tính vừa an toàn. Mỗi khi ra ngoài hay tham gia các hoạt động ngoài trời dưới thời tiết nắng nóng nên dùng các dụng cụ che chắn như ô, mũ, áo chống nắng,… để bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc chàm mụn nước. Chú ý rèn luyện thân thể bằng cách thường xuyên tập thể dục, thể thao. Như vậy sẽ giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật tốt hơn. Không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất độc hại, yếu tố gây kích ứng. Nếu bắt buộc thì phải dùng đồ bảo hộ để bảo về cơ thể. Hạn chế căng thẳng, stress. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tinh thần lạc quan, vui tươi. Bổ sung đầy đủ nước cũng như các loại vitamin và khoáng chất khác cho cơ thể giúp làn da đủ ẩm và khỏe mạnh hơn. Kết luận Trên đây là một số thông tin về bệnh chàm mụn nước cũng như cách chữa bệnh hiệu quả. Hi vọng qua những gì mà chúng tôi đã cung cấp, mọi người đã hiểu rõ hơn phần nào về chứng bệnh này cũng như có thêm kiến thức chăm sóc, phòng ngừa bệnh cho bản thân và gia đình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia trả lời nhanh nhất. Chia sẻ11

Đặc trưng các giai đoạn của bệnh tổ đỉa!

Tổ đỉa là một dạng viêm da mạn tính khá phổ biến hiện nay. Triệu chứng bệnh thường kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần gây không ít khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Để tìm hiểu kĩ hơn về các giai đoạn của bệnh tổ đỉa cũng như cách điều trị hiệu quả, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây. Mục lụcTổ đỉa là bệnh gì?Nguyên nhân nào gây ra bệnh tổ đỉa?4 giai đoạn của bệnh tổ đỉaGiai đoạn đỏ daGiai đoạn mụn nướcGiai đoạn lên da nonGiai đoạn liken hóaBệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?Nên làm gì khi mắc bệnh tổ đỉa?Đi khám bác sĩĐiều trị tổ đỉa theo phác đồChăm sóc tại nhàDùng Sodermix – kem bôi chuyên trị tổ đỉa! Tổ đỉa là bệnh gì? Bệnh tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là tình trạng viêm da cấp tính hay mạn tính. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện các nốt mụn nước li ti với đường kính từ 1 – 2 mm, chúng có thể mọc rải rác hoặc tập trung thành từng đám lớn. Các nốt mụn này thường mọc sâu dưới da, dày cứng, khó vỡ và gây ngứa ngáy rất khó chịu. Mụn nước chứa dịch lỏng bên trong và có thể bị vỡ nếu có tác động mạnh. Tổ đỉa thường xuất hiện ở bàn tay, chân,… do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài Bệnh tổ đỉa được phân thành 4 thể như sau: Tổ đỉa thể giản đơn: Xuất hiện nốt mụn nhỏ và gây ngứa, lan rộng ra xung quanh và thường xuất hiện ở lòng bàn tay đầu tiên. Tổ đỉa thể nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn khiến tình trạng bệnh nặng hơn, nốt mụn to và chứa dịch mủ. Tổ đỉa thể bọng nước: Thường gặp ở trường hợp dị ứng hóa chất. Nốt mụn to bọng nước, chứa dịch ở bên trong, có thể vỡ ra và chảy dịch. Tổ đỉa thể khô: Dạng mụn khô xuất hiện thành đám, không có nước nhưng gây ngứa nhiều, tróc vảy da. Nguyên nhân nào gây ra bệnh tổ đỉa? Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây khởi phát bệnh tổ đỉa Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa. Trong đó những nguyên nhân chính có thể kể đến như: Di truyền: Trong gia đình có ba mẹ đã từng mắc bệnh tổ đỉa thì nguy cơ con mắc bệnh tổ đỉa lên tới 45%. Môi trường: Môi trường sống bị ô nhiễm, tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với đất và nước bẩn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh khởi phát. Dị ứng: Người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với hóa chất trong xà phòng, chất tẩy rửa, nước hoa… cũng là một nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa. Người mồ hôi nhiều: Tổ đỉa thường khởi phát vào mùa xuân – hè. Đặc biệt là ở các vùng thời tiết nóng ẩm và người mồ hôi nhiều, bệnh thường khởi phát nhiều hơn. Căng thẳng, stress: Nếu bị căng thẳng, stress kéo dài cũng sẽ làm sức đề kháng suy giảm, các tác nhân gây hại dễ dàng xâm nhập qua da và gây bệnh. Nguyên nhân khác: Nhiễm nấm, rối loạn thần kinh giao cảm, hệ miễn dịch suy yếu, tiếp xúc với kim loại như niken, coban,… ☛ Chi tiết tham khảo: Top nguyên nhân gây tổ đỉa hàng đầu! 4 giai đoạn của bệnh tổ đỉa Bệnh tổ đỉa tiến triển theo 4 giai đoạn với các triệu chứng lâm sàng điển hình Bệnh tổ đỉa tiến triển theo 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Cụ thể là: Giai đoạn đỏ da Trên da xuất hiện những vệt hoặc đám đỏ, hơi phù nề, có cảm giác cộm nhẹ và ranh giới không rõ ràng. Lúc này người bệnh có cảm giác rất ngứa tại vùng da tổn thương. Trên nền da xung huyết nhìn kĩ thấy có những nốt sẩn tròn lấm tấm. Giai đoạn mụn nước Các mụn nước bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp bề mặt da tổn thư­ơng. Mụn n­ước bệnh tổ đỉa thường chỉ nhỏ bằng đầu tăm, đầu kim (kích thước 1 – 2 mm), nông, mọc san sát kín bề mặt thư­ơng tổn. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Nếu tác động mạnh hoặc chà xát, các mụn nư­ớc dễ bị vỡ, dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát, tích tụ mủ, đóng vảy. Giai đoạn lên da non Trong giai đoạn này, vùng da tổn thư­ơng sẽ giảm viêm, giảm xung huyết và chảy dịch. Các vết trầy khô lại, đóng vẩy và da non mọc ra thành một lớp da nhẵn bóng. Người bệnh thường cảm thấy ngứa râm ran, tuy nhiên không được gãi tránh làm tổn thương lớp da mới còn non yếu. Giai đoạn liken hóa Bệnh tiến triển lâu ngày khiến da càng ngày càng sẫm màu, bề mặt thô ráp, xù xì. Dùng tay sờ thấy cứng, các vết hằn da nổi rõ, ở giữa có các sẩn dẹt. Cảm giác ngứa ngáy kéo dài gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? Bệnh tổ đỉa có tính chất dai dẳng, mãn tính và tái phát nhiều lần. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nhưng bệnh gây ra những tổn thương tác động không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống người bệnh. Người bệnh tổ đỉa cần cẩn trọng với nguy cơ nhiễm trùng rất nguy hiểm Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh dễ lan rộng ra các vùng da xung quanh, thậm chí là dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: Ngứa rát khó chịu: Tình trạng này thường kéo dài dai dẳng, gây không ít khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt thường ngày, khiến người bệnh không tự chủ được phản ứng gãi ngứa, khiến tổn thương da trở nên nghiêm trọng hơn. Mất thẩm mỹ: Các nốt mụn nước mọc thành từng đám khiến da bị sần sùi, đổi màu và bong tróc, dễ hình thành sẹo sau hồi phục gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày và giảm hiệu quả làm việc. Khó khăn khi di chuyển: Ở những trường hợp bệnh tổ đỉa xuất hiện ở bàn chân sẽ gây khó khăn trong việc đi lại cho người bệnh. Các nốt mụn có thể bị vỡ ra, viêm sưng và dễ nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh đúng cách. Nhiễm trùng da: Trường hợp các mụn nước bị vỡ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào sâu bên trong gây nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ viêm hạch bạch huyết, viêm mô tế bào,… khiến quá trình điều trị kéo dài hơn, mất nhiều thời gian và tiền bạc. Nguy hiểm hơn là dẫn đến nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Nên làm gì khi mắc bệnh tổ đỉa? Đi khám bác sĩ Đến cơ sở da liễu uy tín để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn tình trạng bệnh tổ đỉa trở nên nghiêm trọng hơn, tránh những biến chứng có thể phát sinh. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh tổ đỉa rất giống với các bệnh da liễu khác khiến người bệnh dễ nhầm lẫn, dẫn đến không điều trị đúng hướng. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến cơ sở da liễu uy tín để được thăm khám và được hướng dẫn điều trị thích hợp nhất. Điều trị tổ đỉa theo phác đồ Hiện nay, chưa có biện pháp chữa trị bệnh tổ đỉa dứt điểm. Mục đích chính của việc điều trị là giảm tổn thương da ngăn ngừa bội nhiễm và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tùy theo tình trạng, giai đoạn và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Điều trị tại chỗ Bệnh tổ đỉa nhẹ, thể đơn thuần sẽ được điều trị tại chỗ bằng cách rửa vùng da tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn như bạc nitrat 0,5%. Trường hợp tổ đỉa bội nhiễm có thể dùng dung dịch sát khuẩn như tím methyl 1%, dung dịch Millian,… Trường hợp tổ đỉa do nấm, người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi và thuốc uống chống nấm. Giảm viêm và kích ứng da bằng thuốc bôi chứa Corticoid, giảm ngứa bằng thuốc kháng histamin,… Tuy nhiên khi dùng cần thận trọng với các tác dụng phụ của thuốc, nhất là đối với trẻ em. Điều trị toàn thân Trường hợp bệnh tổ đỉa bội nhiễm có các triệu chứng nghiêm trọng (sưng tấy, mụn mủ,…), bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng kết hợp một số thuốc điều trị như: Thuốc kiểm soát triệu chứng: Thuốc Corticoid đường uống làm giảm sưng viêm mỗi đợt điều trị từ 5 – 10 ngày, thuốc kháng histamin giảm ngứa rát,… Thuốc kiểm soát bội nhiễm: Kháng sinh dùng đường uống được kê đơn trong trường hợp nhiễm khuẩn; chống nhiễm nắm bằng thuốc kháng nấm như Griseofulvin 0,25 mg đường uống,… Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dùng đúng thuốc, đúng liều và theo đúng liệu trình để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn. ☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc trị tổ đỉa loại nào tốt? Liệu pháp ánh sáng Sử dụng tia UV cải thiện tình trạng bệnh tổ đỉa hiệu quả Nếu biện pháp dùng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể xem xét áp dụng liệu pháp ánh sáng. Liệu pháp này được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu mãn tính như tổ đỉa, vảy nến và viêm da cơ địa. Bằng cách sử dụng tia UV chiếu trực tiếp lên vùng da tổn thương giúp làm giảm tổn thương trên da hiệu quả hơn. Chăm sóc tại nhà Chăm sóc tại nhà đúng cách là biện pháp hỗ trợ hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm. Bạn có thể tham khảo áp dụng các biện pháp sau: Chườm lạnh có thể giúp làm giảm cảm giác ngứa, viêm và nóng rát do tổ đỉa gây ra trên da. Kem dưỡng ẩm có thể giúp da bớt khô, bong tróc và làm giảm ngứa hiệu quả. Nên uống nhiều nước và những loại nước ép giúp giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt cơ thể, bồi bổ chức năng gan thận, giúp làm giảm các triệu chứng bệnh và sớm tái tạo lại làn da. Giữ vệ sinh vùng da tổn thương sạch sẽ. Bạn có thể sát khuẩn bằng các dung dịch sát khuẩn phù hợp. Ưu tiên chọn những sản phẩm có độ pH trung tính, không chứa hương liệu để tránh gây kích ứng. Tập luyện những bài tập yoga, đọc sách, nghe nhạc khiến cho tâm trạng thoải mái hơn. Chọn những loại quần áo rộng, có chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt để giảm ma sát lên da đồng thời tăng cường dưỡng ẩm cho da để cải thiện triệu chứng bong vảy, khô ráp, dày sừng,… Tránh gãi hoặc chà xát vì có thể khiến da bị trầy xước, đồng thời kích thích phản ứng viêm khiến da đỏ và đau hơn trước. Ngoài ra, việc gãi còn đưa vi khuẩn vào da và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung thực phẩm chứa vitamin C, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… ☛ Tham khảo thêm: Bệnh tổ đỉa nên ăn gì, kiêng gì? Dùng Sodermix – kem bôi chuyên trị tổ đỉa! Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp cải thiện nhanh chóng triệu chứng khó chịu của bệnh tổ đỉa mà an toàn với làn da thì bạn không nên bỏ qua kem bôi Sodermix! Sodermix hiện đang được sử dụng rộng rãi trên 108 quốc gia và được rất nhiều chuyên gia da liễu khuyên dùng! Kem Sodermix – giải pháp tối ưu cho người bệnh tổ đỉa! Đây là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam chứa liệu pháp giảm viêm da, trị sẹo hiệu quả, an toàn chiết xuất từ cà chua xanh – Enzyme Superoxide Dismutase (SOD). Hoạt chất này có khả năng trung hòa các gốc tự do, chống oxy hóa mạnh, cắt đứt phản ứng viêm, từ đó làm giảm sưng viêm, ngứa rát hiệu quả trên người bệnh tổ đỉa. Bên cạnh đó, Sodermix còn chứa thành phần dầu quả bơ và dầu khoáng tự nhiên có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và hỗ trợ phục hồi hàng rào bảo vệ những vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa bội nhiễm. Điểm nổi bật của Sodermix chính là thành phần không chứa corticoid an toàn đối với trẻ em, phụ nữ có thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ. Hầu hết người bệnh tổ đỉa sau khi sử dụng Sodermix có phản hồi lại, chỉ sau 2 – 3 ngày đầu, cơn ngứa thuyên giảm. Sau 2 – 3 tuần thì tình trạng da khô bong tróc, vết nứt nẻ nhanh lành miệng. Da trở lại trạng thái bình thường, hồi phục hoàn toàn, không để lại sẹo sau 2 – 3 tháng. Sodermix hiện đã được phân phối tại hơn 5000 nhà thuốc trên toàn quốc, xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY hoặc Đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY Trên đây là những thông tin liên quan về bệnh tổ đỉa và cách khắc phục hiệu quả. Người bệnh tổ đỉa cần được điều trị sớm và kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất. Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, hãy đến ngay các cơ sở da liễu uy tín để được thăm khám chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Tài liệu tham khảo: https://benhvienthucuc.vn/bieu-hien-cua-benh-cham-to-dia/ http://www.benhvien103.vn/to-dia/ https://www.medicalnewstoday.com/articles/320831 Chia sẻ17

Bật mí 8 cách giảm ngứa khi bị chàm tại nhà cực đơn giản

Ngứa ngáy là một trong những triệu chứng đặc trưng khi mắc chàm da. Tùy vào tình trạng bệnh mà mức độ ngứa là khác nhau, có người ngứa âm ỉ nhưng lại có người ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người mắc mà lâu dài có thể gây suy nhược cơ thể. Vậy làm gì giúp giảm ngứa khi bị chàm? Các bạn có thể tham khảo một số cách đơn giản dưới đây. ➤ Tìm hiểu trước: Bệnh chàm là gì? Những thông tin quan trọng nhất! Mục lụcĐôi nét về bệnh chàmBệnh chàm có nguy hiểm?8 cách giảm ngứa khi bị chàm cực đơn giản1. Dầu dừa giúp dưỡng ẩm, giảm ngứa2. Giảm ngứa bằng mướp đắng3. Mẹo dùng lá trầu chữa ngứa khi bị chàm4. Nghệ vàng giảm ngứa, chữa chàm da6. Dùng muối7. Lá khế chua8. Nha đam làm dịu da, giảm ngứaÁp dụng cách giảm ngứa khi bị chàm cần lưu ý gì?Sodermix – Giải pháp tối ưu “đánh bay” ngứa khi bị chàm Đôi nét về bệnh chàm Chàm da (Eczema) là một bệnh lý viêm da cấp hoặc mãn tính đặc trưng bởi tình trạng da nổi mẩn đỏ, mụn nước li ti kèm theo ngứa ngáy, khó chịu. Đặc tính của bệnh là tiến triển dai dẳng, khó điều trị và dễ tái phát nhiều lần, có thể gây ảnh hưởng sâu tới lớp biểu bì dưới da. Dựa vào hình thái tổn thương da cũng như màu sắc và căn nguyên tác động mà bệnh chàm được chia thành nhiều thể khác nhau như sau: Chàm dị ứng Chàm tiếp xúc Chàm tổ đỉa Chàm sữa Chàm đồng tiền Chàm thể địa Chàm da đầu Chàm có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở khu vực tay, chân, cổ, mặt. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh được kể đến gồm: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém. Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, chất tẩy rửa, hóa chất,… Đối tượng có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài. Người có người thân trong gia đình có tiền sử mắc chàm da. Hiện vẫn chưa biết được đâu là nguyên nhân chính xác gây nên bệnh chàm da. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố được xem là căn nguyên gây bùng phát bệnh, cụ thể như: Yếu tố di truyền, sức đề kháng kém, căng thẳng, stress, dị nguyên từ môi trường, nhiễm vi sinh hoặc mắc các bệnh mãn tính,… Chàm bùng phát, trên da sẽ xuất hiện những dấu hiệu điển hình như tấy đỏ, mụn nước, khô tróc, nứt nẻ,… kèm theo đó là ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội. Dù không có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người này qua người khác nhưng chàm da lại có thể lây lan rất nhanh từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể. Các tổn thương da mà bệnh chàm gây ra gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của người mắc, tạo tâm lý mặc cảm, tự ti khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. ➤ Tìm hiểu thêm: Bệnh chàm – Nguyên nhân, phân loại và cách chữa Bệnh chàm có nguy hiểm? Nói về tính chất nguy hiểm của bệnh chàm chắc nhiều người vẫn chưa rõ về điều này. Cụ thể: Hầu hết các thể của bệnh chàm đều không quá nguy hiểm (nguy hiểm đến tính mạng) nhưng các triệu chứng khó chịu mà nó gây ra lại ảnh hưởng lớn đến đời sống của người mắc. Những cơn ngứa “điên cuồng” vào ban đêm sẽ khiến người bệnh mất ngủ, kéo dài hơn có thể gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, phản xạ cào gãi mỗi khi ngứa đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm cho vùng da tổn thương, từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Tóm lại, bệnh chàm nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ không gây nguy hiểm nhưng nếu cứ để kéo dài mà không có biện pháp khắc phục, bệnh có thể sẽ gây nên một số biến chứng khó lường khác như: Các tổn thương da trở nên xấu xí, khó coi, người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp. Hình thành các ổ nhiễm trùng trên da do việc thường xuyên cào gãi khu vực bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập gây hại. Tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men và chủng thường gặp là Candida. Biến chứng viêm da tróc vảy khiến da lột ra từng lớp. Nếu không được kiểm soát sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng khác như suy tim, nhiễm trùng, mất nước,… Gặp các vấn đề về mắt như: Đục thủy tinh thể, viêm mí mắt, bong võng mạc, giảm thị lực,… Gây rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược, tinh thần sa sút,… Biến chứng hen suyễn và dị ứng thường gặp nhiều ở trẻ em. ➤ Tìm hiểu thêm: Bệnh chàm có chữa được không? 8 cách giảm ngứa khi bị chàm cực đơn giản Dưới đây là một số cách giảm ngứa khi bị chàm tại nhà, được nhiều người áp dụng và đánh giá khả quan: 1. Dầu dừa giúp dưỡng ẩm, giảm ngứa Dầu dừa được xem như một phương thuốc tự nhiên, an toàn và hiệu quả cho người bệnh chàm bởi chúng chứa lượng Axit lauric và Caprylic dồi dào được đánh giá cao với tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế virus, giảm ngứa và ngăn ngừa bội nhiễm da. Đồng thời dầu dừa còn cung cấp vitamin E và các hoạt chất quý như Antibacterial, Antimicrobial,… giúp cân bằng độ ẩm, chống oxy hóa, bảo vệ mô da, kích thích tái tạo tế bào da mới ở khu vực bị tổn thương do chàm gây ra. Có thể dùng dầu dừa để giảm ngứa khi bị chàm bằng một trong các cách sau: Cách 1: Sử dụng dầu dừa nguyên chất Thoa trực tiếp dầu dừa nguyên chất lên vùng da bị chàm đã được rửa sạch và lau khô. Tiếp đó, massage nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút để các hoạt chất thẩm thấu vào da và phát huy hiệu quả tốt nhất. Để nguyên như vậy thêm 20 phút nữa rồi rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn ngày 2 lần vào sáng và tối để hiệu quả giảm ngứa được tối ưu. Cách 2: Dùng dầu dừa và mật ong Pha dầu dừa và mật ong với tỷ lệ 2:1 rồi thoa hỗn hợp lên bề mặt da bị bệnh, giữ trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Ngày làm 1-2 lần, đều đặn trong khoảng 7 ngày sẽ thấy tình trạng ngứa giảm hẳn. Cách 3: Kết hợp dầu dừa và lá trầu không Chuẩn bị khoảng 3 lá trầu không bánh tẻ xong mang rửa sạch, giã nát rồi chắt lấy phần nước cốt. Pha nước cốt lá trầu không này với 1 thìa dầu dừa rồi bôi lên vùng da bị bệnh 2-3 lần/ngày. Mỗi lần bôi nên giữ trong vòng 20 phút rồi hẵng rửa sạch da lại bằng nước ấm. 2. Giảm ngứa bằng mướp đắng Theo Y học cổ truyền, mướp đắng là dược liệu có tính hàn, vị đắng, không chứa độc tố, có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa, giảm kích ứng da,… Vì vậy, chúng được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa các bệnh ngoài da nói chung và chàm da nói riêng. Cách dùng mướp đắng giảm ngứa khi bị chàm cực đơn giản, người bệnh có thể thực hiện tại nhà theo hướng dẫn sau: Cách 1: Bôi nước mướp đắng Lấy 1 quả mướp đắng rửa sạch, bỏ hạt xong đem xay nhuyễn với một chút muối. Lọc lấy phần nước cốt ở mướp đắng vừa xay rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm, chờ đến khi khô thì rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện ngày 2 lần trong một khoảng thời gian sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ giảm đáng kể. Cách 2: Đắp mướp đắng Mướp đắng rửa sạch, bỏ hạt xong đem giã nát. Tiếp đó, đắp luôn phần mướp đắng vừa giã nát lên khu vực bị chàm rồi dùng băng gạc cố định lại thuốc đắp. Giữ trong vòng 30 phút rồi tháo ra, vệ sinh da lại với khăn ẩm. Cách 3: Tắm nước mướp đắng Cách này phù hợp với tình trạng chàm toàn thân hoặc bệnh xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể. Lúc này, chỉ cần lấy 4-5 quả mướp đắng rửa sạch, thái lát mỏng xong cho nồi nấu cùng 2 lít nước và 1 thìa muối ăn. Nước sôi 10 phút thì tắt bếp, gạn ra chậu rồi pha thêm với nước lạnh cho ấm vừa xong tắm. Ngày thực hiện 1 lần, kiên trì trong khoảng 1 tuần sẽ thấy triệu chứng ngứa ngáy giảm rất nhiều. 3. Mẹo dùng lá trầu chữa ngứa khi bị chàm Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tinh dầu của lá trầu không chứa rất nhiều hợp chất phenolic cùng vô số các hợp chất quý khác có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu sưng, giảm ngứa,… cực kỳ tốt. Đây được xem là loại kháng sinh tự nhiên, an toàn giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng ngoài da do bệnh chàm gây ra. Có thể dùng lá trầu không theo 2 cách dưới đây để giảm ngứa khi bị chàm: Cách 1: Bôi nước cốt trầu không Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không bánh tẻ, mang rửa sạch xong để ráo nước. Tiếp đó, giã nát hết phần lá trầu không đã chuẩn bị, vắt lấy nước cốt xong thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm đã được làm sạch. Cứ để như vậy qua đêm, sáng hôm sau thì rửa lại bằng nước ấm và lau khô. Cách 2: Tắm/ngâm rửa với nước lá trầu không Rửa sạch 1 nắm to lá trầu không xong cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước và một thìa muối. Nước sôi, đun thêm khoảng 10 phút cho ra hết tinh dầu. Tiếp đó, đổ nước ra chậu rồi pha thêm nước lạnh hoặc chờ cho nguội bớt xong dùng để tắm/ ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Có thể dùng bã lá trầu chà xát nhẹ lên vùng da bị bệnh để tinh chất thẩm thấu được sâu vào bên trong, mang lại hiệu quả giảm ngứa tốt hơn. 4. Nghệ vàng giảm ngứa, chữa chàm da Nghệ được coi là loại dược liệu quý với nhiều công dụng trị bệnh khác nhau trong đó có bệnh lý da liễu như chàm da, viêm da cơ địa,… Với hàm lượng hoạt chất curcumin dồi dào, nghệ không chỉ giúp chống viêm, giảm ngứa, kháng khuẩn mà còn có tác dụng tái tạo da, ngăn hình thành sẹo từ các tổn thương mà chàm gây ra. Để giảm ngứa khi bị chàm bằng nghệ, người bệnh thực hiện như sau: Lấy 100g – 200g tinh bột nghệ hoặc bột nghệ vàng nguyên chất pha cùng với 100ml nước ấm (nước đun sôi để nguội đến 35-40 độ C). Khuấy đều đến khi bột nghệ tan hoàn toàn vào trong nước thì dùng hỗn hợp thu được uống trực tiếp hoặc làm nước thoa rửa vùng da bị chàm. 5. Yến mạch trị ngứa Bột yến mạch không chỉ an toàn, là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người mà nó còn có công dụng cực tốt giúp giảm nhanh các cơn ngứa, tăng cường lưu thông máu, làm dịu da hiệu quả. Cách giảm ngứa khi bị chàm bằng yến mạch cực đơn giản: Lấy 50g bột yến mạch hòa với nước ấm xong ngâm vùng da bị mẩn ngứa vào đó khoảng 15-20 phút xong rửa lại bằng nước sạch. Ngày làm 1-2 lần, sau khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. 6. Dùng muối Muối là nguyên liệu đã quá quen thuộc trong đời sống cũng như các bữa ăn hàng ngày. Ngoài làm gia vị, muối còn có thể dùng để chữa bệnh bởi đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn mạnh. Với bệnh chàm, muối được sử dụng như một chất sát trùng trên bề mặt da, giúp giảm viêm đỏ đồng thời làm dịu nhanh những cơn ngứa ngáy khó chịu mà chàm gây ra. Có thể dùng muối giảm ngứa theo cách sau: Cách 1: Vệ sinh da bằng nước muối loãng Lấy 9g muối pha với 1 lít nước tinh khiết để được nồng độ chuẩn. Sau đó dùng dung dịch này vệ sinh vùng da bị ngứa 1-2 lần/ngày. Cách 2: Chườm muối nóng giảm ngứa Lấy lượng muối vừa đủ đem rang nóng rồi bọc vào 1 miếng vải sạch xong chườm lên vùng da bị ngứa. Cách này giúp giảm nhanh các cơn ngứa đồng thời kích thích lưu thông máu dưới da hiệu quả. Có thể kết hợp cả 2 cách với nhau để mang lại hiệu quả mạnh hơn. 7. Lá khế chua Nếu đang tìm cách giảm ngứa khi bị chàm thì chắc hẳn không thể bỏ qua mẹo từ lá khế chua. Vì trong lá khế chứa nhiều các vitamin và hoạt chất có tính sát trùng mạnh, không chỉ hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, giảm ngứa  mà còn tăng cường phục hồi da, tái tạo tế bào mới, ngăn ngừa bệnh tái phát. Cách giảm ngứa từ lá khế như sau: Cách 1: Tắm nước lá khế Việc tắm bằng nước lá khế hàng ngày không chỉ giúp giảm ngứa, thúc đẩy nhanh hiệu quả điều trị mà còn ngăn chặn sự tiến triển của bệnh chàm. Lấy 1 nắm to lá khế chua mang rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với khoảng 2 lít nước và 1 thìa muối. Xong thì gạn phần nước ra chậu, đợi nguội bớt rồi dùng để tắm rửa vùng da bị bệnh. Cách 2: Chườm lá khế Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, mang rửa sạch, để ráo nước hoàn toàn. Bắc chảo lên bếp đun nóng xong cho lá khế vào sao héo. Sao xong, tắt bếp, đợi đến khi lá nguội còn khoảng 40 độ C thì lấy để chườm và chà xát nhẹ lên khu vực da bị chàm. Như vậy sẽ giúp giảm nhanh các cơn ngứa đồng thời cải thiện phần nào triệu chứng khó chịu mà bệnh chàm gây ra. 8. Nha đam làm dịu da, giảm ngứa Hoạt chất polysacarit có nhiều trong nha đam được biết đến với công dụng sát trùng, tiêu viêm, làm lành tổn thương da cực tốt. Mặt khác, vitamin và khoáng chất trong gel nha đam còn giúp giảm kích ứng da, làm dịu nhanh các cơn ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng và tăng cường đề kháng cho da. Chính vì vậy, nha đam được coi là thần dược cho làn da nói chung và làn da đang bị tổn thương do chàm nói riêng. Để giảm ngứa khi bị chàm bằng nha đam, người bệnh có thể sử dụng nha đam theo nhiều cách khác nhau: Cách 1: Chế biến thành món ăn Có thể dùng ruột lá nha đam nấu chung với đậu xanh hoặc đường phèn ăn hàng ngày giúp làm mát da, giảm ngứa ngáy, thúc đẩy quá trình phục hồi da. Cách 2: Thoa gel nha đam Có thể xay nhuyễn phần ruột lá nha đam thành gel xong đắp lên vùng da bị bệnh 2-3 lần/ngày để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn. Ngoài bôi gel nha đam nguyên chất thì có thể trộn gel này với dầu dừa để tăng hiệu quả cải thiện bệnh. Áp dụng cách giảm ngứa khi bị chàm cần lưu ý gì? Để các mẹo giảm ngứa khi bị chàm mang lại hiệu quả tốt, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: Không cào gãi mạnh mỗi khi cảm thấy ngứa vì như vậy dễ gây xước da, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Chú ý vệ sinh da sạch sẽ, lau khô cơ thể sau khi tắm rửa. Nên tắm bằng nước ấm. Không sử dụng xà phòng, sữa tắm có chất tẩy mạnh. Nên dùng các sản phẩm dịu nhẹ, thành phần chiết xuất tự nhiên. Uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường độ ẩm cho da, giảm cảm khó chịu. Có thể uống thêm nước trái cây để bổ sung thêm vitamin và dưỡng chất cho cơ thể. Có thể tăng cường thêm độ ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng ẩm lành tính, phù hợp với làn da của bản thân. Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn mỗi ngày, hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,… Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao đề kháng. Kiểm soát tốt căng thẳng, stress bằng cách nghe nhạc, thiền định, yoga,… Sodermix – Giải pháp tối ưu “đánh bay” ngứa khi bị chàm Nếu người bệnh đang tìm kiếm giải pháp tối ưu cho bệnh chàm thì đừng bỏ qua kem bôi Sodermix – giải pháp giúp giảm nhanh ngứa ngáy, thúc đẩy hồi phục tổn thương và ngăn ngừa bệnh tái phát. Kem Sodermix “đánh bay” ngứa ngáy, khó chịu, hiệu quả sau vài ngày! Điểm nổi bật của Sodermix là có chứa Superoxide dismutase (SOD) – enzyme chiết xuất từ cà chua xanh có tác dụng trung hòa gốc tự do, giúp giải quyết nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh chàm gây ra Đặc biệt, sản phẩm còn bổ sung dầu trái bơ và dầu khoáng thiên nhiên giúp làm mềm, dưỡng ẩm da, cải thiện bong tróc, nứt nẻ, tăng cường hàng rào bảo vệ da, từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát. Kem Sodermix đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trong việc trị bệnh viêm da cơ địa – Eczema. Kết quả cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm. Kết quả thí nghiệm lâm sàng chứng minh hiệu quả của kem bôi Sodermix Kem Sodermix có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, đặc biệt KHÔNG CHỨA CORTICOID nên cực kỳ an toàn với làn da, không gây kích ứng da, có thể sử dụng lâu dài,  thích hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Chỉ sau khoảng 2 – 3 ngày sử dụng, người bệnh đã có thể cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt. Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Sodermix, vui lòng xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng tận nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY Lời kết Trên đây là các cách giảm ngứa khi bị chàm đơn giản, có thể thực hiện tại nhà với hiệu quả mang lại tương đối khả quan. Cùng với những lưu ý mà chúng tôi đưa ra, hy vọng người bệnh có thể tìm được phương pháp phù hợp với bản thân, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy, dần cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6225 để được các chuyên gia tư vấn tận tình nhất! Chia sẻ15

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...